1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bé nguy kịch vì bị “nhồi” ăn hải sản potx

11 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 136,29 KB

Nội dung

Bé nguy kịch vì bị “nhồi” ăn hải sản Quan niệm ăn nhiều hải sản sẽ cung cấp lượng lớn canxi giúp trẻ chắc xương và cao lớn, khiến không ít bà mẹ ép bé phải ăn "mọi lúc, mọi nơi". Sự lạm dụng này khiến các bà mẹ phải nhiều phen hối hận Suy hô hấp vì tôm, tép Bệnh nhi T.T.H, 10 tuổi, được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng hôn mê, truỵ tim mạch (không bắt được mạch, không đo được huyết áp) và suy hô hấp. Trước đó bé bị nổi mề đay, ngứa toàn thân, chân tay lạnh, toàn bộ mặt bị sưng vù và đã được sơ cứu tại bệnh viện huyện. Ngay sau khi khám cấp cứu, các bác sĩ trực hôm đó ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 chẩn đoán cháu bị hạ huyết áp, suy hô hấp nặng và phải can thiệp để cháu bé thở qua nội khí quản. Kết quả chụp phổi sau đó cho thấy bệnh nhi T.T.H có tổn thương phổi lan tỏa dẫn đến bị suy hô hấp cấp. Sau gần một tuần điều trị, theo dõi áp lực tĩnh mạch, bé T.T.H mới dần dần hồi phục, đo được huyết áp và bắt được mạch. Tìm hiểu tiền sử bệnh, các bác sĩ mới phát hiện bé H có cơ địa dị ứng thức ăn với tôm, cua. Qua điện thoại, chị Nguyễn Thu Hằng (mẹ cháu H) kể: “Mỗi lần ăn tôm hoặc cua cháu đều bị nổi mề đay, ngứa nhưng chỉ một ngày, thậm chí có lần chỉ vài giờ sau các nốt mề đay đều tự biến mất, nên tôi nghĩ chẳng sao, không đưa con đi khám. Nào ngờ lần này ăn canh tép xong cháu lại bị nặng như thế. Hôm trước khi ra viện bác sĩ dặn từ nay tuyệt đối không được cho cháu ăn bất kỳ loại thức ăn nào có thành phần tôm, cua, tép. Cũng may là lần này đưa cháu đi viện kịp thời vì tôi thấy bác sĩ bảo, nhiều trường hợp bị sốc phản vệ thức ăn như thế đã bị tử vong”. Ghi nhận tại một số bệnh viện ở Hà Nội thời gian qua cho thấy, không ít trẻ cũng phải nhập viện cấp cứu do bị dị ứng với tôm. Gần đây nhất là trường hợp cháu Đinh Xuân Tùng (8 tuổi, phường Hạ Đình, Thanh Xuân) sau khi ăn hơn 10 con tôm biển do bố mua từ quê ở Hải Phòng mang lên, thì cảm thấy cơ thể bồn chồn khó chịu, da bắt đầu ửng đỏ, hai mắt sưng. Vài phút tiếp sau thì cháu bắt đầu thở khò khè, khó thở. Bố mẹ vội vàng đưa Tùng đi cấp cứu trong tình trạng huyết áp của cháu bị tụt, các bác sĩ lập tức cấp cứu, điều trị bằng thuốc chống sốc, nên cháu Tùng mới qua được cơn nguy kịch. Sợ con “yếu”, chuốc bệnh dị ứng Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy hải sản là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tác dụng phòng trị nhiều bệnh vì có tác dụng hạ hàm lượng triglycerid trong máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Chống huyết khối nhờ acid béo omega 3 sản xuất chất chống kết tập tiểu cầu. Đồng thời hải sản còn có tác dụng cải thiện chức năng nội mô, tăng sự giãn mạch và làm giảm xơ vữa động mạch. Chất béo được cung cấp từ các loại hải sản, đặc biệt là trong cá biển, có lợi cho tim mạch, trí não. Nhưng đồng thời, hải sản cũng nằm trong danh mục 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất. Tỉ lệ này đặc biệt cao đối với trẻ em, chiếm tới 12,5%. Trẻ em bị dị ứng với hải sản, sau khi ăn sẽ xuất hiện hiện tượng phóng thích histamin trong cơ thể dẫn đến các biểu hiện dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa, đỏ. Hoặc bị tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở, hen suyễn, khó thở do khí phế quản bị co thắt, nôn mửa. Nhưng với quá nhiều lợi ích từ dưỡng chất trong hải sản mang lại, nhiều bà mẹ vẫn “nhồi nhét” mà chẳng cần theo dõi xem con mình có dung nạp được hay có bị phản ứng không. Chị Nguyễn Thị Giang, là giảng viên Đại học Dược, có kiến thức rất rộng về dinh dưỡng của từng loại thực phẩm, mà một lần đã phải ôm con trai đi cấp cứu giữa đêm. Chị kể, do thấy bìu của con trai thường xuyên chảy xệ, sợ sau này con “yếu” (yếu sinh lý) nên sau ngày con sinh nhật tròn 1 tuổi, chị bắt đầu lên kế hoạch tẩm bổ cho con bằng các loại cá, tôm, ốc, sò Dinh dưỡng cho trẻ hay bị dị ứng Nếu bé có cơ địa bị dị ứng với loại thức ăn nào đó mà phải kiêng không ăn nhiều loại thực phẩm, thì các bà mẹ lưu ý thường xuyên bổ sung thêm cho trẻ một số chất như calci và các vitamin nhóm B (liều lượng, cách dùng theo tư vấn của bác sĩ). Chị phân tích: “Nghiên cứu biểu đồ tinh trùng trên một số nam giới có khả năng sinh sản bình thường và một số nam giới hiếm muộn của một số đại học nước ngoài cho thấy, những trường hợp hiếm muộn có mật độ tinh trùng thấp sau khi nhận khẩu phần bổ sung dinh dưỡng có cả acid folic và kẽm (có nhiều trong hải sản) đã gia tăng 74% mật độ tinh trùng. Tôi muốn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con ngay từ bé để lớn lên cháu được khỏe mạnh, nên bắt đầu tập cho cháu ăn sò huyết vì trong sò huyết chưa rất nhiều kẽm”. Nào ngờ chỉ sau khi ăn hết bát bột nấu sò huyết khoảng 30 phút, con trai chị bắt đầu nổi đỏ khắp người, toàn bộ vùng mắt cũng bị sung huyết. Vội vàng ôm con đi cấp cứu lúc 11h đêm, chị mới thấy hối hận vì tâm lý nhồi nhét, bồi bổ của mình. Mắc hen vì ăn đồ biển Tiến sĩ Lê Minh Hương (khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi TƯ) cho biết, các thức ăn thường gây dị ứng nặng ở trẻ em phải nhập viện là cá biển, tôm, sò, mực, trứng, mắm ruốc, độ tuổi của các bé thường từ 8 tháng đến 11 tuổi. Đặc biệt, trẻ dưới 1 tuổi hay bị dị ứng với tôm cá biển. Trong đó số bé trai bị dị ứng thức ăn chiếm tỉ lệ nhiều hơn bé gái. Nguyên nhân được lý giải thường là do các bé trai hay háu ăn hơn các bé gái. Triệu chứng dị ứng hải sản thường xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc vài giờ với biểu hiện phổ biến nhất là da nổi mẩn đỏ; nổi mày đay cấp; ngứa khắp người, mắt sung huyết đỏ, sưng phù môi, mắt. Những trường hợp dị ứng nhẹ thường chỉ gây buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy. Những trường hợp nặng có biểu hiện khó thở hoặc thở rít. Nặng nhất là sốc phản vệ với các triệu chứng mệt, trụy mạch, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong nhanh chóng. Với những trẻ xuất hiện triệu chứng dị ứng nhanh ngay sau khi ăn hoặc vài giờ sau khi ăn thường chỉ bị những biểu hiện như sưng, ngứa họng, miệng, hoa mắt thì các bậc cha mẹ dễ nhận biết và đưa bé đi bệnh viện kịp thời. Nhưng với những trẻ xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) thì sẽ bị viêm da, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, thậm chí có những trẻ còn bị hen. Ở một số trường hợp còn ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ, khiến trẻ giảm tập trung và ngủ kém. Các nghiên cứu y khoa cho thấy, mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu thụ và phụ thuộc cả vào cơ địa của từng bé. