1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Giúp con thành người giỏi giang - Phần cuối doc

5 180 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 167,36 KB

Nội dung

Giúp con thành người giỏi giang - Phần cuối Bố mẹ nào cũng muốn con mình tiếp thu tốt, trở thành một đứa trẻ giỏi giang. Nhưng phải làm sao đây, vì chỉ số IQ của con người là thứ rất khó thay đổi được? Bạn đừng lo, vì có một nhân tố khác còn đóng góp lớn hơn nhiều trong việc chuẩn bị hành trang cho con vào đời; và với nhân tố này, bạn hoàn toàn có thể giúp con rèn luyện. Điều chỉnh cảm xúc là quá trình lâu dài cần đến sự tương tác. (Ảnh: Inmagine) ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC Có một phần quan trọng khác của chức năng điều hành không dễ thể hiện qua các hoạt động và trò chơi, đó là quản lý và điều chỉnh cảm xúc. Đây là một quá trình lâu dài cần đến sự tương tác với mọi người. Khi con ở thuở ấu thơ, đặc biệt là tuổi còn ẵm ngửa, thì bố mẹ chính là tấm gương soi cảm xúc của con. Bé bắt đầu biết thế nào là vui thích khi thấy nụ cười rạng ngời của bạn đáp lại nụ cười hạnh phúc của bé. Đến tuổi tập đi, con lại được biết thêm thế nào là thích thú và tò mò khi bé chỉ vào một bông hoa và được bố mẹ chia sẻ bằng cách nhướng mày và nghiêng tới để nhìn bông hoa gần hơn. Các chuyên gia cho rằng những dấu hiệu biểu hiện cảm xúc như trên, diễn ra nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé hình thành khả năng tò mò, thích thú và những cảm xúc tích cực khác, góp phần hình thành và phát triển khả năng học tập của bé. Bạn cũng có thể giúp con học cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Chẳng hạn như khi con còn nhỏ xíu, con khóc, bố mẹ hãy vỗ về; khi con sợ, hãy ôm con vào lòng và an ủi. Về cơ bản, bạn đang điều chỉnh cảm xúc giúp con. Còn khi con đã lớn hơn chút, bạn có thể giúp con vượt qua những cảm xúc không tốt bằng cách làm bé xao lãng. Bạn hãy giúp con thể hiện cảm xúc tức thời và xa hơn nữa, hãy dạy và làm mẫu cho bé cách đương đầu với khó khăn và từ từ truyền lại cho con nhiệm vụ tự điều chỉnh cảm xúc cho mình. Hầu hết bố mẹ nào cũng đã biết tầm quan trọng của những loại tương tác này với đời sống tinh thần của con. Nhưng bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ năng lực trí tuệ nữa đấy, vì trẻ không thể học tốt được nếu những cảm xúc tiêu cực và căng thẳng cứ thường xuyên tồn tại và "ngáng đường" khả năng suy nghĩ và phân tích thông tin. Giáo sư Diamond giải thích rằng việc học cách bày tỏ cảm xúc tiêu cực có tác động trực tiếp và duy nhất lên chức năng điều hành. Những nghiên cứu về trí não chứng minh rằng khi đưa cho ai đó xem một bức ảnh thể hiện sự giận dữ, buồn hay sợ hãi, nó sẽ kích hoạt hạch hạnh nhân, một phần của não ít liên quan đến lý trí mà liên quan nhiều hơn đến cảm xúc sợ hãi và giận dữ. Tuy nhiên, một khi người đó gọi tên cảm xúc, việc này sẽ kích hoạt vỏ não trước, khu vực liên quan đến chức năng điều hành, và trấn an hạch hạnh nhân. Đây có phải là "sự thông minh về cảm xúc"? Vâng. Nhưng theo cách nghĩ của Stuart Shanker, Giáo sư Tâm lý và Triết học thuộc Đại học Toronto's York University, thì cảm xúc là một phần của trí tuệ. Ông cho biết, "Cảm xúc là một bộ phận của mỗi ý nghĩ, mỗi ý tưởng. Đó là những gì cho phép khoảnh khắc ‘eureka' thăng hoa. Cảm xúc tích cực cũng giúp bé đủ hứng thú để học hành." Sự phát triển chức năng điều hành không phải là một cuộc đua. Trẻ em với vài khí chất như năng động về cảm xúc và thế lực, thích khám phá có thể phát triển chức năng điều hành lâu hơn so với những bé kém năng động và bốc đồng hơn. Trẻ có tính hay thay đổi vẫn được hưởng lợi từ - và thật sự cần - những hoạt động và tương tác nêu trên. Bố mẹ có thể sẽ phải kiên nhẫn một chút để thấy kết quả mình mong đợi, và quan trọng nhất là bạn phải hiểu con cũng như cách hỗ trợ và chỉ dẫn mà con cần. Nguồn: Webtretho (lược dịch) . Giúp con thành người giỏi giang - Phần cuối Bố mẹ nào cũng muốn con mình tiếp thu tốt, trở thành một đứa trẻ giỏi giang. Nhưng phải làm sao đây, vì chỉ số IQ của con người là thứ. khi con còn nhỏ xíu, con khóc, bố mẹ hãy vỗ về; khi con sợ, hãy ôm con vào lòng và an ủi. Về cơ bản, bạn đang điều chỉnh cảm xúc giúp con. Còn khi con đã lớn hơn chút, bạn có thể giúp con. lần trong ngày sẽ giúp bé hình thành khả năng tò mò, thích thú và những cảm xúc tích cực khác, góp phần hình thành và phát triển khả năng học tập của bé. Bạn cũng có thể giúp con học cách kiểm

Ngày đăng: 01/08/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN