Đi bộ ở Istanbul Khi nghe tin người bạn Thái gốc Ấn Độ của tôi sẽ tổ chức đám cưới với vị hôn phu người Mỹ ở thành phố Istanbul, tôi không ngạc nhiên lắm mặc dù biết cả hai người đều đang sống và làm việc tại Thái Lan. Tuyến tàu ngầm nội đô đầu tiên của châu Âu Nhưng phải đến khi tới công tác tại Istanbul gần đây, tôi mới thực sự hiểu được tại sao họ lại quyết định đánh dấu sự kiện đẹp nhất đời mình tại thành phố này. Thành phố Istanbul xinh đẹp, nơi nối liền châu Âu và châu Á thực sự là một thiên đường cho sự giao hoà của văn hóa đông tây. Và bạn tôi chắc chắn đã muốn chọn một nơi tiêu biểu của sự hoà hợp để ghi dấu cuộc hôn nhân đa sắc tộc của mình. Tác giả bài viết (người ngồi) trên quảng trường Taksim Tôi có thể kể đến ngàn lẻ một đêm câu chuyện về Istanbul, nhưng ấn tượng sâu sắc nhất của tôi về thành phố này là con phố Istiklal (Đại lộ Độc Lập). Tôi đã dạo phố trong ngày đầu tiên tới đây và qua đây nhiều lần trong suốt thời gian lưu lại Istanbul. Khi thả bộ trên tuyến phố dài khoảng 3 km này, tôi đã cảm nhận được hết nhịp sống hiện đại sôi động của người dân Thổ Nhĩ Kì vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau cũng như thưởng thức nét kiến trúc lai Âu – Á trong sự tĩnh lặng trong những khung giờ còn lại trong ngày. Con đường lát đá xanh như dẫn tôi vào giấc mơ quá khứ với những quán cà phê nhỏ ấm áp, những nhà hàng, cửa hiệu, rạp chiếu phim. Phần lớn các nhà hát nổi tiếng lâu đời ở Istanbul đều nằm quanh khu vực này. Khu phố dường như có hồn hơn khi tôi hiểu thêm về ý nghĩa lịch sử của nó đối với thành phố. Nằm trong khu vực náo nhiệt nhất châu Âu của Istanbul, khu phố nối quảng trường Taksim với tuyến tàu ngầm cũ, một phương tiện giao thông quan trọng của khu vực này. Mahmut Batur Temizsoy, một đồng nghiệp người Thổ Nhĩ Kì cho tôi biết rằng quảng trường Taksim, gọi theo tiếng địa phương là Taksim Meydani, được coi là trái tim của Istanbul hiện đại. Nơi đây có đặt tượng đài Cộng hoà xây dựng năm 1928 để kỷ niệm sự hình thành của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì. Taksim là một trung tâm giao thông công cộng của thành phố với một ga tàu điện ngầm ngay cạnh quảng trường. Một đoàn tàu điện giả cổ chạy nổi trên phố Istiklal từ quảng trường đến cuối phố, nơi có tuyến tàu ngầm xây dựng năm 1875. Đây là tuyến đường ngầm cổ thứ 2 trên thế giới sau tuyến tàu điện ngầm London xây dựng năm 1863 và là tuyến tàu ngầm nội đô đầu tiên của lục địa châu Âu. Vào tuyến đường ngầm cổ dài 573m này, bạn sẽ cảm thấy như lạc vào một giấc mơ khác. Toa xe điện ngầm chạy trên sườn dốc cao 60m đến thẳng Karakoy. Tuyến giao thông này đã hoạt động từ năm 1875. Cứ 3,5 phút lại có một chuyến đến hoặc đi và mỗi chuyến tàu mất 1,5 phút. Mỗi ngày tuyến tàu này phục vụ 15.000 hành khách và tổng số 64.800 chuyến mỗi năm với tổng độ dài hành trình là 37.066km. Ảnh chụp từ tàu điện chạy trên phố Istiklal Quảng trường lịch sử Theo nhiều tài liệu lịch sử, quảng trường Taksim từng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình nổi tiếng trong lịch sử. Ngày 16/ 2/1969, nơi đây đã chứng kiến “Ngày Chủ nhật đẫm máu” khi gần 150 người biểu tình cánh tả bị thương trong cuộc đụng độ với các nhóm cánh hữu. Và trong cuộc biểu tình ngày 1/5/1977, 36 người thuộc cánh tả đã bị thảm sát bởi các tay súng bí mật được cho là thuộc cánh hữu. Sau khi nhiều cuộc bạo lực xảy ra sau đó, tất cả những cuộc biểu tình đều bị cấm ở khu vực quảng trường. Nhưng lệnh cấm này không áp dụng cho các tuyến phố và đại lộ xung quanh. Quảng trường Taksim cũng là nơi xảy ra cái chết của 2 cổ động viên đội Leeds United trong cuộc va chạm với các cổ động viên đội Galatasaray trong đêm trước khi diễn ra trận đấu bán kết Cúp UEFA 1999 – 2000 giữa hai đội bóng này. Đậm đà văn hóa Thổ “Khi đi dọc phố, tôi thấy rất nhiều người cả dân địa phương lẫn khách du lịch. Họ vui vẻ dạo chơi trên phố”, Besma Khalid, một khách du lịch Iraq đến Istanbul lần đầu tiên nhận xét, “Họ hát hò, cười đùa, nói chuyện. Tôi rất thích con phố này. Ở đây tôi không thấy hiện tượng phân biệt nam nữ như thường thấy ở các nước Hồi giáo.” Hầu hết những xưởng rượu cổ (trong tiếng Thổ gọi là “meyhane”) và các quán rượu đều nằm ở khu vực này. Ví dụ như xưởng rượu Cicek Pasaji (có nghĩa là Thông điệp của hoa) đã có từ thế kỷ 19. Một trung tâm văn hóa trên phố luôn tổ chức những buổi biểu diễn múa truyền thống Thổ Nhĩ Kì vào chiều Chủ nhật hàng tuần. Các bạn tôi và tôi đã cùng thưởng thức vũ điệu sufi độc đáo của tín ngưỡng dân gian Thổ Nhĩ Kì. Điệu múa này là một hình thức thiền của các thầy tu đạo Hồi có từ lâu đời và vẫn còn lưu lại đến ngày nay. Các thầy tu thả lỏng cơ thể hoàn toàn, tạm quên đi những nhu cầu bản năng, chỉ lắng nghe tiếng nhạc và nghĩ đến Đức Thánh. Họ quay tròn ngược chiều kim đồng hồ rất lâu. Hoạt động này mô phỏng sự chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời. . Đi bộ ở Istanbul Khi nghe tin người bạn Thái gốc Ấn Độ của tôi sẽ tổ chức đám cưới với vị hôn phu người Mỹ ở thành phố Istanbul, tôi không ngạc nhiên lắm. phố này. Ở đây tôi không thấy hiện tượng phân biệt nam nữ như thường thấy ở các nước Hồi giáo.” Hầu hết những xưởng rượu cổ (trong tiếng Thổ gọi là “meyhane”) và các quán rượu đều nằm ở khu. lâu đời ở Istanbul đều nằm quanh khu vực này. Khu phố dường như có hồn hơn khi tôi hiểu thêm về ý nghĩa lịch sử của nó đối với thành phố. Nằm trong khu vực náo nhiệt nhất châu Âu của Istanbul,