Phát hiện hen suyễn ở trẻ Để sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh hen suyễn, các bậc cha mẹ phải biết tập nghe tiếng thở của con bằng cách áp tai vào lưng trẻ. Đồng thời, đây là bệnh mãn tính nhiều trẻ phải điều trị kéo dài, nên cha mẹ phải kiên nhẫn. Bé Nguyễn V. T. (5 tuổi), ở Đồng Nai, được chuyển đến Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2, trong tình trạng tím tái, khó thở. Trước đó, bé T. đã được điều trị và kiểm soát hen suyễn. Mỗi khi bé vận động nhiều, thường thở ngắt quãng. Tuy nhiên, sau một thời gian, bé T. rất ít khi lên cơn, vẫn có thể chạy chơi, nên cha mẹ bé đã ngưng đến bệnh viện để tái khám. Theo ThS. BS. Trần Quỳnh Hương - Phó trưởng Khoa Hô hấp 1, BV Nhi Đồng 2, hen suyễn là bệnh viêm mãn tính đường thở, nên rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trẻ em không tự nói được bệnh, nên phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Kiểm soát hen suyễn là cuộc chiến lâu dài, thuốc phải dùng mỗi ngày. "Điều trị không đến nơi đến chốn, đột ngột giảm thuốc, trẻ có thể lên cơn nặng hơn những cơn trước đó. Do đây là viêm nhiễm mãn tính nên cần phải khống chế thường xuyên. Song song đó, việc giảm thuốc điều trị diễn ra rất chậm, khoảng 3-4 tháng mới có một đợt điều chỉnh với lượng rất nhỏ," BS. Quỳnh Hương cảnh báo. Với bệnh hen suyễn, con nít khác nhiều với người lớn. Với người lớn, khò khè lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể kết luận là hen suyễn, nhưng với trẻ nhỏ, "khò khè" là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. "Các bậc phụ huynh hễ thấy con có âm thanh bất thường là đã gọi khò khè. Do đó, trước hết phải xem trẻ có bị nghẹt mũi hay không, viêm mũi họng, khụt khịt hoặc trẻ đang bị viêm họng, đàm nhớt nhiều Có thể trẻ thở rít lên do một bệnh khác ở thanh quản chứ không phải là tiếng khò khè của bệnh hen suyễn ở phổi", BS. Quỳnh Hương nói. Đường thở của trẻ con rất hẹp, không như người lớn. Cho nên bất cứ một nguyên nhân nào cũng có thể khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và hẹp lại, gây ra những tiếng "khò khè" bất thường. Đến khi lớn, đường thở rộng ra, những âm thanh bất thường sẽ bớt dần. Theo BS. Quỳnh Hương, những trẻ từ 5-6 tuổi vẫn còn khò khè thường xuyên là những trẻ "hen suyễn thật sự". Đặc biệt khi gia đình có người bị hen suyễn, có dị ứng, có viêm mũi, mề đay, chàm, đặc biệt là bố mẹ, trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn từ 25% - 50% so với trẻ bình thường. Ngoài khò khè, những đứa trẻ bị hen suyễn có thể ho kéo dài, dai dẳng. Nhiều chuyên gia cho biết, đặc điểm của bệnh hen suyễn thường biểu hiện vào nửa đêm về sáng. Khi lên cơn nhẹ, trẻ khóc không được dài hơi, hay nói ngắt quãng do thiếu ôxy. Còn khi trẻ đã "hen suyễn thật sự", cha mẹ phải sớm phát hiện những cơn hen suyễn của con bằng cách áp tai vào lưng trẻ để nghe hơi thở của con. Biểu hiện bệnh thường thể hiện khi thở ra có những tiếng "ran rít" bất thường. Hơn thế nữa, khi trẻ đi học, phải luôn mang theo thuốc cắt cơn. Bên cạnh đó, do hen suyễn là bệnh điều trị chủ yếu tại nhà, nên cha mẹ phải tinh ý phát hiện ra những yếu tố có thể gây dị ứng để giúp trẻ tránh được những kích thích bất lợi. Để phòng ngừa cơn hen suyễn, đừng để trẻ bị viêm nhiễm sớm quá, hoặc tiếp xúc với những tác nhân ô nhiễm quá sớm. Ví dụ, mẹ hút thuốc, con dễ bị khò khè. . Phát hiện hen suyễn ở trẻ Để sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh hen suyễn, các bậc cha mẹ phải biết tập nghe tiếng thở của con bằng cách áp tai vào lưng trẻ. Đồng thời,. bị hen suyễn, có dị ứng, có viêm mũi, mề đay, chàm, đặc biệt là bố mẹ, trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn từ 25% - 50% so với trẻ bình thường. Ngoài khò khè, những đứa trẻ bị hen suyễn. thật sự", cha mẹ phải sớm phát hiện những cơn hen suyễn của con bằng cách áp tai vào lưng trẻ để nghe hơi thở của con. Biểu hiện bệnh thường thể hiện khi thở ra có những tiếng "ran