Dạo chơi bên bờ sông Liffey Ở Dublin, thủ đô Ireland, không có nơi nào trung tâm hơn Liffey – con sông chảy quanh co chia Dublin thành hai bờ bắc, nam trước khi đổ vào biển Ireland. Trong những bức tranh, tấm bưu thiếp và ký ức của mọi người, bờ sông Liffey đã tạo nên mô hình thu nhỏ hoàn hảo của Dublin và huyết mạch thành phố. Sông Liffey chảy quanh co qua thành phố Dublin – Ảnh: Tropicalisland Dọc hai bên bờ sông Liffey, du khách có thể bắt gặp rất nhiều biểu tượng của Dublin như tòa nhà tân cổ điển uy nghi từ thế kỷ 18 Custom House, cây cầu đi bộ cổ Ha’penny, nhà máy bia St. James’s Gate (Guinness). Nhiều du khách đến Dublin thường chọn sông Liffey làm điểm mốc để tìm hướng tới các điểm du lịch chính trong thành phố. Họ sẽ đi lang thang dọc bờ sông vào trung tâm, từ phố O’Connell nổi tiếng, một trong những con phố rộng nhất châu Âu (46-49m), xuôi xuống con đường rải cuội của khu phố du lịch Temple Bar và viện bảo tàng gần đó. Tòa nhà tân cổ điển uy nghi từ thế kỷ 18 Custom House – Ảnh: Wikipedia Phố O’Connell nổi tiếng, một trong những con phố rộng nhất châu Âu (46-49m) – Ảnh: Wikimedia Nhưng nếu đi xa hơn đến cảng Dublin, bạn sẽ tìm thấy một Dublin mới và hiện đại bên bờ sông với nhiều lựa chọn ẩm thực và giải trí trong một không gian đẹp, hợp thời trang. Bạn cũng có thể tìm thấy những gì thuộc về Dublin cổ bị khuất lấp, hòa lẫn trong các khu phố ở bờ bắc và nam, cùng với các tượng đài kỷ niệm gợi nhắc lịch sử giàu có của đất nước và thành phố. Tòa nhà Trung tâm Dịch vụ Tài chính Quốc tế (IFSC) – Ảnh: Ifschouse Bên bờ bắc sông Liffey, cách xa trung tâm thành phố, là tòa nhà Trung tâm Dịch vụ Tài chính Quốc tế (International Financial Services Centre – IFSC) nơi tập đoàn kiểm toán toàn cầu KPMG và Hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase thuê văn phòng. Bên cạnh những cao ốc tài chính này là một tòa nhà được khôi phục xinh đẹp mang tên Chq – "hình hài" mới nhất của một cửa hàng thuốc lá cũ có hầm phía dưới. Sáng và thoáng mát với mặt ngoài bằng kính, tòa nhà có rất nhiều quán ăn, cửa hàng cao cấp và công trình nghệ thuật. Bên cạnh tòa nhà là khu bến tàu Docklands, nơi tổ chức các sự kiện thường niên như lễ hội Fringe vào cuối mùa hè, lễ kỷ niệm Oktoberfest vào mùa thu và lễ Giáng sinh. Những sự kiện này thu hút đám đông kéo nhau đến Docklands với quán ăn, quầy hàng thủ công và vô số các màn biểu diễn trong không khí lễ hội sôi động. Khu bến tàu Docklands – Ảnh: Panoramio Tuy nhiên, chỉ cần đi ngang qua không gian này là đến một khung cảnh bi thương: một đài tưởng niệm nạn đói với các tác phẩm điêu khắc có kích thước bằng người thật hình những người đàn ông và phụ nữ đói khát, thậm chí có cả tượng một con chó trơ xương, đang tìm đường đến cảng Dublin để rời khỏi bờ biển Ireland trong nạn đói những năm 1840. Thêm một vài bước chân nữa đến gần cảng hơn, bạn sẽ thấy một bản sao của con tàu Jeanie Johnston đang neo đậu. Đài tưởng niệm nạn đói ở Dublin những năm 1840 với những bức tượng người và cả một con chó trơ xương – Ảnh: World66 Bản sao của con tàu Jeanie Johnston ở cảng Dublin – Ảnh: Boatnerd Trung tâm giải trí The Pint ở rìa bến cảng đã được tái phát triển và đổi tên thành O2. The Pint được mở cửa vào tháng 12-2008 và là phòng hòa nhạc trong nhà lớn nhất ở Ireland với 9.500 chỗ ngồi. Một cuộc đi dạo xa hơn dọc theo bờ sông Liffey sẽ dẫn du khách đến một chiếc tàu đang neo khác, MV Cill Airne. Được chuyển thành quán bar và nhà hàng, đây là chốn xinh đẹp để bạn nhâm nhi đồ uống vào một ngày mùa hè rực nắng, "thám hiểm" bờ sông dài của Liffey trong khi thưởng thức một pint (đơn vị đo lường ở Anh, bằng 0,58 lít) bia Guinness trên boong tàu. Trong suốt thời gian mưa nhiều hơn thường lệ, thực khách cũng có thể thưởng thức một bữa ăn ngon miệng với tầm nhìn ra sông trên sàn chính có mái che trong nhà hàng Quay 16. Phần còn lại của phía bắc Docklands có những căn hộ mới, sang trọng và một trung tâm hội nghị có mặt tiền nghiêng ốp kính sắp sửa khai trương. Cầu đi bộ Sean O’Casey – Ảnh: Amazonaws Cây cầu mới mở Samuel Beckett – Ảnh: Icedcoffee Du khách có thể sang bờ bên kia của sông Liffey bằng cầu đi bộ Sean O’Casey hoặc cây cầu mới mở Samuel Beckett, tới một khu vực hiện đại hơn của thành phố. Khu Grand Canal Dock là một "bộ sưu tập" sành điệu những ngọn đèn sáng, căn hộ lịch sự và nhà hàng kiểu cách. Phòng thu cũ Windmill Lane của ban nhạc U2 nằm ở đây, được bao phủ bằng các bức tranh tường do những người cực kỳ hâm mộ vẽ khi đến thăm thành phố quê hương của ban nhạc. Chỉ cách đó mấy khối nhà, Facebook cũng vừa mới mở trụ sở quốc tế của mình trong tòa nhà Grand Canal Dock, và trụ sở châu Âu của Google cách con sông chỉ 10 phút đi bộ. Nhà hát Grand Canal do kiến trúc sư Daniel Libeskind thiết kế là một kiệt tác kiến trúc không đối xứng – Ảnh: Msa Quan trọng hơn, nơi đây còn có nhà hát Grand Canal do kiến trúc sư Daniel Libeskind thiết kế, một kiệt tác kiến trúc không đối xứng. Grand Canal được khai trương vào ngày lễ St Patrick (17-3) năm nay, là nơi tổ chức hòa nhạc, biểu diễn nhạc kịch và các chương trình khác. Chỉ cách nhà hát này một khối nhà là một quán rượu trường học cũ. Cả hai bên bờ sông đều được biết đến như những khu vực tồi tàn cho đến những năm 1980, khi nó trở thành điểm lui tới thường xuyên của những người thủy thủ và công nhân bốc xếp bến tàu. Quán Ferryman vốn là một quán rượu địa phương dành cho công nhân, giờ thường xuyên đầy ắp các luật sư và những người thuộc các ngành nghề đến uống vài pint rượu sau giờ làm việc. Quán được sơn đỏ bên ngoài, mang đậm lối trang trí quán rượu điển hình của Ireland với ảnh lồng trong khung, chai bám bụi trên giá và tất cả mọi thứ mà người ta có thể trông đợi ở một Dublin cổ kính. Nhưng giống như nhiều nơi khác trong khu vực kiểu cách này, đó là một kết hợp tuyệt vời của cũ và mới. Quán Ferryman được sơn đỏ bên ngoài, mang đậm lối trang trí quán rượu điển hình của Ireland – Ảnh: Tripadvisor Tất cả báo hiệu sự chuyển mình của khu vực này như một trung tâm thương mại và công nghệ thế kỷ . Dạo chơi bên bờ sông Liffey Ở Dublin, thủ đô Ireland, không có nơi nào trung tâm hơn Liffey – con sông chảy quanh co chia Dublin thành hai bờ bắc, nam trước khi đổ. người, bờ sông Liffey đã tạo nên mô hình thu nhỏ hoàn hảo của Dublin và huyết mạch thành phố. Sông Liffey chảy quanh co qua thành phố Dublin – Ảnh: Tropicalisland Dọc hai bên bờ sông Liffey, . (Guinness). Nhiều du khách đến Dublin thường chọn sông Liffey làm điểm mốc để tìm hướng tới các điểm du lịch chính trong thành phố. Họ sẽ đi lang thang dọc bờ sông vào trung tâm, từ phố O’Connell nổi