18 câu hỏi khi mang thai Để vượt qua thời kỳ mang thai một cách tốt đẹp để sinh một đứa trẻ khỏe mạnh, trong cuộc sống hàng ngày phụ nữ mang thai nên chú ý một vài điểm. 1. Ăn uống thực phẩm lạnh sẽ làm co tử cung Những món ăn lạnh không làm co tử cung mà ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá. Qua nghiên cứu, phụ nữ mang thai chỉ cần sờ tay vào viên nước đá, huyết mạch tử cung đã co lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi không tốt lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển thai. 2. Có thể ăn ít? Gia vị cay nóng không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng hệ thần kinh của thai nhi có thể bị tác động xấu, thí dụ - chất cay của ớt. Vì thế phụ nữ mang thai không nên ăn cay đến tê cả lưỡi. 3. Có thể ăn sầu riêng và gừng? Sầu riêng là loại quả ngọt, ăn nhiều sẽ làm cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Thai nhi sẽ tăng cân một khi người mẹ có đường huyết cao. Vì vậy nếu ăn sầu riêng bạn phải hạn chế không nên ăn quá nhiều. Gừng tuy là đồ cay nóng nhưng lại là thực phẩm chống nôn rất hiệu quả khi bị thai nghén. Khi nấu thức ăn bạn cho một ít gừng. 4. Ăn đu đủ và lô hội dễ bị sẩy thai? Trong đu đủ và lô hội có chứa hoóc-môn nữ tính estrogen, thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ mang thai. Tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh vì nó không chỉ có hại cho thai nhi mà còn có thể gây sẩy thai. Dân cư một số nước Đông Nam Á còn sử dụng đu đủ để tránh thai. Với lô hội, những thí nghiệm trên động vật cho thấy cũng gây sẩy thai. Do vậy các bà mẹ đang mang thai nên tránh sử dụng. 5. Không uống rượu và thuốc lá Nếu bạn hút thuốc trong ba tháng đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ hở hàm ếch của thai nhi. Nếu khi mang thai thường xuyên bị ngửi khói thuốc, thai nhi cũng dễ bị tác động tiêu cực. 6. Mang thai có thể dùng nhân sâm? Theo Đông y chỉ khi người mệt mỏi khí hư tổn mới nên dùng nhân sâm, có thể bổ khí an thai. Nhưng với phụ nữ thể chất thực nhiệt nếu dùng nhân sâm là thuốc bổ ôn nhiệt sẽ trợ hoả động thai, làm thai nhi tăng cân không bình thường 7. Ăn yến sào, trẻ sơ sinh sẽ tránh được bệnh vàng da? Yến sào là thực phẩm quý hiếm (do ít mà trở thành quý). Một số địa phương khuyến khích phụ nữ mang thai nên ăn, nhưng trên lâm sàng cần chú ý, vì yến sào chứa nhiều protein động vật, dễ gây dị ứng với phụ nữ mang thai. 8. Khi mang thai có được phép “chiều chồng”? Có nhất thiết phải mang bao tránh thai? Khi mang thai có 3 điều cần chú ý: Thứ nhất: Ngoài những hiện tượng đang mang thai nguy hiểm như: thai ngôi trước, chảy máu trước sinh, cổ tử cung đóng không chặt, trong thời kỳ mang thai có thể chiều chồng vô tư, tất nhiên với điều kiện nhẹ nhàng, từ tốn. Thứ hai: Nếu thấy tử cung co bóp mạnh ra máu không bình thường hay đau bụng dưới… nên chấm dứt ngay và nhanh chóng đi khám sản. Thứ ba: Mang bao tránh thai trong sinh hoạt tình dục sẽ giảm khả năng viêm âm đạo, viêm cổ tử cung hay hiện tượng vỡ ối sớm. 9. Khi ngủ phải nằm nghiêng bên trái? Phụ nữ mang thai khi ngủ nằm nghiêng bên trái sẽ tránh được chèn ép tĩnh mạch bụng dưới hay dẫn đến huyệt dịch hồi lưu không đều gây phù chân. Nhưng mỗi người vị trí của tử cung và bụng dưới không giống nhau. Nếu bạn nằm nghiêng bên trái thấy khó chịu, thử thay đổi nằm nghiêng bên phải, nằm kẹp một cái gối giữa hai đùi, hai chân ở vị trí cao là được. 10. Có thể đi bơi hay đạp xe tại chỗ Vận động thể dục an thai, không những trợ giúp cho quá trình sinh đẻ còn có tác dụng làm giảm mỏi lưng, đau đầu, đau vai… Những vận động này cần có giới hạn, nếu quá sẽ làm bạn thở gấp và mệt mỏi. Bơi là loại vận động an toàn, nước có thể làm giảm áp lực tim, cơ thể người mẹ khoẻ lên. Vận động bằng xe đạp tại chỗ cũng là một vận động rất tốt nhưng phải chú ý bảo vệ đốt sống lưng và đầu gối, thời gian tập không quá 30 phút, giữa buổi tập có thể nghỉ ngơi và uống nước bổ sung. 11. Có thể thức khuya? Nghỉ ngơi hoạt động bình thường có tác dụng ổn đinh cân bằng các cơ quan và hệ thống toàn thân. Còn đối với thai nhi? Thai nhi ngày một trưởng thành, việc