1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH THƯỜNG GẶP - Ỉa chảy pps

5 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 159,54 KB

Nội dung

BỆNH THƯỜNG GẶP Ỉa chảy cấp ở trẻ em Định nghĩa: Trẻ em đi đại tiện nhiều lần (trên 3 lần một ngày) và tính chất phân thay đổi: phân loãng, nhiều nước. Bệnh ỉa chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu trên 2 tuần là ỉa chảy kéo dài. Nguyên nhân: thường do ăn và uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh. Yếu tố thuận lợi: không rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống rửa không sạch, uống nước lã chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc mắc một số bệnh như sởi, suy dinh dưỡng Bệnh cảnh lâm sàng: thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ - Hội chứng tiêu hóa: ỉa chảy, phân loãng, nhiều nước, đi nhiều lần (có khi15-20 lần/ngày). Phân mùi chua hoặc khó ngửi, có nhiều mũi nhày hoặc có máu. Có thể nôn. - Mất nước điện giải: nhẹ: quấy khóc, vật vã hoặc lờ đờ, khát nước, nước tiểu giảm khối lượng, khóc không có nước mắt, mắt trũng, miệng khô, thở nhanh, sâu hơn bình thường, mạch nhanh nhỏ, thóp lõm, huyết áp tụt. - Sốt: có thể sốt hoặc không. Điều trị: - Bồi phụ nước điện giải bằng các đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi- dạ dày. ãMột số dung dịch để uống: ORS 1 gói pha trong đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày. Nếu chưa có sẵn gói oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước; đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali. ãMột số dung dịch tiêm truyền: huyết thanh 9%00, glucoza 5%, lactat Ringer - Dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Những trẻ nuôi bằng sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải, cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường, khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức. - Kháng sinh: chỉ nên dùng trong một số trường hợp : ampicillin, sunphamethoxazole hoặc acid nalidicique Bệnh sâu răng Sâu răng làm tiêu men răng, ngà răng, các tổ chức không có tế bào. Bệnh không tự khỏi. Nguyên nhân - Do bẩm sinh, do hình thể: rãnh, lõm trên mặt nhai dễ bị sâu - Do thức ăn: nhất là đường - nguồn thức ăn của vi khuẩn Triệu chứng: tê hoặc buốt khi uống nước nóng quá hoặc lạnh quá, sau đó là đau. Dự phòng: - Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải quay 45 0 về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. - Súc miệng, nên súc lần cuối với nước chè (chè tươi, chè hạt, nước vôi) trong vài phút vì chè có nhiều flo. - Nên tập cho trẻ từ tuổi mẫu giáo thói quen chải răng, tránh ăn bánh, kẹo giữa các bữa ăn. Nếu ăn nên súc miệng ngay. - Dùng nước máy, muối ăn, sữa chứa flo, dùng kem đánh răng có flo giảm được 30% sâu răng. - Dùng chất nhựa phủ lên mặt nhai. Điều trị: khi bị sâu răng cần điều trị sớm bằng khoan răng, trám răng. Cần điều trị sớm, không đợi răng đau mới chữa. Say nắng, say nóng Khái niệm Là hiện tượng trúng nóng, trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc một nhiệt độ quá cao như trong hầm lò, một số nguyên nhân thuận lợi nhất định như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt - Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hống ngoại, còn say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng, có thể gây tử vong. Yếu tố thuận lợi - Nhiệt độ môi trường tăng quá cao: nông dân làm việc ngoài trời, binh lính tập trận, khách du lịch. - Trẻ em cảm sốt nhẹ được bố mẹ chăm sóc không đúng qui cách: đóng kín cửa, chùm chăn kín mít Triệu chứng - Ở trẻ sơ sinh: là bệnh cảnh của tình trạng mất nước toàn thể cấp, có thể nhanh chóng dẫn tới hôn mê, co giật, dễ gây tử vong. - Ở người lớn và trẻ lớn, các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không cứu chữa hoặc cứu chữa không đúng cách. Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít. Sốt cao có khi lên tới 42-44 0 . Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật. Chú ý : trong say nắng bệnh nặng ngay từ đầu, sốt rất cao 43-44 0 , có nhiều dấu hiệu thương tổn thần kinh rất rõ, có thể hồi phục hoặc khó hồi phục, có thể tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các thương tổn thần kinh hay xảy ra ở người có xơ vữa động mạch. Xử trí chung - Hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt: đặt nạn nhân nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, cho uống nước lạnh có muối. Chườm lạnh bằng nước đá khắp người, ở đầu thì chườm trán và gáy. Hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng). Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, nhúng lại vào nước lạnh. - Theo dõi đến khi thân nhiệt hạ xuống đến 38 0 đưa bệnh nhân vào nằm nghỉ chỗ mát. Trưòng hợp nặng hơn phải đưa bệnh nhân đến tuyến y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Phòng bệnh - Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón. Khi đi cấy phải tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Khi khát phải uống nhiều nước co pha muối, mỗi giờ phải uống một lượng muối chừng một nhúm. - Cần hướng dẫn các bà mẹ trong việc chăm sóc con đau ốm cũng như cách xử lý khi trẻ bị sốt cao: chườm đá đầu, gáy, đùi, bụng uống paracetamol . BỆNH THƯỜNG GẶP Ỉa chảy cấp ở trẻ em Định nghĩa: Trẻ em đi đại tiện nhiều lần (trên 3 lần một ngày) và tính chất phân thay đổi: phân loãng, nhiều nước. Bệnh ỉa chảy cấp thường. vi khuẩn gây bệnh. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc mắc một số bệnh như sởi, suy dinh dưỡng Bệnh cảnh lâm sàng: thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ - Hội chứng tiêu hóa: ỉa chảy, phân loãng,. đau ốm, ẩm ướt - Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hống ngoại, còn say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:24