Một lần đến Ai Cập Tôi đi vào Ai Cập từ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Cảm giác đọng lại khi di chuyển dọc kênh là cát, chưa bao giờ tôi nhìn thấy cát nhiều và mênh mông như thế. Phía bên phải cát chạy phẳng phiu, cát vun thành đống… Phía trái có vẻ sống động hơn nhờ những làng mạc, cây cối xanh tươi, những người Ai Cập thảnh thơi đi lại, áo xống dài thênh thang. Thú vị… Du khách tạo dáng để chụp ảnh lưu niệm trước những pho tượng đá cổ. Vì đi bằng đường biển nên tôi được chuyển sang xe buýt xuyên qua một phần sa mạc Sahara lớn nhất thế giới với diện tích hơn 9 triệu km vuông để đến thăm lăng mộ các Pharaoh trong Thung lũng các Vua. Khi còn bé, học địa lý thế giới, nghĩ cái sa mạc xa xôi như thế thì bao giờ có cơ hội đặt chân tới, thế mà sự vận động của số phận đã giúp tôi tới đựoc một phần phía đông của sa mạc. Trăm nghe không bằng một thấy, sa mạc mênh mông tít tắp, thi thoảng mới nhìn thấy một vài căn nhà đơn độc với vài bóng cây buông hững hờ là những trạm nghỉ chân cho khách đường xa; chốc chốc lại thấy những khối đá nâu nâu, đen đen điểm xuyết càng làm cho sa mạc thêm rộng hơn. Xe cứ đi, nhiều lúc tôi cảm thấy xe đi về một nơi vô định vì đi mãi cũng chằng gặp phố phường, làng mạc gì hết, ngay cả một chiếc xe khác dọc hành trình cũng ít có nữa. Có những trạm gác quân sự thỉnh thoảng gặp dọc đường đi với những người lính quân phục gọn gàng, súng ống lăm lăm yêu cầu dừng xe để đếm số người… gợi cảm giác như đang đi vào vùng chiến sự căng thẳng. Nhưng trên tất cả, vẫn là cảm giác thú vị sẽ được khám phá những địa danh đầy huyền thoại của đất nước nổi tiếng này. Sau khi băng qua một phần nhỏ sa mạc Sahama, tôi đến thăm Thung lũng các Vua nằm trên bờ Tây sông Nile, đối diện với Thebes – tên một thành phổ Ai Cập cổ đại, hiện có tên là Luxor, cách Địa Trung Hải 800 km về phía nam. Cảnh giác những "chuyện nhỏ" Những di tích cổ với từng đường nét tinh tế Cô hướng dẫn viên nhắc nhở một điều thú vị: người bán hàng Ai Cập rất láu cá. Ví dụ khi đi mua sắm, tự nhiên thấy một anh bán hàng lại gần tươi cười hớn hở bắt chuyện rồi thân mật choàng tặng anh bộ xống áo Ai Cập. Thấy người này vui vẻ thân thiết, du khách cảm động chớp chớp mắt, nhưng sau đó người bán hàng sẽ nói: "Này ông trả tiền cho tôi đi chứ, cái bộ quần áo này?". Khách ngớ người ra vì cho rằng cái áo trên được tặng. Tức thì anh bán hàng sẽ sừng sộ lên và khách dù muốn hay không cũng phải ngậm ngùi móc túi trả tiền cho món quà tặng bất đắc dĩ. Ở khu Kim Tự Tháp: người ta mời anh cưỡi lên lạc đà, anh tưởng họ thân thiện nên vui vẻ trèo lên quên không hỏi tiền, đến khi muốn xuống người ta bắt anh trả tiền, có trả mới cho xuống…! Các khu du lịch của Ai Cập không có cảnh chèo kéo, khu bán đồ lưu niệm cách biệt với các khu di tích, vì thế du khách có thể thanh thản đắm mình vào không khí lịch sử cổ kính. Tuy nhiên, khi đi mua thì phải cẩn thận với các anh bán hàng Ai Cập: cùng một món đồ nhưng người này mua với giá 5USD, người kia mua bằng 10USD, trong lúc đó một người khác có thể đang đau khổ vì mất tới 50USD. Tượng nhân sư- một trong những kỳ quan tiêu biểu của Ai Cập Tôi cũng gặp chuyện vui về mua hàng lưu niệm: ở Thung Lũng các Nữ hoàng, tôi chọn bức phù điêu khắc hình ảnh mấy người dân Ai Cập cổ đang đứng trong lễ thiêu, anh bán hàng nói cái đó làm bằng đá, anh đòi 100USD, tôi trả giá 10USD, anh ấy ban đầu cáu lắm, ra chiều tôi không có mắt thẩm mỹ, trả tiền cho một vật đáng giá thế với giá rẻ mạt, anh cau có yêu cầu trả từ 90USD rồi xuống mãi một lúc thì đồng ý là 10USD…Vì thế mọi người đi Ai Cập phải hết sức lưu ý vấn đề trả giá, và cũng nên đề phòng sự thân mật đến mức khoác vào người hay ấn vào tay ta bất cứ cái gì… Cảm giác lớn nhất của tôi khi rón rén đặt chân lên các khu di tích cổ là sự choáng ngợp bởi tầm vóc. Tôi đã chiêm ngưỡng những công trình to lớn đẹp đẽ với sự tao nhã từ từng đường nét tinh tế, bay bướm của các công trình cổ ở Rome, Athens… nhưng ở Ai Cập vẫn có cảm giác khác lạ khi công trình nào cũng toát lên vẻ to lớn và khỏe khoắn. Có cái gì đó như sự thô ráp ngây thơ, ẩn chứa trong đó nét mạnh mẽ, phóng khoáng, hoang dại… Các di tích tôi tin là đã có trùng tu nhưng được làm rất khéo, đồng bộ, vì thế đứng giữa những thành quách đó cứ có cảm giác như ngàn năm nay nó vẫn sừng sững như thế, sống động. Không gian yên tĩnh chỉ có du khách và cảnh sát du lịch, những người quản lý, vì thế khi đến đây, người ta có thể đắm chìm vào những suy tư, những hoài niệm về quá khứ. Khách du lịch đông, nhưng rất trật tự. Mọi người dường như đều có được sự tự do và thoải mái cần thiết để khám phá, tìm hiểu lịch sử và quá khứ. Có thể ngay chỗ tôi đang đứng, xưa kia cũng đã có lúc nàng Cleopat đã đặt chân hay có vị Pharaoh nào đó đã đứng ngắm sông Nile vĩ đại chảy lững lờ xuyên cả thời gian và không gian. Cảm giác người xưa và người nay đang cùng hòa chung một nhịp thở, một không gian sống. Hầu hết các phòng ốc còn sót trong các lăng mộ đền đài khá hẹp với những bức tường cao vời vợi. Những cây cột, những bức tượng cao ngất cho tôi cảm giác ngày xưa các vị vua Ai Cập đã rất tự hào và kiêu hãnh về giang sơn của họ, bởi vậy họ đã không ngần ngại phô diễn thanh thế ngút trời bằng các kiến trúc độc đáo đó. Chợt nghĩ sao người Ai Cập cổ mạnh mẽ và giỏi giang thế, đã tạo ra bao công trình vĩ đại, thách thức thời gian, làm đau đầu các nhà nghiên cứu và tận hưởng sự ngưỡng mộ vô cùng từ hậu thế. . Một lần đến Ai Cập Tôi đi vào Ai Cập từ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương nhở một điều thú vị: người bán hàng Ai Cập rất láu cá. Ví dụ khi đi mua sắm, tự nhiên thấy một anh bán hàng lại gần tươi cười hớn hở bắt chuyện rồi thân mật choàng tặng anh bộ xống áo Ai Cập. . tiếng này. Sau khi băng qua một phần nhỏ sa mạc Sahama, tôi đến thăm Thung lũng các Vua nằm trên bờ Tây sông Nile, đối diện với Thebes – tên một thành phổ Ai Cập cổ đại, hiện có tên là Luxor,