bà mẹ thường thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sinh lí và tâm lí cho bản thân người mẹ và cũng không có lợi cho phát triển thai nhi. Ngoài ra, trong thời gian mang thai tử cung người mẹ ngày càng to ra chèn lên tĩnh mạch bụng dưới dẫn đến sự vận chuyển huyết dịch phần thân dưới khó khăn, dễ làm căng tĩnh mạch của chi dưới và bệnh trĩ hậu môn. Với những bạn thường xuyên thức khuya hay khi nằm ngủ thường nằm thẳng (tốt nhất là nằm nghiêng) sẽ có nhiều nguy cơ bị triệu chứng nêu trên. 12. Có thể đi spa hay xoa bóp? Spa và xoa bóp không cấm kị với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên phải chú ý đến áp lực nước. Thời kỳ đầu mang thai phải chú ý không sử dụng thời gian quá dài và nhiệt độ nước không được nóng hơn nhiệt độ cơ thể. Thời kỳ thứ ba giai đoạn sắp sinh không nên để vòi nước phun thẳng vào vùng bụng. Trường hợp là đối tượng có nguy cơ động thai tốt nhất không nên đi Spa. 13. Có thể tắm nước khoáng nóng và ngâm chân? Tắm nước khoáng nóng và ngâm chân có tác dụng thư giãn và thả lỏng cơ bắp, thúc đẩy vận chuyển tuần hoàn huyết dịch của chi dưới giảm hiện tượng phù chân, có thể giảm triệu chứng đau lưng. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể tắm nước khoáng và ngâm chân. Nhưng với kì đầu và khi có hiện tượng đẻ non nên tránh tắm nước khoáng nóng. Khi tắm nước khoáng nóng phải chú ý đến tiêu chuẩn vệ sinh, nhiệt độ không quá 40 0 C, thời gian ngâm không quá lâu, phải uống đủ nước uống vì khi ra quá nhiều mồ hôi cơ thể sẽ bị mất nước. Trong khi tắm nếu có hiện tượng tức ngực khó thở, tim đập nhanh phải dừng ngay, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 14. Leo thang bộ sẽ giúp dễ sinh nở? Theo báo cáo nghiên cứu, tần suất vận động của phụ nữ trong thời kỳ mang thai ở giai đoạn 2 (tử cung mở đến khi sinh thai nhi) có liên quan đến vận động nhanh hay chậm. Phụ nữ vận động nhiều, thời gian đau đẻ sẽ rút ngắn. Các bà mẹ nên có vận động thích hợp trước khi sinh. Đi bộ hay leo cầu thang đều là vận động tốt, không những tăng cường thể lực của tim và phổi mà còn tăng cơ bắp vùng xương chậu, khi sinh cơ bắp sẽ căng tốt. Hơn nữa chăm đi bộ và leo cầu thang giai đoạn cuối còn giúp đầu thai hạ xuống thấp. Khi leo cầu thang bạn phải chú ý cẩn thận, chủ yếu là leo cầu thang tránh xuống cầu thang để tránh cơ thể nặng của bạn đè lên cột sống và đầu gối. 15. Nghe âm nhạc Hippop trẻ sơ sinh hay quấy khóc? Phụ nữ mang thai nghe nhạc nhẹ nhàng như dòng sông nước chảy, tiếng chim hót hay nhạc cổ điển thai nhi có thể cảm thụ được các tiết tấu đó, tinh thần người mẹ được thả lỏng, mạch máu co duỗi bình thường, thai nhi phát triển tốt. Ngược lại, nhạc có tần số quá cao thai nhi không thích nghi sẽ có hiện tượng khó chịu, nhất là những thai đã hơn bảy tháng. 16. Không mang vác nặng? Khi phụ nữ mang thai mang vác đồ nặng tạo áp lực cho bụng dưới, cơ tử cung sẽ co bóp. Nếu bạn không cẩn thận còn bị va chạm vào vùng bụng, sẽ chảy máu và nhau thai sẽ bị bóc ra. 17. Xem bụng nhọn hay tròn có thể biết sinh con trai hay con gái? Theo dân gian, bụng của sản phụ có hình tròn bầu dục như hình quả trứng gà tỷ lệ sinh con trai sẽ cao, nếu bụng sản phụ tràn đều như cái đĩa tỷ lệ sinh con gái nhiều. Tất nhiên kinh nghiệm này đã qua tích lũy lâu đời và có căn cứ nhưng không phải đúng 100%. 18. Có thể đi thăm người bệnh? Sản phụ không nên đi thăm người bệnh. Lý do: Bệnh viện là nơi dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và thai nhi không nên đi thăm người bệnh cũng không nên đến phòng đẻ. . 18 câu hỏi khi mang thai Để vượt qua thời kỳ mang thai một cách tốt đẹp để sinh một đứa trẻ khỏe mạnh, trong cuộc sống hàng ngày phụ nữ mang thai nên chú ý một vài. “chiều chồng”? Có nhất thiết phải mang bao tránh thai? Khi mang thai có 3 điều cần chú ý: Thứ nhất: Ngoài những hiện tượng đang mang thai nguy hiểm như: thai ngôi trước, chảy máu trước sinh,. phương khuyến khích phụ nữ mang thai nên ăn, nhưng trên lâm sàng cần chú ý, vì yến sào chứa nhiều protein động vật, dễ gây dị ứng với phụ nữ mang thai. 8. Khi mang thai có được phép “chiều chồng”?