Sai lầm khi dùng thuốc giảm đau Trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm đau với tên thương mại và biệt dược khác nhau. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng và không gây phản ứng phụ nếu trong sử dụng không phạm những sai lầm dưới đây. Dùng thuốc quá liều Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Đặc biệt với thuốc giảm đau bạn chỉ nên dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Không phải cứ dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp cơn đau một cách biến mất một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn. Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, thuốc không phát huy tác dụng của nó và còn gây hại đến chức năng gan. Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích Có những người do sợ vị đắng mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa caffeine Tuy nhiên điều này rất phản khoa học. Đặc biệt việc dùng những đồ uống có cồn để uống thuốc sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm độc cơ thể, đi ngược lại lợi ích của thuốc. Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu đường tiêu hóa. Hơn nữa thói quen uống thuốc sai cách này còn rất có hại cho gan. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường. Uống thuốc khi lao động, lái xe Theo nhiều nghiên cứu, thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng, mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái, không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lao động, lái xe Không quan tâm đến tương tác thuốc Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuốc có thể gây nên hiện tượng tương tác thuốc với loại thuốc giảm đau và ngược lại. Ví dụ như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc đái tháo đường. Dùng theo đơn thuốc của người khác Việc bác sĩ kê đơn sử dụng loại thuốc giảm đau phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người và tùy theo độ tuổi. Chính vì vậy, không thể dùng đơn thuốc giảm đau của người này dành cho người khác. Bẻ thuốc Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc làm này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng, không phát huy hiệu quả chữa bệnh mà lại có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Đau đầu - thuốc giảm đau không phải là giải pháp Bạn bị stress vì công việc và ngủ không đủ giấc đêm qua, kết quả là bạn đã bị một cơn đau đầu kinh khủng. Vậy thì bạn sẽ làm gì? Chẳng có gì khó, chỉ cần một viên Panadol hoặc Tylenol thì xem ra cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu biến mất, cuộc sống lại tràn đầy màu sắc. Ngày hôm sau, khi thức dậy, bỗng dưng bạn lại cảm thấy đau đầu, lần này cơn đau không dữ dội như hôm qua nhưng cứ tái đi tái lại. Cũng lại giở trò cũ, thuốc đã mua sẵn ngày hôm qua rồi, tội gì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng càng trở nên “tàn nhẫn”. Thế nhưng sự đời đâu có dễ ăn như ta tưởng. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn đã “hãm tài” những “receptor đau” vốn có nhiệm vụ “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau đầu của bạn vẫn “ăn dầm nằm dề” ở đó, nhưng vì não đã bị “cắt liên lạc” cho nên làm cho bạn không còn cảm thấy đau. Cũng có nghĩa là thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để mà trị, bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu. Nhiều loại thuốc giảm đau không tốt cho cơ thể Thêm vào đó, Tylenol hoặc Panadol (tên biệt dược của paracetamol) không hiền như ta tưởng. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng paracetamol chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc; khoảng 44% đã đọc nhãn thuốc và biết rằng mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau. Nếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng có cơ hội bị dính theo hiệu ứng hồi ngược (rebound) và càng làm cho cơn đau đầu càng không còn lối thoát. Khi bạn sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ bị nghiện thuốc. Điều gì sẽ xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”? Bạn sẽ bị cơn đau đầu hành hạ bạn một cách dã man hơn và càng làm cho bạn muốn uống thêm nhiều thuốc hơn và càng nhiều thuốc hơn nữa tạo thành cái vòng luẩn quẩn. Không phải nói ra những điều này nhằm thuyết phục bạn đừng có rớ vào mấy loại thuốc giảm đau. Không thể phủ nhận công lao của chúng, tuy nhiên đừng để chúng biến thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của bạn. Có một điều nếu nói ra tưởng là dư thừa: luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nhiều loại thuốc tuy rằng dùng khác mục đích nhưng lại có chung thành phần hoạt chất. Vì vậy, nếu dùng những loại thuốc này cùng một lúc sẽ càng làm tăng hàm lượng các thành phần hoạt chất giống nhau có mặt ở 2 thuốc khác nhau và sẽ càng làm tăng thêm độc tính. Một ví dụ rõ nhất là Tylenol trị đau đầu có chứa paracetamol, một số loại thuốc trị cảm cúm khác cũng có chứa paracetamol, nếu sử dụng 2 loại thuốc này cùng một lúc, sự quá liều paracetamol rất có thể xảy ra. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thất thường, mượn rượu giải sầu thì càng làm tăng khả năng công phá lá gan mong manh của bạn. Điều “khó chịu” nhất là khi lá gan bị công phá ở giai đoạn sớm, những triệu chứng gặp phải rất giống cúm và làm cho bạn càng sử dụng thêm thuốc trị cúm và càng làm cho lá gan “oải chè đậu” hơn. Nếu bạn bị hiệu ứng đau đầu hồi ngược khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, điều duy nhất bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế là ngưng ngay tất cả các loại thuốc giảm đau và thay thế bằng những liệu pháp tự nhiên khác. Những liệu pháp tự nhiên này đã được dùng từ lâu đời và đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau. Những liệu pháp này bao gồm thủy liệu pháp (hydrotherapy), hương liệu pháp (aromatherapy), châm cứu, massage, yoga Trị những cơn đau đầu đúng phương pháp sẽ làm bạn tiết kiệm tiền bạc chi tiêu vào những loại thuốc giảm đau vốn hay gây “nhức đầu” cho túi tiền của bạn. Để an toàn khi dùng thuốc giảm đau papaverin Ngày nay, chỉ định của papaverin có những điểm khác trước. Nếu không nắm các thông tin này, việc dùng sẽ không đem lại hiệu quả mà có thể gây tai biến. Papaverin là hoạt chất chiết từ nhựa cây thuốc phiện nhưng chỉ có tác dụng giảm đau do co thắt mà không có tác dụng giảm đau do ức chế thần kinh trung ương như các hoạt chất thuốc phiện khác (morphin, codein). Cơ chế chống co thắt của papaverin là ức chế phosphoryl hoá và cản trở co cơ. Papaverin được xếp vào nhóm giảm đau chống co thắt có tác dụng hướng cơ, được dùng làm giảm cơn đau do tăng nhu động ruột - dạ dày (trong viêm đại tràng, dạ dày, viêm ruột) do co thắt tử cung (trong thống kinh) do quặn thận, mật (trong viêm thận, túi mật) Papaverin còn chống cơn co thắt mạch máu não, ngoại vi, làm giãn cơ tim. Trước đây, thuốc từng được dùng trong bệnh thiếu máu não, thiếu máu cơ tim, co thắt phế quản do hen, cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên nó không đưa lại hiệu quả chắc chắn. Nay đã có nhiều thuốc thay thế chữa các bệnh này tốt hơn, ít độc hơn, nên không dùng vào việc này nữa. Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau papaverin. Chưa có thông tin đầy đủ về tác hại của papaverin với thai, với quá trình sinh sản. Trước đây, thuốc được dùng chống “dọa sảy thai”, nay do có nhiều thuốc tốt hơn, an toàn hơn, nên rất ít được dùng. Các tài liệu mới nhất (Dược thư Việt Nam 2002) ghi “Không dùng papaverin cho người có thai”. Chưa có thông tin đầy đủ về sự bài tiết papaverin vào sữa. Tránh dùng cho người cho con bú. Papaverin có thể gây hiện tượng quá mẫn. Chứng quá mẫn ở gan biểu hiện vàng da, rối loạn tiêu hoá, tăng bạch cầu eosin, thay đổi men gan. Không dùng cho người có tiền sử quá mẫn với thuốc này. Ngừng ngay thuốc khi có hiện tượng quá mẫn gan. Thuốc tiêm tĩnh mạch papaverin khi tiêm nhanh có thể gây loạn nhịp tim, ngừng thở, tử vong. Hết sức thận trọng khi dùng dạng thuốc này. Không được pha trộn papaverin tiêm vào dịch truyền ringer lactat vì gây tủa, làm biến chất thuốc, dẫn đến tai biến. Papaverin còn có thể gây suy giảm dẫn truyền nhĩ - thất, gây ngoại tâm thu thất nhất thời, ngoại tâm thu hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát, không được dùng thuốc khi có block nhĩ thất hoàn toàn và hết sức cẩn trọng khi có suy giảm dẫn truyền nhĩ - thất. Không được dùng cho người bị bệnh Parkinson, đặc biệt khi đang dùng thuốc chữa bệnh Levodopa vì sẽ gây các tương tác bất lợi. Papaverin làm co mạch, tăng huyết áp, không được dùng nó cho người có chứng tăng áp lực sọ, tăng nhãn áp. Nếu dùng liều cao và (hoặc) kéo dài có thể gây chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, ngủ lịm và quen thuốc. Khi uống papaverin xuất hiện hiệu lực rất nhanh, duy trì được trong khoảng 6 giờ, vì vậy nên uống cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Nếu dùng dạng thuốc uống phóng thích hoạt chất chậm thì hiệu lực xuất hiện có muộn hơn nhưng duy trì được trong 12 giờ, nên uống liều có hiệu lực cách nhau mỗi 12 giờ một lần. Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau Người ta đã thống kê có tới 50% bệnh nhân đến gặp thầy thuốc vì triệu chứng đau. Bởi vậy, dù chỉ là thuốc chữa triệu chứng, nhưng thuốc giảm đau vẫn cần dùng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, phần lớn những người sử dụng các chế phẩm giảm đau không những sử dụng sai phương pháp mà còn không để ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc này. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau. Khi lựa chọn thuốc cần chú ý đến cường độ và bản chất của đau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên uống thuốc theo bậc thang giảm đau: Bậc 1 (đau nhẹ): Dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, thuốc chống viêm không phải steroid. Dùng một trong các thuốc giảm đau thông dụng nhất là paracetamol, aspirin, ibuprofen việc chọn lựa tùy theo sự nhạy cảm của từng người, những chống chỉ định khác nhau và sự tương tác của chúng với những thuốc khác. Bậc 2 (đau vừa): Phối hợp thuốc loại opioid yếu (codein, oxycodon) với paracetamol, thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ. Có thể dùng các thuốc giảm đau mạnh hơn như codein hoặc dextropropoxyphen. Bậc 3 (đau nặng): Dùng thuốc giảm đau loại opioid mạnh: morphin, hydromorphon, methadon phối hợp với thuốc chống viêm không steroid. Thường gặp trong các trường hợp đau do ung thư, do bỏng nặng hoặc chấn thương nặng thì phải dùng đến morphin và các dẫn chất của nó. Vì dễ gây ra hiện tượng quen thuốc, nghiện thuốc, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của thầy thuốc, dùng đúng liều lượng và đúng thời gian quy định. Những tác dụng không mong muốn khỉ sử dụng thuốc giảm đau Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Đây là tác dụng phụ rất hay gặp với các mức độ khác nhau: cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng. Tác dụng phụ xuất hiện cả khi dùng đường uống hoặc đường tiêm. Sở dĩ, tác dụng phụ này hay gặp nhất do một mặt thuốc gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác nó làm giảm quá trình sản xuất chất nhày tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc. Nghiện thuốc: Nhiều bác sĩ đã kê cho bệnh nhân những thuốc giảm đau hạng nặng như hydrocodone trong những trường hợp đau mạn tính hoặc đau kéo dài. Điều không may là những thuốc giảm đau này sẽ gây nghiện, nhất là những người sử dụng thuốc trong thời gian dài. Huyết áp cao: Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa aspirin sẽ tăng khả năng bị cao huyết áp gấp hai lần. Riêng aspirin thì chưa có bằng chứng gây cao huyết áp ở phụ nữ. Gãy xương: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nhóm thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg. Tổn thương gan: Những loại thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể làm tổn thương gan một cách nghiêm trọng nếu dùng sai cách hoặc dùng quá liều, thậm chí có thể gây suy gan cấp và tử vong. Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn trên gan sẽ được giảm nếu không sử dụng thuốc giảm đau quá liều hoặc thời gian quá dài hơn chỉ định. Tổn thương thận: Paracetamol và ibuprofen có thể gây tổn thương thận nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc được sử dụng bởi những người đã có tiền sử về bệnh thận. Vì vậy phải tuyệt đối dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Tác dụng không mong muốn khi dùng morphin: Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là buồn nôn và nôn, táo bón, ức chế thần kinh, co đồng tử, bí đái có thể gặp các biểu hiện khác với mức độ ít hơn như ức chế hô hấp, ngứa, toát mồ hôi, lú lẫn, ác mộng, ảo giác, co thắt túi mật, co thắt phế quản Trong trường hợp morphin tiêm ngoài màng cứng ít gây buồn nôn, nôn, co thắt đường mật hoặc đường niệu hơn khi dùng qua các đường khác. . Sai lầm khi dùng thuốc giảm đau Trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm đau với tên thương mại và biệt dược khác nhau. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ. những sai lầm dưới đây. Dùng thuốc quá liều Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khi n bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Đặc biệt với thuốc giảm đau bạn. thuốc theo bậc thang giảm đau: Bậc 1 (đau nhẹ): Dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, thuốc chống viêm không phải steroid. Dùng một trong các thuốc giảm đau thông dụng nhất