1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Đi Lào chơi tết té nước docx

5 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 217,72 KB

Nội dung

Đi Lào chơi tết té nước Tết té nước Bunpimay Lào diễn ra từ ngày 14 đến 16-4 hằng năm, là một cơ hội thú vị để tìm hiểu cuộc sống và những nét văn hóa điển hình của đất nước hoa champa. Hãy đi để có những trải nghiệm ấn tượng và riêng biệt đến bất ngờ. Du khách và người dân rộn ràng té nước trên đường phố – Ảnh: N.V.C. Một ngày ở Luang Prabang Nằm cách thủ đô Vientiane hơn 400km về phía Bắc, cố đô Luang Prabang là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của xứ sở hoa champa. Một ngày ở Luang Prabang luôn là một ngày Luang Prabang là cố đô của Lào, kinh đô của vương quốc Triệu voi từ năm 1353-1563, di sản văn hóa thế giới từ năm 1995. thong thả và bình yên. Nhưng đặc biệt hơn khi đó lại là ngày đầu tiên của năm mới… Buổi sáng đầu tiên của năm mới. Phố xá vẫn trầm ngâm và tĩnh lặng trước giờ khất thực truyền thống. Những ngôi nhà cổ im lìm trong ánh đèn vàng mờ ảo, bình minh vẫn ở đâu đó phía chân trời, sau những tầng mây. Những con phố Sisavangvong, Sakkarin… như thể đang say ngủ. Một vài du khách, người dân địa phương mang đồ khất thực: hoa quả, xôi, oản đi dọc phố, những người khác trải chiếu trên vỉa hè, chuẩn bị buổi dâng lễ bình thường như mọi ngày. Những bước chân trần trên đất 6g sáng, các nhà sư bắt đầu xếp thành hàng rời khỏi ngôi chùa của mình và bước chân ra phố. Đoàn người mặc áo cà sa màu cam ấm áp nối vào nhau dọc theo các con phố chính tạo nên một khung cảnh ấn tượng. Những bước chân trần nhẹ bước trên vỉa hè, những vạt áo phiêu diêu bay đến bồng bềnh. Những chiếc bình bát bằng bạc đặt trong túi đeo màu cam mở ra rồi lại đóng vào, đồ lễ bắt đầu dâng… Không khí buổi lễ trang nghiêm nhưng gần gũi. Không có khoảng cách mà sự sùng kính thường tạo ra, ngược lại nhà sư và người dân rất thân thiện, hòa hợp. Người dâng lễ thành tâm, người nhận lễ mở lòng. Hàng trăm nhà sư cứ vậy lướt đi trên phố, khách lãng du chưa hết sững sờ thì những vệt màu cam đã rẽ vào các ngõ, tản mát rồi biến mất. Những người dâng lễ nhanh chóng dọn đồ và trở về nhà, trả lại cho con phố sự bình yên và thong thả. Ngơ ngác đứng lại giữa lòng đường, du khách ngỡ như mình vừa lạc qua một giấc mơ. Khi ấy nắng cũng bắt đầu bừng lên. Sau khi kết thúc buổi lễ khất thực, các nhà sư sẽ mang một phần lễ về chùa, thành kính dâng lên Đức Phật trước khi bắt đầu bữa sáng. Sau đó họ sẽ bắt đầu những buổi học, quét dọn chùa… Nhưng hôm nay thì khác, hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới. Đón năm mới ở chùa Vài ngày trước tết, các nhà sư trẻ cùng sư thầy mang những chiếc thuyền tắm Phật sơn son thếp vàng, hai đầu là biểu tượng rắn Naga ra tô điểm. Những bông hoa rực rỡ, thơm ngát được trang hoàng lộng lẫy khắp nơi. Các nhà sư trẻ chuẩn bị nước thơm, mâm lễ, hương hoa võng lọng bày trong sân chùa, vừa làm vừa hồn nhiên đùa nghịch, trò chuyện với du khách. Không khí đón tết giản dị, gần gũi và thân thiện. Khoảng 9g30, người dân ở quanh chùa bắt đầu mang theo những xô nước nhỏ thả hoa muồng vàng, hoa cúc và hoa đại vào chùa, chuẩn bị cho lễ cúng năm mới. Buổi cầu kinh “tiễn năm cũ, chào năm mới” diễn ra khá đơn giản