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của trẻ em cần có thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch với dị nguyên có trong thức ăn, nên nhiều trường hợp dị ứng thức ăn không xảy ra khi lần đầu trẻ tiếp xúc với loại thức ăn đó. Vì thế nếu sau khi cho con ăn lần đầu loại thức ăn nào đó mà không thấy có biểu hiện dị ứng, thì các bà mẹ cũng đừng vội yên tâm, mà nên theo dõi tiếp trong vài lần ăn tiếp sau. Gây nôn: đẩy lùi dị ứng nhanh nhất Mang thai nên hạn chế ăn cá ngừ Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai nếu không bị dị ứng với hải sản thì nên tăng Không phải bất kỳ trẻ bị dị ứng thức ăn nào cũng có những biểu hiện dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay. Theo các bác sĩ, nếu trẻ có biểu hiện sổ mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, ho nhiều (có thể ho vào ban đêm) và khò khè, hoàn toàn có thể là biểu hiện của dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn. Thậm chí, có những trẻ bị dị ứng thức ăn nhưng chỉ có biểu hiện như quầng mắt bị thâm, hay bị nhiễm lạnh, hay bị phát ban trên da, mệt mỏi hoặc chướng bụng, đau đầu. cường ăn nhiều tôm, cua, cá đặc biệt với những loại tôm lột vỏ, vỏ mềm thì nên ăn cả vỏ để tăng cường canxi cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai nên hạn chế ăn cá ngừ, do cá ngừ thường chứa thủy ngân gây độc cho thai nhi. [...]... cách đơn giản mà hữu hiệu nhất để trẻ hạn chế bị dị ứng thức ăn (hoặc có thể dễ dàng truy tìm dấu vết dị ứng thức ăn khi có bất kỳ dấu hiệu lạ nào xảy ra với bé) là các bà mẹ nên ghi nhật ký bữa ăn cho trẻ Việc theo dõi từng loại thức ăn của bé còn giúp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho hợp lý Khi đã bị dị ứng thì cách điều trị tốt nhất là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể, bằng cách kích thích... trị tốt nhất là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể, bằng cách kích thích gây nôn càng nhanh càng tốt Trường hợp nhẹ có thể gây nôn bằng các bài thuốc dân gian, nhưng trong trường hợp nặng thì phải lập tức đi bệnh viện và không được tự ý dùng các thuốc chống dị ứng nếu không có chỉ định chuyên môn . Bé nguy kịch vì bị “nhồi” ăn hải sản Quan niệm ăn nhiều hải sản sẽ cung cấp lượng lớn canxi giúp trẻ chắc xương và cao lớn, khiến không ít bà mẹ ép bé phải ăn "mọi lúc,. năng nội mô, tăng sự giãn mạch và làm giảm xơ vữa động mạch. Chất béo được cung cấp từ các loại hải sản, đặc biệt là trong cá biển, có lợi cho tim mạch, trí não. Nhưng đồng thời, hải sản. độ tuổi của các bé thường từ 8 tháng đến 11 tuổi. Đặc biệt, trẻ dưới 1 tuổi hay bị dị ứng với tôm cá biển. Trong đó số bé trai bị dị ứng thức ăn chiếm tỉ lệ nhiều hơn bé gái. Nguy n nhân được

Ngày đăng: 01/08/2014, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w