Varanasi nơi ánh sáng của các vị thần chiếu rọi Người Ấn Độ gọi sông Hằng là sông Thánh, còn Thánh địa Varanasi là một thành phố lịch sử lớn nhất bên bờ con sông này - nơi có lẽ không ở đâu trên thế giới có một phong tục kỳ lạ như ở đây. Thánh địa Varanasi bên bờ sông Hằng năm 1920 … và hoàng hôn trên Thánh địa Varanasi ngày nay Những ngày này đang là thời điểm diễn ra lễ hội được coi là cuộc tụ họp tôn giáo lớn nhất thế giới tại sông Hằng. Con sông linh thiêng của Ấn Độ thu hút hàng triệu tín đồ Ấn Độ Giáo đến thực hiện nghi thức tắm trên sông. Nghi thức tắm sông Hằng đánh dấu cao điểm của lễ hội Kumbh Mela của Ấn Độ Giáo kéo dài đến ba tháng. Ngày 15/4 là ngày cuối cùng trong 4 ngày được coi là lành nhất trong lễ hội. Ban tổ chức ước tính chỉ riêng hôm đó đã có hơn 8 triệu người thực hiện nghi thức tắm ở Sông Hằng trên một khúc sông dài 15 km. Lễ hội Kumbh Mela được tổ chức ba năm một lần, mục đích là để tưởng niệm một trận chiến huyền thoại giữa các thần linh và ma quỷ để giành một bình chứa mật hoa trường sinh bất tử. Theo truyền thuyết, bốn giọt mật đã rơi xuống bốn thị trấn khác nhau của Ấn Độ và lễ hội sẽ được tổ chức luân phiên tại các thị trấn này. Lễ hội Kumbh Mela vẫn được mô tả là một cơ hội thể hiện lòng mộ đạo độc nhất vô nhị trên thế giới về tầm cỡ cũng như về màu sắc. Hàng triệu người hòa mình vào dòng sông trong lễ hội Kumbh Mela …để gột rửa mọi tội lỗi và cầu nguyện Người Ấn coi sông Hằng là hóa thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Ở Ấn Độ, phần lớn tín đồ đạo Hindu cả đời có 4 lạc thú đó là: Kinh thờ thần Shiva; Đến sông Hằng tắm nước thánh và uống nước ở đây; Kết bạn với thánh nhân; Cư trú ở Thánh địa Varanasi. Hàng năm, khi hành hương đến thánh địa Varanasi các tín đồ đều xuống sông này tắm rửa, gột bỏ mọi tội lỗi. Đây là một biện pháp an ủi tâm linh tốt nhất cho tín đồ và cũng là vinh dự của họ. Những người đầu tiên thực hiện nghi thức này là hàng trăm tu sĩ khổ hạnh Hindu được gọi là “naga sadhus”. Đây là những nhà tu khổ hạnh ở trần, sống đơn độc và thiền trong các rừng núi, họ chỉ xuất hiện trong lễ hội Kumbh. Ngoài ra, có hàng trăm người nước ngoài tham gia nghi thức tại sông Hằng. Người theo Ấn Độ Giáo tin rằng tắm tại sông Hằng sẽ rửa sạch tội lỗi của họ và giải phóng họ khỏi vòng luân hồi. Chính vì vậy, mà hai bên bờ sông trong Thánh địa Varanasi có tới 64 bến tắm xây thành bậc để phục vụ lễ tắm rửa. Tu sĩ khổ hạnh Hindu sống đơn độc và thiền trong rừng núi và họ chỉ xuất hiện trong các lễ hội Thành phố Varanasi trước kia được gọi là “Benares”, lịch sử còn gọi là “Gasi” (nơi ánh sáng của các vị thần chiếu rọi). Tương truyền, 6000 năm trước thành phố này do thần Shiva-một vị thần của Đạo Hindu lập ra, bất kỳ người nào chết ở đây đều đến được với thần Shiva. Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, Varanasi đã trở thành trung tâm tôn giáo của Ấn Độ. Thế kỷ thứ V trước Công nguyên, Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã từng đến đây. Thế kỷ VII, Cao tăng đời Đường Trung Quốc - Huyền Trang cũng đã từng đến đây. Nói không ngoa thì trên thế giới, không ở đâu có một phong tục kỳ lạ như ở Varanasi, khi trên các bậc đá ở ven sông Hằng, đống củi để hỏa táng cháy suốt ngày đêm. Đó là vì đối với tín đồ đạo Hindu, cái chết là sự kiện quan trọng nhất đời người. Khi biết mình không sống được lâu nữa, điều đầu tiên tín đồ Hindu nghĩ đến đó là hành hương về Varanasi. Vì vậy, thánh địa Varanasi có rất nhiều người già, ốm, người chết và quả phụ. Tín đồ đạo Hindu cho rằng, thi thể của người phàm phải được thiêu cháy. Chỉ có thánh nhân là ngoại lệ, bởi họ đã hợp nhất với thần. Sau khi chết, thi thể của thánh nhân được các tín đồ đặt lên vòng hoa, buộc đá đặt xuống sông Hằng. Alamgir, một trong rất nhiều ngôi đền cổ ở Varanasi, bên bờ sông Hằng Thành phố Varanasi hiện nay vẫn giữ được hơn 2000 ngôi đền lớn nhỏ. Có ngôi đền hùng vĩ huy hoàng, có ngôi đền bé nhỏ xinh xinh, điêu khắc tinh xảo. Phong cách kiến trúc đền miếu ở đây đa dạng, biểu hiện sắc thái tôn giáo đậm đà. Trong đó, có ngôi đền Hồi giáo được xây dựng từ thời Vương triều Mughal (1526-1857). Hàng năm, ở thánh địa Varanasi có tới hơn 400 lễ hội tôn giáo. Thậm chí trong một ngày có tới hai lễ hội. Hoạt động lễ hội tôn giáo hầu như diễn ra trong các đền thờ. . Varanasi nơi ánh sáng của các vị thần chiếu rọi Người Ấn Độ gọi sông Hằng là sông Thánh, còn Thánh địa Varanasi là một thành phố lịch sử lớn nhất bên bờ con sông này - nơi có lẽ không. trong các lễ hội Thành phố Varanasi trước kia được gọi là “Benares”, lịch sử còn gọi là “Gasi” (nơi ánh sáng của các vị thần chiếu rọi) . Tương truyền, 6000 năm trước thành phố này do thần Shiva-một. thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Ở Ấn Độ, phần lớn tín đồ đạo Hindu cả đời có 4 lạc thú đó là: Kinh thờ thần Shiva; Đến sông Hằng tắm nước thánh và uống nước ở đây; Kết bạn với thánh