với sự có mặt của tất cả các nhà sư. Tiếng cầu kinh phát ra trầm bổng. Kết thúc bài kinh, một nhà sư đem những bức tượng Phật quý ra hiên chùa đặt vào chiếc kiệu được trang hoàng kết hoa rực rỡ, nằm phía dưới thuyền dẫn nước Naga. Trong gian thờ chính, các sư thầy bắt đầu té nước lên tượng Phật, bên ngoài các nhà sư trẻ đổ nước thơm vào đầu thuyền Naga và lễ tắm Phật bắt đầu. Nghi lễ dành cho các nhà sư kết thúc, người dâng lễ lấy nước mang từ nhà té nước lên vòng hoa cúc của các nhà sư cầu những điều tốt đẹp cho năm mới. Khi tắm Phật từ thuyền Naga, mọi người sẽ thực hiện nghi lễ chạm tay vào vũng nước dưới chân bức tượng rồi xoa lên đầu Phật cầu an và cầu may. Trong khuôn viên một số ngôi chùa và đặc biệt trên bờ sông Mekong, gần Ban Xieng Maen có rất nhiều người tới để xây tháp bằng cát, rồi cắm lên đó những chiếc lá phướn cầu nguyện theo truyền thống. Ngày thứ hai của năm mới, trên đại lộ chính của cố đô, từ chùa Wat Mai đến chùa Wat Xiêng Thông sẽ diễn ra lễ diễu hành của hàng ngàn nhà sư và dân chúng. Ngày thứ ba, lễ rước tượng phật Phạ Bang trang nghiêm và trọng thể từ Bảo tàng Cung điện hoàng gia tới chùa Wat Mai để mọi người có thể chiêm ngưỡng, bày tỏ đức tin và cầu nguyện trong lễ tắm Phật. Còn ngay từ bây giờ, tết té nước đang ào ào “xâm chiếm” thành Luang! Tưng bừng tết té nước Trước ngày đầu năm mới 1-2 ngày, không khí tết đã tràn ngập và rộn rã khắp các thành cổ. Nhà nhà đưa ống nước ra vệ đường, xô, chậu, gáo, thùng… bất cứ thứ gì có thể đựng nước đều được mang ra vui chơi trên phố. Từ người già đến người trẻ, từ dân địa phương đến khách du lịch… bất cứ ai có mặt ở đây đều háo hức tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng vô cùng náo nhiệt này. Bất kỳ dụng cụ nào cũng có thể dùng để té nước – Ảnh: Nguyen Người Lào quan niệm té nước là để gột bỏ những muộn phiền và xui xẻo của năm cũ, cầu hạnh phúc, may mắn và bình yên cho năm mới. Suốt những ngày tết, khắp nơi đâu đâu cũng diễn ra tiệc tùng, nhảy múa và té nước. Những bản nhạc nhẹ nhàng vang lên khắp phố xá, khu trung tâm, dọc bờ sông, gần các ngôi chùa lớn… Người dân từ khắp ngoại vi thủ đô, cố đô đổ về, họ có thể đi bộ, đứng ngồi trên xe tuk tuk, ôtô các loại… áo quần sặc sỡ, mặt mũi lem nhem, phấn màu xanh đỏ, bột màu bay tung tóe… Khách du lịch từ Việt Nam ăn tết Lào nhiều lần đều kinh nghiệm đầy mình với những bộ quần áo mỏng, dễ khô, đủ dùng 1-2 bộ/ngày vì khả năng ngày nào cũng sẽ bị “ướt sũng như chuột lột”, không bao giờ đi giày là vì vậy. Không khí rộn rã và tưng bừng ấy sẽ ở lại với người dân Lào từ ngày đầu năm mới này cho đến tận năm sau, người ta luôn tin thế. . Đi Lào chơi tết té nước Tết té nước Bunpimay Lào diễn ra từ ngày 14 đến 16-4 hằng năm, là một cơ hội thú vị để tìm hiểu cuộc sống và những nét văn hóa đi n hình của đất nước hoa. bừng tết té nước Trước ngày đầu năm mới 1-2 ngày, không khí tết đã tràn ngập và rộn rã khắp các thành cổ. Nhà nhà đưa ống nước ra vệ đường, xô, chậu, gáo, thùng… bất cứ thứ gì có thể đựng nước. thể dùng để té nước – Ảnh: Nguyen Người Lào quan niệm té nước là để gột bỏ những muộn phiền và xui xẻo của năm cũ, cầu hạnh phúc, may mắn và bình yên cho năm mới. Suốt những ngày tết, khắp nơi

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN