Keo kiệt là do gene Các nhà khoa học Đức phát hiện một gene khiến con người không thích làm từ thiện hay chi tiền cho người khác. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy khoảng một phần tư nhân loại luôn đắn đo mỗi khi chi tiền. Nhiều người cho rằng môi trường giáo dục, hoàn cảnh sống khiến con người trở nên keo kiệt. Nhưng các nhà khoa học của Đại học Born ở Đức cho rằng gene có thể là thủ phạm. Để kiểm chứng giả thuyết, họ mời 101 sinh viên (gồm cả nam và nữ) tham gia một thử nghiệm, Telegraph cho biết. Các chuyên gia lấy tế bào trong miệng tất cả sinh viên để phân tích gene. Sau đó họ yêu cầu tình nguyện viên chơi một game đánh bạc trên máy tính. Những người giành chiến thắng trong trò chơi được nhận một số tiền bằng nhau. Nhóm nghiên cứu nói họ có thể đút tiền thưởng vào túi hoặc quyên góp (một phần hoặc tất cả) số tiền vào hộp từ thiện dành cho một đứa trẻ mất cả cha lẫn mẹ vì động đất tại Chile. Do các chuyên gia bố trí cho mỗi sinh viên một hòm từ thiện nên họ có thể biết chính xác mỗi tình nguyện viên góp bao nhiêu tiền. Trong quá trình phân tích tế bào, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào một gene có tên COMT. Gene này có hai phiên bản là A và G. Tỷ lệ người mang mỗi phiên bản trên thế giới gần bằng nhau. Giới khoa học tin rằng COMT có khả năng khống chế hoạt động của các chất truyền dẫn thần kinh trong não. Lượng chất truyền dẫn thần kinh bị khống chế càng nhiều thì con người càng keo kiệt. Kết quả phân tích gene cho thấy 20% người mang phiên bản G đút hết số tiền thưởng vào hòm từ thiện. Ngược lại, chỉ có 2% người mang phiên bản A thực hiện hành vi tương tự. Nếu tính trung bình thì nhóm người mang phiên bản G quyên góp gấp khoảng hai lần so với nhóm mang phiên bản A. Trong bài viết trên tạp chí Social Cognitive and Affective Neuroscience, nhóm nghiên cứu kết luận phiên bản A của gene COMT có khả năng khống chế chất truyền dẫn thần kinh hiệu quả hơn so với phiên bản G. Vì thế những người mang phiên bản G có xu hướng hào p . Keo kiệt là do gene Các nhà khoa học Đức phát hiện một gene khiến con người không thích làm từ thiện hay chi tiền cho người khác. Một. trường giáo dục, hoàn cảnh sống khiến con người trở nên keo kiệt. Nhưng các nhà khoa học của Đại học Born ở Đức cho rằng gene có thể là thủ phạm. Để kiểm chứng giả thuyết, họ mời 101 sinh. Trong quá trình phân tích tế bào, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào một gene có tên COMT. Gene này có hai phiên bản là A và G. Tỷ lệ người mang mỗi phiên bản trên thế giới gần bằng nhau.