Hăm tã: Căn bệnh phổ biến Nuôi con trẻ trong thời hiện đại, các bà mẹ có nhiều "phương tiện hỗ trợ" hơn để chăm sóc bé. Và tã giấy là một trong những tiện ích của thời đại @, hỗ trợ đắc lực cho các bà mẹ thời nay. Công dụng của tã giấy thì "không cần nói ra" mọi người đều biết, nó giúp ích rất nhiều và tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ sơ sinh. Việc "phát minh" ra tã giấy để thay thế tã vải không những hỗ trợ cho các bà mẹ trong việc chăm con mà còn là sự "giải phóng" cho các ông bố khi phụ vợ chăm sóc cục cưng hàng ngày. Tuy nhiên, sử dụng tã giấy sao cho đúng cách, đừng quá lạm dụng tã giấy và phải luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở vùng da tiếp xúc với tã lại là một vấn đề không nhỏ với các bà mẹ thiếu kinh nghiệm nuôi con. Nhiều bà mẹ do quá chủ quan, quá tin tưởng vào độ hút ẩm của tã giấy hay không chọn lựa đúng loại, đúng cỡ tã phù hợp với da của bé đã vô tình gây nên chứng "hăm tã" cho cục cưng của mình ở những vùng da tiếp xúc. Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng ta giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm. Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải. Khi bé cưng bị hăm da do tã, bạn n ên thực hiện các cách sau (tùy theo loại tã bạn đang sử dụng) • Thay tã lót cho trẻ thường xuyên. Kiểm tra tã mỗi 2 giờ. • Luộc lã lót qua nước sôi (nếu đang dùng tã vải), sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời. Phải giặt tã bằng xà phòng có độ pH thấp, xả và giữ thật sạch. Ủi tã lại để đảm bảo vệ sinh. Một điều khá may mắn là hăm tã ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Như đã trình bày, các bà mẹ cần lưu ý các dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách. • Không nên dùng các băng, các khố hút nước đóng tiếp cho trẻ. • Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi không cần phải điều trị. Chỉ cần giữ khô, thoáng và vệ sinh sạch sẽ khu vực da bị hăm là được. • Với hăm ở dạng nặng hoặc có mủ, tốt nhất là không bôi kem. Ph ải để hở chỗ hăm ra không khí trong phòng khoảng vài tiếng. • Bạn nên cho trẻ tắm bằng thuốc tím pha loãng thành màu hồng, hai lần một ngày, lau khô sạch bằng khăn mềm, để thoáng đến lúc khô mới mặc tã lại Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy. Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày. Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn. Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ? Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi Trẻ bị sốt Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng Trẻ có tiêu chảy Những điều bạn không nên làm Quên không thay tã trong nhiều giờ Quấn tã quá chặt Bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã) Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng). . Hăm tã: Căn bệnh phổ biến Nuôi con trẻ trong thời hiện đại, các bà mẹ có nhiều "phương tiện hỗ trợ" hơn để chăm sóc bé. Và tã giấy là một trong. phù hợp với da của bé đã vô tình gây nên chứng " ;hăm tã" cho cục cưng của mình ở những vùng da tiếp xúc. Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện