Trẻ thích ngậm thức ăn trong miệng potx

4 179 0
Trẻ thích ngậm thức ăn trong miệng potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ thích ngậm thức ăn trong miệng Nỗi khổ tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh là việc trẻ con rất thích ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nhai, nuốt. Vì vậy, bữa ăn của trẻ thường phải kéo dài cả tiếng đồng hồ, gây mệt mỏi cho cả người đút và trẻ. Vậy, có cách nào để điều trị tật xấu này? Cũng như người lớn, trẻ con có lúc không muốn ăn. Nếu bị ép, trẻ từ chối không được sẽ phản ứng lại. Vậy là trẻ không thèm nhai, nuốt mà cứ ngậm hoài muỗng cơm trong miệng. Có rất nhiều lý do để trẻ không muốn ăn và đối phó bằng cách ngậm. Nguyên nhân trẻ hay ngậm thức ăn Có khi, vì cả ngày cha mẹ cho trẻ ăn vặt nhiều quá nên đến bữa chính trẻ không còn đói bụng nữa. Hay do bữa nào trẻ cũng được mẹ cho ăn cơm với thịt, cá và món canh được nấu từ nước xương hầm. Hoặc vì mẹ đã rất khổ công thay đổi nhiều món ăn hấp dẫn nhưng hình thức trình bày món ăn cho trẻ lại kém hấp dẫn, mùi vị không lôi cuốn được trẻ nhỏ. Thật ra, chính người lớn chúng ta còn thấy chán khi phải ăn hoài một món quen thuộc, hay cũng có lúc cầm đũa, chống cằm trước một đĩa thức ăn không có hình thức bắt mắt, kích thích vị giác, huống chi trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, có nhiều bậc phụ huynh cho trẻ vừa chơi vừa ăn, mà trò chơi thường hấp dẫn trẻ con hơn bữa ăn trước mặt. Vậy là điệp khúc ngậm, ngậm và ngậm lại tiếp diễn. Cũng có lúc trẻ đang ủ trong người một căn bệnh nào đấy chưa bộc lộ, khiến sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi. Trường hợp này trẻ cũng có tình trạng biếng ăn trong một thời gian, cho đến khi căn bệnh được chữa trị hoàn toàn. Và cuối cùng, nguyên nhân khiến trẻ thích ngậm lại thường do cha mẹ gây nên. Khi trẻ không muốn ăn, ít có bậc phụ huynh nào chịu tìm hiểu nguyên nhân mà đa phần là quát tháo, dọa nạt,… cố ép trẻ ăn được chút nào hay chút ấy. Cuối cùng, trẻ buộc phải ngậm đầy thức ăn trong miệng để không bị đút thêm muỗng tiếp theo. Khi trẻ đã trở thành "vô địch về môn ngậm thức ăn" thì việc tập cho trẻ bỏ tật này rất nan giải. Tuy nhiên, không phải không có cách. Thành công hay không nằm ở sự kiên nhẫn và bình tĩnh của các bậc cha mẹ. Giải pháp khắc phục Trước nhất, cha mẹ nên để trẻ làm quen dần với mâm cơm có đủ thành viên trong gia đình, trẻ được tự do chọn và nếm món ăn. Có thể trong thời gian đầu, trẻ sẽ không ăn hoặc ăn rất ít, đừng quá lo lắng. Cha mẹ có thể bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt bằng cách cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, và cố gắng lên một thực đơn phù hợp với sở thích của trẻ. Cũng có thể cho trẻ uống thêm sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa trong các bữa phụ. Tiếp theo, vì hay ngậm nên phản xạ nhai nuốt của trẻ có phần yếu đi. Do đó, cha mẹ cần tập cho trẻ nhai, nuốt, tập cho trẻ khám phá những món ăn lạ, hấp dẫn. Việc cho trẻ mút tay sau khi bốc thức ăn là cách học kinh nghiệm ăn rất tốt. Đối với trẻ nhỏ, trong giai đoạn tập ăn dặm, nếu để trẻ học được cách tự bốc ăn từ tháng thứ 6 – 7 trở đi thì tháng thứ 9 trẻ sẽ làm quen với dụng cụ múc ăn. Điều cần nhất là cha mẹ hãy tìm hiểu các nguyên nhân khi ến trẻ ngậm thức ăn và dũng cảm sữa chữa trước. Tuyệt đối không cưỡng bức, ép buộc trẻ phải ăn thì hiện tượng ngậm sẽ giảm và hết khi trẻ được tập dần các thói quen mới và được hình thành các phản xạ có điều kiện trong việc ăn của trẻ. . Trẻ thích ngậm thức ăn trong miệng Nỗi khổ tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh là việc trẻ con rất thích ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nhai, nuốt. Vì vậy, bữa ăn của trẻ thường. cơm trong miệng. Có rất nhiều lý do để trẻ không muốn ăn và đối phó bằng cách ngậm. Nguyên nhân trẻ hay ngậm thức ăn Có khi, vì cả ngày cha mẹ cho trẻ ăn vặt nhiều quá nên đến bữa chính trẻ. ấy. Cuối cùng, trẻ buộc phải ngậm đầy thức ăn trong miệng để không bị đút thêm muỗng tiếp theo. Khi trẻ đã trở thành "vô địch về môn ngậm thức ăn& quot; thì việc tập cho trẻ bỏ tật này

Ngày đăng: 01/08/2014, 17:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan