Dùng Gừng Để Chữa Chứng Chân Tay Lạnh Có những người luôn bị lạnh cóng tay chân bất kể là hè hay đông. Để khắc phục, ngoài các biện pháp ăn uống, luyện tập , bạn có thể dùng gừng để làm nóng toàn bộ cơ thể từ bên trong và bên ngoài. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạnh cóng chân tay là tuần hoàn máu kém, sức chịu đựng sự thay đổi thời tiết không cao. Bệnh nhân cảm thấy rất lạnh, thiếu sinh khí và năng lượng trong những ngày đông giá. Cảm giác này thường rơi vào những đối tượng: - Người già. - Ăn uống kiêng khem, kém dinh dưỡng. - Không tập thể dục thường xuyên. - Hút thuốc lá, uống rượu nhiều. - Sức đề kháng yếu, vết thương lâu lành, hay bị đau cơ khi tập thể dục. Khi nhiệt độ bên ngoài thấp, chân tay lạnh cóng, bạn có thể ngậm một vài lát gừng hoặc uống một cốc trà gừng, kết hợp với ngâm chân tay trong một chậu nước nóng có pha chút rượu gừng. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tắm nước nóng hoặc đang xông hơi. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dần, cảm giác thư giãn xuất hiện, xua tan hết căng thẳng và mỏi mệt. Đây là một cách kết hợp "xông hơi" bên trong và làm ấm từ bên ngoài vào. Tác dụng làm ấm của gừng đã được người Trung Quốc và Ấn Độ phát hiện từ lâu. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, gừng giúp cải thiện và kích thích sự tuần hoàn máu, làm cho các chức năng của cơ thể hoạt động tốt hơn, thậm chí còn cải thiện khả năng tình dục. Đối với chân tay, gừng có các tác động cụ thể sau: - Mang đến sự ấm áp khi lạnh giá. - Làm ấm và lưu thông tuần hoàn ngoại biên, hạn chế tối đa sự tê dại, cóng, buốt ngón tay và ngón chân. - Thư giãn các mạch máu và giúp lưu lượng máu chảy qua nhiều hơn, da dẻ hồng hào hơn. . Dùng Gừng Để Chữa Chứng Chân Tay Lạnh Có những người luôn bị lạnh cóng tay chân bất kể là hè hay đông. Để khắc phục, ngoài các biện pháp ăn uống, luyện tập , bạn có thể dùng gừng để làm. nhiệt độ bên ngoài thấp, chân tay lạnh cóng, bạn có thể ngậm một vài lát gừng hoặc uống một cốc trà gừng, kết hợp với ngâm chân tay trong một chậu nước nóng có pha chút rượu gừng. Hãy tưởng tượng. Đối với chân tay, gừng có các tác động cụ thể sau: - Mang đến sự ấm áp khi lạnh giá. - Làm ấm và lưu thông tuần hoàn ngoại biên, hạn chế tối đa sự tê dại, cóng, buốt ngón tay và ngón chân. -