Làm gì khi trẻ tắt mắt? docx

6 286 0
Làm gì khi trẻ tắt mắt? docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm gì khi trẻ tắt mắt? Một nghiên cứu mới đây từ các bác sĩ ở Đơn vị tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM về hành vi trẻ trộm cắp đã cho chúng ta lời giải về câu hỏi: Vì sao trẻ hay trộm cắp và cách cha mẹ nên ứng xử với trẻ nhỏ hiện nay! Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh- Trưởng đơn vị Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1, trộm cắp là một hành vi có thể được gặp ở trẻ nhỏ. Ba trường hợp với những tình huống cụ thể gặp tại Đơn vị Tâm lý của bệnh viện đã được các chuyên gia tâm lý phân tích và biết được tại sao trẻ có hành vi đó và cách cha mẹ nên ứng xử với con. Bác sĩ Thanh cho biết, mới đây cô bé Linh, 5 tuổi, mang về nhà một món đồ chơi nhỏ không phải của Linh từ trường mẫu giáo. Linh thú nhận với mẹ là đã lấy trộm trong cặp của một bạn mà trẻ rất thích. Cha mẹ Linh, mặc dù không khá giả lắm, cũng đã cho con tối đa, nên cha mẹ tự hỏi tại sao con gái mình hành động như vậy? Theo bác sĩ Thanh, Linh có hành vi như vậy bởi cô bé còn nhỏ nên chưa ý thức rõ ràng về những điều cấm và luật lệ. Trẻ thích món đồ chơi, và vì cha mẹ không có nhiều tiền, trẻ không dám xin cha mẹ mua cho trẻ. Vì quá ham thích món đồ chơi, nên trẻ lấy của bạn, mà không nghĩ đến sự tổn hại cho bạn. Trong tình huống này, vai trò của cha mẹ là thiết lập giới hạn rõ ràng, nhắc nhở vừa đủ để trẻ hiểu là hành vi đó không thể được chấp nhận, giải thích là cha mẹ hiểu trẻ rất muốn món đồ chơi và trẻ ấm ức vì không có. Rồi cha mẹ động viên trẻ mang đồ chơi trả lại cho bạn và xin lỗi bạn. Không nên mua đồ chơi đó cho trẻ ngay vì sẽ làm cho trẻ có ảo tưởng là mọi điều trẻ ước muốn đều được thực hiện. Giúp trẻ giải quyết sự ấm ức bằng cách mượn đồ chơi của bạn một thời gian, hoặc đợi đến dịp sinh nhật hay Tết để tặng cho trẻ. Một trường hợp khác là Tuấn, 12 tuổi, đã lấy trộm tiền quỹ của lớp học và mua một cặp sách mới đúng mô-đen. Cô giáo đã phát hiện và dọa đuổi học. Cha mẹ Tuấn vừa mới ly hôn, Tuấn cùng mẹ dọn về ở với ông bà ngoại. Tuấn đã đổi trường từ 6 tháng nay. Trong trường hợp này, có thể thấy hành vi của Tuấn có thể là một phản ứng đối với những xáo trộn trong gia đình. Trẻ mất phương hướng, mất cha, phản ứng bằng cách vi phạm điều cấm và gây sự chú ý của người lớn về sự đau khổ của trẻ. Quá bận tâm về vấn đề vợ chồng, có lẽ cha mẹ không còn quan tâm đủ đến con trong thời gian gần đây và trẻ cảm thấy bị bỏ rơi. Trẻ trắc nghiệm những giới hạn để xem phản ứng của cha mẹ như thế nào. Cha mẹ cần khuyên trẻ trả tiền lại nhưng không nhất thiết làm cho trẻ bị sỉ nhục trong lớp mới bằng cách buộc trẻ phải công khai xin lỗi trước lớp. Nếu cha mẹ phải trả tiền cho Tuấn, thì sẽ buộc Tuấn làm một công việc nhỏ nào đó cho cha mẹ hay cho lợi ích tập thể của lớp, để bù lại điều trẻ đã vi phạm. Mặt khác, Tuấn đã cần mua cái cặp là món đồ cần thiết mà không dám xin cha mẹ. Sống theo mô-đen là điều cốt yếu ở tuổi vị thành niên, để đảm bảo nhân thân và thể hiện trẻ thuộc về nhóm bạn cùng trang lứa. Vì thế ngoài việc trả tiền, cha mẹ cũng nên thảo luận với Tuấn về những khó khăn của Tuấn để hội nhập và thích nghi trong ngôi trường mới. Cha mẹ cũng nên nhớ ở tuổi vị thành niên, trẻ hay nổi loạn và thử những giới hạn và những điều cấm, đặc biệt khi hoàn cảnh gia đình bất ổn. Ở tuổi vị thành niên, người trẻ hay chống đối kiểu sống và uy quyền của cha mẹ. Khi trẻ thấy uy quyền và gương sống bị phá vỡ do ly hôn, thì cơn chống đối càng mạnh hơn. Một trường hợp khác gặp tại đơn vị tâm lý là Tâm, 15 tuổi, lấy trộm đều đều những vật trong các tiệm buôn. Những vật này đa dạng và Tâm cũng chẳng cần lắm, và chỉ chất vào ngăn tủ trong phòng mà không sờ đến. Bố của Tâm đã bỏ đi sau khi Tâm ra đời. Khi mẹ hỏi lý do Tâm lấy trộm đồ, Tâm trả lời là không thể không lấy, khi bước vào cửa hàng, mặc dù trẻ không cần những món đồ ấy. Sau đó, Tâm hối hận và hổ thẹn nhưng vẫn tiếp tục hành vi đó. Bệnh nhân mắc chứng này là người đau khổ muốn lấp đầy sự thiếu vắng tình cảm. Ăn cắp, vi phạm điều cấm, khơi dậy ở bệnh nhân một sự kích thích, những cảm giác mạnh, làm cho bệnh nhân bị lệ thuộc và không cưỡng lại được. Đó là một cách để chống lại sự trầm cảm tận đáy lòng. Trong trường hợp của Tâm, mẹ nên cho trẻ gặp một chuyên viên tâm lý giúp trẻ hiểu nỗi đau khổ (có thể có liên quan đến việc cha bỏ rơi con) thúc đẩy trẻ hành động như thế. . Làm gì khi trẻ tắt mắt? Một nghiên cứu mới đây từ các bác sĩ ở Đơn vị tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM về hành vi trẻ trộm cắp đã cho chúng ta lời giải về câu hỏi: Vì sao trẻ hay. bạn và xin lỗi bạn. Không nên mua đồ chơi đó cho trẻ ngay vì sẽ làm cho trẻ có ảo tưởng là mọi điều trẻ ước muốn đều được thực hiện. Giúp trẻ giải quyết sự ấm ức bằng cách mượn đồ chơi của. gian gần đây và trẻ cảm thấy bị bỏ rơi. Trẻ trắc nghiệm những giới hạn để xem phản ứng của cha mẹ như thế nào. Cha mẹ cần khuyên trẻ trả tiền lại nhưng không nhất thiết làm cho trẻ bị sỉ nhục

Ngày đăng: 01/08/2014, 17:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan