4 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé ppsx

6 1.1K 0
4 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

4 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé Trong độ tuổi 1-2, hệ tiêu hóa của bé còn khá nonnớt. Vì vậy, bạn nên lưu ý những điều sau khi chọn và chế biến thức ăn cho con. Hướng dẫn cách dùng đồ hộp Hiện nay, bạn có thể dễ dàng chọn được các loại thực phẩm cho bé hằng ngày từ chợ hay siêu thị. Nhưng để tiện lợi, nhiều bà mẹ thường mua các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn. Khi dùng đồ hộp cho con, bạn nên lưu ý một số điểm sau: - Phải đảm bảo chất lượng, thời gian sử dụng cũng như các thành phần dinh dưỡng được chú thích trên sản phẩm. - Thực phẩm đóng hộp phải có các thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. - Không nên sử dụng để nấu ăn cho bé những loại thựcphẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác. - Đồ hộp sau khi mở nắp nên bảo quản trong tủ lạnh và chế biến cho bé ăn tối đa không quá 24 giờ với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có. Đồ hộp đông lạnh để lâu cũng dễ bị thay đổi hay phân hủy các thành phần dinh dưỡng có lợi. Hơn nữa, qua quá trình chế biến và sử dụng nhiều lần, đồ hộp vô tình là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe bé. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên đi chợ một lần, chọn mua các loại thực phẩm tươi sống và dùng chế biến bữa ăn cho bé. Nếu điều kiện hạn chế, bạn cũng có thể sơ chế qua và rửa sạch sẽ thực phẩm, sau đó bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần trong khoảng 2 ngày. Không nên cho bé ăn nhiều nội tạng động vật Một số bà mẹ quan niệm cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng… sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng này chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. Dù vậy, các loại thứ căn này lại chứa nhiều đạm và các dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì thế, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được. Bạn cũng nên thận trọng với một số loại rau quả rất dễ nhiễm nhiều thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo quản như quýt, táo, lê… Cẩn thận với lò vi sóng Bạn không nên sử dụng lò vi sóng nếu muốn hâm sữa cho bé. Với sức nóng của lò vi sóng, bạn sẽ khó nhận biết độ ấm vừa đủ an toàn cho con bởi lớp sữa trên bề mặt có thể mát hơn so với lớp sữa ở đáy cốc. Nếu bạn quá tin tưởng ở nhiệt độ của lò vi sóng, bé rất dễ bị bỏng miệng khi uống tới lớp sữa bên trong cốc. Tốt nhất, nếu đã hâm sữa bằng lò vi sóng, bạn nên đổ sữa vào bình dành cho bé và lắc đều hoặc có thể dùng thìa khuấy đều cốc sữa và uống thử một chút trước khi cho bé dùng. Lưu ý khi chế biến thực phẩm Trước tiên, bạn phải rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến thức ăn cho bé. Để tránh làm mất các loại vitamin và khoáng chất khi đun nấu, bạn nên đợi nước sôi rồi mới cho rau vào, không nấu quá lâu và cho bé dùng ngay sau khi đun chín. Với các loại gạo hay ngũ cốc, bạn nên xay mịn trước khi sử dụng để nấu cháo cho bé ăn. Với các loại thịt động vật, bạn nên loại bỏ lớp bì hay lớp mỡ thừa trước khi cho vào nồi nấu. Bạn không cần thêm đường hay bất kỳ một chất phụ gia nào vào đồ ăn dành cho bé mà chỉ cần nêm gia vị hay dầu mỡ thông thường hợp với khẩu vị của con là đủ. . 4 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé Trong độ tuổi 1-2, hệ tiêu hóa của bé còn khá nonnớt. Vì vậy, bạn nên lưu ý những điều sau khi chọn và chế biến thức ăn cho con. Hướng. trước khi cho bé dùng. Lưu ý khi chế biến thực phẩm Trước tiên, bạn phải rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến thức ăn cho bé. Để tránh làm mất các loại vitamin và khoáng chất khi đun. chế biến bữa ăn cho bé. Nếu điều kiện hạn chế, bạn cũng có thể sơ chế qua và rửa sạch sẽ thực phẩm, sau đó bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần trong khoảng 2 ngày. Không nên cho bé ăn

Ngày đăng: 01/08/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan