KHÓI THUỐC với bà Bầu “Khói thuốc là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu đối với thai nhi” - đó là ý kiến của ông Obgyn Robert Welch - trưởng khoa Sản bệnh viện Providence tại Michigan. Ông Welch đã chứng kiến rất nhiều trường hợp trong quá trình công tác của mình: trẻ sinh non, trẻ sinh ra quá nhỏ, trẻ chết trong bụng mẹ… Khói thuốc là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu đối với thai nhi (google image) Phụ nữ mang thai và đứa bé trong bụng sẽ khoẻ mạnh hơn nếu bà Bầu bỏ được thói quen hút thuốc để tránh nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm. “Bác sĩ có thể kiểm soát được bệnh tật bằng thuốc, nhưng khi phụ nữ mang thai hút thuốc thì không biện pháp nào có thể bảo vệ đứa bé trong bụng.” - ông Welch nói. Khói thuốc - chất độc với bà Bầu và thai nhi Khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất hoá học, bao gồm những chất độc hại như xyanua, chì và ít nhất 60 chất gây ung thư khác. Khi bạn hút thuốc lúc mang bầu, những chất độc hại đi vào máu - nguồn dưỡng chất và oxy duy nhất của thai nhi. Trong số đó có hai chất cực kì độc hại là nicôtin và cácbon mônôxít, xâm nhập vào cơ thể qua đường khói, đến phế nang và vào máu, sau 7 - 8 giây là đến não, làm hạn chế sự di chuyển của oxy trong các mạch máu, bao gồm cả sự di chuyển của oxy trong dây rốn của thai nhi. Chính vì thế, thai nhi trong bụng mẹ sẽ nhận được ít oxy hơn khi bà bầu hút và hít khói thuốc, có thể dẫn đến tình trạng đẻ non và thiếu cân. Ảnh hưởng của khói thuốc đến thai nhi Làm giảm chiều cao và cân nặng: Bà mẹ hút một bao thuốc mỗi ngày sẽ làm trẻ giảm 0,2kg, hai bao thuốc mỗi ngày giảm 0,5kg và thậm chí hơn thế. Khi bà Bầu hút thuốc, thể chất của trẻ giảm sút nghiêm trọng khi ở trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Hút thuốc ở mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cả đời của em bé. Gây nhiễm trùng đường hô hấp: Những đứa trẻ có bà mẹ hút thuốc lúc mang thai, hoặc thường xuyên hít khói thuốc gián tiếp sẽ được sinh ra với một thể trạng yếu hơn những đứa trẻ khác. Phổi của trẻ sẽ rất yếu, đồng nghĩa với việc trẻ phải cần đến sự trợ giúp của máy thở ngày đầu tiên (hoặc thậm chí tuần đầu tiên) khi mới sinh. Sau khi có thể tự thở, trẻ sẽ gặp phải những vấn đề về hô hấp, vì phổi của trẻ đã chịu những ảnh hưởng do nicôtin và cacbon mônôxit trong khói thuốc để lại. Đặc biệt, mẹ hút thuốc khi mang thai, trẻ dễ mắc bệnh hen suyễn và có nguy cơ đột tử rất cao. Các bà Bầu cần tránh xa những nơi có khói thuốc (google image) Tác động đến não: Trẻ sẽ gặp một số vấn đề như tiếp thu chậm, rối loạn hành vi và chỉ số IQ thấp. Tác động đến hệ tiêu hóa: Bé trong bụng có một hệ tiêu hóa yếu hơn những bé bình thường. Sau khi sinh ra, bé sẽ phải chịu những cơn đau bụng do co thắt, đường ruột yếu dẫn đến hay bị đi ngoài. Tăng nguy cơ thai chết lưu: Bà Bầu hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu, do thai nhi không nhận được đủ oxy để phát triển. Tăng nguy cơ sinh non: Cơ thể người phụ nữ mang thai có chiều hướng kết thúc giai đoạn thai kì để bảo vệ đứa trẻ khỏi những tác động độc hại của khói thuốc. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể và dẫn đến tình trạng trẻ sinh non. Nguy cơ sảy thai cao: Những chất độc hại có trong khói thuốc và đặc biệt là sự thiếu hụt oxy sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi không có đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển. Bà bầu phải làm gì? Bạn sẽ tặng cho con mình một món quà vô giá khi bạn cai thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất, bạn nên bỏ thuốc trước khi có ý định mang thai. Bỏ thuốc cũng giúp bạn tăng khả năng thụ thai (hút thuốc làm giảm 40% khả năng thụ thai của phụ nữ), tập trung vào những việc khác như ăn uống tốt, tập thể dục và chuẩn bị cho bé ra đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bỏ được thuốc trước khi mang thai. Cai thuốc khi bạn đang có em bé không phải là quá muộn. Hãy bỏ thuốc dần dần, vì sức khỏe của con bạn. Một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Sản khoa cho rằng, những bà Bầu bỏ thuốc trong 3 tháng đầu của thai kì sẽ nâng cao sức khỏe cho chính mình và em bé, bé sinh ra ít gặp những vấn đề về sức khỏe hơn và có một thể chất tốt hơn sau này. Bỏ thuốc trong giai đoạn 2 của thai kì cũng sẽ nâng cao được sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên tỉ lệ không cao. Từ tuần thứ 14 - 16 là khoảng thời gian thai nhi tăng trưởng nhiều về cân nặng. Nếu bạn vẫn tiếp tục hút thuốc trong giai đoạn này, em bé sẽ bắt đầu phát triển chậm. Nhưng ngay khi bạn bỏ thuốc, thai nhi sẽ nhận được đủ ôxy cần thiết cho quá trình phát triển. Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và nhận thấy những tín hiệu lạc quan của thai nhi khi bạn bỏ thuốc. Thậm chí, khi bạn bỏ thuốc lúc mang thai được 30 tuần, khoảng thời gian còn lại thai nhi vẫn sẽ tăng cân nhanh chóng. Sức hút của nicôtin sẽ làm giảm quyết tâm bỏ thuốc của bạn, thậm chí khi bạn rất thương con. Vì vậy, bạn không nên tự mình cai thuốc. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về những cách khác nhau để bỏ thuốc. Bạn cũng có thể nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh. Bạn nên tham gia một tổ chức tập hợp những bà mẹ mang thai muốn cai thuốc để có thêm quyết tâm và được hướng dẫn đúng cách. Các bà Bầu cũng cần tránh xa những nơi có khói thuốc vì lượng khói bạn hít vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nếu bà Bầu có chồng hoặc những người thân trong gia đình hút thuốc lá, hãy cho họ biết những tác hại của khói thuốc đến thai nhi và tích cực thuyết phục họ bỏ thuốc vì sức khỏe của em bé. Thùy Linh . tật bằng thuốc, nhưng khi phụ nữ mang thai hút thuốc thì không biện pháp nào có thể bảo vệ đứa bé trong bụng.” - ông Welch nói. Khói thuốc - chất độc với bà Bầu và thai nhi Khói thuốc lá. KHÓI THUỐC với bà Bầu Khói thuốc là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu đối với thai nhi” - đó là ý kiến của ông Obgyn Robert Welch. hơn khi bà bầu hút và hít khói thuốc, có thể dẫn đến tình trạng đẻ non và thiếu cân. Ảnh hưởng của khói thuốc đến thai nhi Làm giảm chiều cao và cân nặng: Bà mẹ hút một bao thuốc mỗi