Mẹo chữa lở miệng từ rau quả Lá ổi dùng để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành Lở miệng là chứng bệnh rất hay gặp và dù đã khỏi nhưng lại rất dễ tái phát. Lỡ miệng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người mắc khó chịu, đau đớn mỗi khi ăn uống. Vậy hãy tham khảo một số mẹo chữa lở miệng sau: Tăng cường sức khỏe từ rau quả Tác dụng của rau quả “Thanh lọc” cơ thể bằng rau quả Những rau quả bổ não Tẩy giun bằng rau quả Tác dụng chưa biết của rau quả đắng Mỗi bệnh một loại nước rau quả 1. Cùi dừa: Các sách Đông y có ghi: “Dừa có tính bình, vị ngọt, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Quả dừa có thể dùng để chữa các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch, bị tổn thương, lở loét, viêm da.” Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Dừa có tính bình, vị ngọt, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. 2. Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt. Cà chua có tính thanh nhiệt, giải độc. 3. Vỏ dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày. Dưa hấu có tính hàn, điều trị các bệnh nóng trong. 4. Lá ổi: Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. - Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào chỗ lở. - Thêm một chút nước ấm và một tí muối vào khoảng 7 búp ổi non. Giã nát. Dùng một que tăm có bông gòn ở đầu thấm vào nước thuốc đã giã ra để lăn hoặc chà nhẹ vào chổ lở. - Lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra. Nhưng không nên áp dụng cách này với người bị táo bón. 5. Lá bồ ngót (rau ngót): Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lấy 100gr lá bồ ngót tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngậm một miếng nước cốt rau bồ ngót giữ 15 phút. Ngày ngậm 3-4 lần. Sẽ có tác dụng trong điều trị bệnh lở miệng, nhiệt miệng. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. 6. Xoài: Vỏ thân cây xoài chứa tanin và mangiferin 3%. Có tác dụng làm se niêm mạc, thu liễm, sát trùng, nên có tác dụng chữa các chứng lở miệng, đau răng: lấy 100gr vỏ cây xoài còn tươi, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, chặt nhỏ rồi cho cùng 10gr muối hột đem nấu với 1 lít nước, nấu còn lại nửa lít, lọc kỹ, cho vào chai thủy tinh đậy kín. Ngậm 3-4 lần nước này một ngày, mỗi lần ngậm khoảng 15 phút. Xoài có tác dụng làm se niêm mạc, thu liễm, sát trùng, nên có tác dụng chữa các chứng lở miệng, đau răng. . Tác dụng của rau quả “Thanh lọc” cơ thể bằng rau quả Những rau quả bổ não Tẩy giun bằng rau quả Tác dụng chưa biết của rau quả đắng Mỗi bệnh một loại nước rau quả 1. Cùi dừa:. Mẹo chữa lở miệng từ rau quả Lá ổi dùng để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành Lở miệng là chứng bệnh rất hay gặp và dù. tái phát. Lỡ miệng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người mắc khó chịu, đau đớn mỗi khi ăn uống. Vậy hãy tham khảo một số mẹo chữa lở miệng sau: Tăng cường sức khỏe từ rau quả Tác