Đầu xuân chơi chợ Phố Cáo Cao nguyên đá Đồng Văn xám xịt dưới cái lạnh cắt da cắt thịt bỗng dưng xòe nở bao nhiêu là màu sắc. Này là mận trắng tinh khôi. Này là đào chớm tỉnh nụ hồng. Này là cải trắng, cải vàng, cải tím ướt mềm giọt sương sớm trải dài từ cổng trời Quản Bạ. Còn mua rượu ngô thì được tha hồ nếm, có khi đi một vòng nếm rượu là đã lâng lâng Nhưng sặc sỡ nhất phải là chợ phiên với xúng xính váy áo của cộng đồng 17 dân tộc… Xuân về! Và trong những ngày đầu xuân mới này, chúng tôi đã có dịp dạo chơi ở một trong những phiên chợ tấp nập và đông đúc nhất miền biên viễn cực bắc: chợ phiên Phố Cáo. Chợ phiên giữa cao nguyên đá có thể họp cố định vào dịp cuối tuần như chợ phố cổ Đồng Văn, Ma Lé, Mèo Vạc. Nhưng chợ Phố Cáo, cũng như chợ Lũng Phìn, Sà Phìn lại là kiểu chợ lùi. Có nghĩa tuần này chợ họp chủ nhật, tuần sau sẽ là thứ bảy, tuần sau nữa thứ sáu… Chợ giữa các xã cũng họp lệch nhau một ngày, lùi cũng lệch nhau tuần tự một ngày. Thế là bà con mình ngày nào cũng có thể chơi chợ. Ở miền biên ải xa xôi với nhiều bản làng ẩn khuất và cô đơn giữa lưng núi, trên lưng chừng trời, chợ phiên là một không gian văn hóa đầy bản sắc và còn rất nguyên sơ. Không chỉ là trao đổi, buôn bán những sản vật vùng cao vì cuộc mưu sinh, mà đó còn là nơi gặp gỡ, hàn huyên, trò chuyện của đôi lứa tìm hiểu nhau; của những đôi bạn tháng có vài buổi gặp mặt; nơi chia sẻ những nỗi buồn, niềm vui lâng lâng bên chén rượu; nơi những thiếu nữ có thể khoe những bộ váy áo sặc sỡ, những chàng trai uyển chuyển trong những điệu múa khèn du dương. Thế nên với nhiều người, tới chợ không chỉ là đi chợ mà là chơi chợ! Bỗng lại nhớ những vần thơ phiên chợ vùng cao từng được nghe của một tác giả, có lẽ cũng đã cất bước du sơn tới rất nhiều phiên chợ giữa lưng trời lắm mới viết ra được những vần thơ “gập ghềnh” và chênh chao đến thế: “Vó ngựa khua rầm rập, Nhạc dập dồn lưng mây, Trai mười mường phầm phập, Gái chín bản phây phây,… Bát này rồi bát nữa, Rượu đầy như tình đầy, Vòng xòe làm bằng lửa, Tiếng đàn cháy trên dây, Uống như chưa từng uống, Người say núi cũng say, Bạn từ lưng trời xuống, Chân dính đầy mây bay, Tiếng cười xen tiếng lá, Tiếng lá lẫn tiếng chim, Tiếng chim chen tiếng đá, Tiếng đá hòa tiếng tim, Áo bên hoa sặc sỡ, Khèn theo gió véo von, Thề nguyền trao giữa chợ, Nỗi niềm cuốn lên non…”. Và nếu một lần bạn có dịp chơi chợ Phố Cáo sau khi đã vượt cổng trời, sau khi đã vất vả leo những vòng cua vắt vẻo, sau khi gặp những hình ảnh như dưới đây, bạn sẽ thấy những vần thơ trên vô cùng chí lý… Tụt dốc xuống chợ Chợ họp từ sớm, đến 9 giờ là đông nghẹt người với đủ bộ quần áo sặc sỡ Còn mua rượu ngô thì được tha hồ nếm, có khi đi một vòng nếm rượu là đã lâng lâng Đặc sản thắng cố là món mà nhiều người tới chợ phải ăn cho kỳ được Chó cho vụ mùa mới đều được dong tới chợ Chợ gặp một giấc ngủ bình yên giữa phố chợ đông người của em nhỏ theo bà chơi chợ Tới giữa trưa, chợ tan, trở về ai cũng lủng liểng đồ trên lưng . biên viễn cực bắc: chợ phiên Phố Cáo. Chợ phiên giữa cao nguyên đá có thể họp cố định vào dịp cuối tuần như chợ phố cổ Đồng Văn, Ma Lé, Mèo Vạc. Nhưng chợ Phố Cáo, cũng như chợ Lũng Phìn, Sà. nhiều người tới chợ phải ăn cho kỳ được Chó cho vụ mùa mới đều được dong tới chợ Chợ gặp một giấc ngủ bình yên giữa phố chợ đông người của em nhỏ theo bà chơi chợ Tới giữa trưa, chợ tan, trở. Đầu xuân chơi chợ Phố Cáo Cao nguyên đá Đồng Văn xám xịt dưới cái lạnh cắt da cắt thịt bỗng dưng xòe nở bao