BỆNH THƯỜNG GẶP Bệnh Zona Thủ phạm gây bệnh zona cùng một loại gây bệnh thủy đậu. Khi bị thủy đậu, virus xâm nhập vào cơ thể, khư trú vĩnh viễn ở đó và lúc khỏi bệnh nó ẩn náu vào các hạch thần kinh ở rễ tủy sống hoặc ở não. Virus đột ngột xuất hiện trở lại khi hệ miễn dịch suy giảm như khi ốm, tuổi tác, stress Triệu chứng Phát ban đỏ, sau nổi mụn ở mặt da, thường khu trú dọc theo đường đi của dây thần kinh cảm giác (ở ngực, dọc theo chiều dài một vài xương sườn - 50% các trường hợp), ở bụng, thắt lưng, mắt Ðau rát như bỏng và ngứa ở các chỗ có mụn. Bệnh dễ chẩn đoán, hiếm khi xuất hiện zona lần thứ hai trên một người. Bệnh chỉ phát triển ở trẻ em trước 4 tuổi do lúc mẹ mang thai mắc thủy đậu, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh lây truyền do tiếp xúc ngoài da với các tổn thương khi các mụn nước này đầy virus. Vì thế cần cách ly bệnh nhân và tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai. Ðiều trị Ngoại trừ zona tác động tới dây thần kinh thị giác, còn nói chung bệnh diễn biến lành tính, khỏi sau 2-10 tuần. Dùng các loại thuốc sát trùng tại chỗ, thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm. Dùng các thuốc giảm đau thông thường là đủ (như paracetamon hoặc aspirin), nếu không đỡ dùng các thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc loại bezodiazepine. Phòng bệnh Hiện chưa có biện pháp nào, ngoài tiêm chủng phòng thủy đậu. Loét do nằm lâu Những vết loét kinh niên là do người bệnh quá yếu, không trở mình trên giường được, đặc biệt là các cụ già gầy yếu. Vết loét thường ở những nơi có xương, da bị ép vào giường, như mông, lưng, khuỷu tay hoặc gót chân. Cách phòng - Mỗi giờ phải trở mình cho người bị loét: cho nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng phải, nghiêng trái. - Tắm hàng ngày và xoa phấn rôm lên da. - Dùng khăn trải giường và đệm mềm. Hàng ngày nên thay khăn, hoặc thay mỗi khi khăn bị bẩn vì nước đái, phân hoặc chất nôn - Kê đệm dưới thân người bệnh để nơi có xương ít bị cọ xát. - Cho ăn bồi dưỡng tốt. Nếu không ăn được, cho uống thêm vitamin. - Trẻ em bị ốm lâu ngày, mẹ nên bế con vào lòng. Cách chữa - Làm tất cả những điều đã nêu ở trên. - Rửa chỗ loét bằng nước có ít muối hoặc oxy già. Bảo vệ chỗ loét bằng băng đã khử trùng. Thiên đầu thống Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, là hậu quả của áp lực trong mắt quá cao. Ðây là nguyên nhân phổ biến gây mù. Muốn đề phòng mù, điều quan trọng là phải biết dấu hiệu của bệnh và phải đi khám ngay. Thiên đầu thống có 2 loại: Thiên đầu thống cấp - Triệu chứng: bệnh bắt đầu bằng nhức đầu hay nhức mắt đột ngột. Mắt đỏ, nhìn lóa, ấn vào nhãn cầu thấy cứng như hòn bi, con ngươi bên mắt đau nở to hơn bên mắt thường. Người bệnh có thể nôn. - Ðiều trị: nếu không được chữa trị sớm, thiên đầu thống cấp sẽ gây mù trong vòng vài ba ngày. Bệnh thường phải mổ. Thiên đầu thống kinh niên - Triệu chứng: áp lực trong mắt tăng từ từ, thường không nhức mắt, nhìn mờ dần. Bắt đầu mờ khi nhìn sang bên cạnh và thường người ốm không cảm thấy mình nhìn kém đi. Phòng bệnh - Những người trên 40 tuổi hoặc có họ hàng với người đã bị thiên đầu thống, hàng năm phải đi đo áp lực mắt một lần. Rôm sảy Rôm là hiện tượng hay gặp ở trẻ em, vào mùa nóng. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng nực, mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều nhưng không ra được hết, ứ lại ở ống bài tiết. 1. Ðặc điểm: trên da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám có khi dày đặc. ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể càng có nhiều rôm. Khi thời tiết mát mẻ rôm cũng lặn hết, không có hại gì. 2. Phòng ngừa: - Nhà ở rộng rãi, thoáng mát. - Những ngày nóng tránh để trẻ tiếp xúc nhiều quá với ánh nắng, nơi đông người để tránh ra nhiều mồ hôi. - Mặc quần áo bằng vải cotton, mỏng, rộng, nhạt màu để dễ thấm mồ hôi. Không dùng vải có nhiều nylon gây nóng. - Tắm rửa thường xuyên cho trẻ để giữ da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng. - Rắc phấn rôm ở nơi có nhiều mồ hôi làm cho da dẻ mát mẻ, dễ chịu. - Cho trẻ uống nước đầy đủ. - Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu có thì phải có ý kiến của BS da liễu. Mụn nhọt Mụn nhọt hay gặp ở trẻ yếu, do nhiễm khuẩn cấp tính loại tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) ở lỗ chân lông gây viêm nang lông và các tổ chức xung quanh. Khi mới bắt đầu, trên da thấy xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra, có cả ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lại nhanh chóng và nhọt khỏi trong vòng 8-10 ngày. Biến chứng: vì do tụ cầu nên khi biến chứng vào thận gây viêm cầu thận cấp, vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Có những trường hợp nhiều nhọt mọc sát nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành mảng đỏ, lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ như tổ ong. Bị loại nhọt này trẻ rất đau, sốt cao, quấy khóc nhiều, cơ thể suy nhược và dễ có các biến chứng. Ðiều trị: lúc nhọt mới mọc chỉ có 1-2 cái, dùng cồn iod bôi vào đúng chỗ nhọt, cũng có thể dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ và bôi các thuốc sát khuẩn như cồn iod, thuốc đỏ, thuốc mỡ kháng sinh. Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, nên đi khám tìm nguyên nhân để điều trị thích hợp. Ðặc biệt nhọt mọc ở vùng môi, cánh mũi không nên tự nặn vì dễ gây biến chứng nhiễm trùng máu. Phòng bệnh: tắm rửa sạch sẽ cho trẻ và phòng chống nóng tốt. . BỆNH THƯỜNG GẶP Bệnh Zona Thủ phạm gây bệnh zona cùng một loại gây bệnh thủy đậu. Khi bị thủy đậu, virus xâm nhập vào cơ thể, khư trú vĩnh viễn ở đó và lúc khỏi bệnh nó ẩn náu. bên mắt thường. Người bệnh có thể nôn. - Ðiều trị: nếu không được chữa trị sớm, thiên đầu thống cấp sẽ gây mù trong vòng vài ba ngày. Bệnh thường phải mổ. Thiên đầu thống kinh niên - Triệu. - Kê đệm dưới thân người bệnh để nơi có xương ít bị cọ xát. - Cho ăn bồi dưỡng tốt. Nếu không ăn được, cho uống thêm vitamin. - Trẻ em bị ốm lâu ngày, mẹ nên bế con vào lòng. Cách chữa -