Những thành phố sống chậm Đó là những thành phố không có những dòng xe hơi nối đuôi nhau dài dằng dặc ở trung tâm, không có nhiều tiệm ăn nhanh và không có nhiều siêu thị Thành phố thong thả Ở trung tâm thành phố Orvieto, miền Trung nước Ý, những chiếc xe hơi chạy rất chậm qua những con phố quanh co và phải nhún nhường trước những người đi bộ bước thong thả qua những lằn vạch ở các ngã tư. Muốn có chỗ đậu xe phải lái xe ra khỏi khu phố trung tâm và phải tốn một khoản kha khá để trả phí đậu xe. Những phiền toái này khiến trung tâm Orvieto ít xe hơi và nhờ đó mà thành phố đến giờ vẫn giữ được nét thanh bình. Ở Orvieto có rất ít siêu thị bởi người dân xứ này vẫn thích thưởng thức cái thú lang thang quanh các khu chợ hay mua hàng trong những cửa hiệu nép bên một con phố vắng vẻ. Người có công bảo tồn cuộc sống thư thái của Orvieto là Stefano Cimicchi, 51 tuổi, người từng giữ chức thị trưởng thành phố từ năm 1991 đến năm 2004. Suốt tám năm đứng đầu Orvieto, ông đã kiên trì vận động người dân hạn chế đi lại bằng xe hơi, hạn chế dùng thức ăn nhanh, trong khi phổ biến các món ăn truyền thống của địa phương, tăng cường sử dụng năng lượng sạch để tránh ô nhiễm. Người Ý gọi những thành phố kiểu như Orvieto là Cittáslow – thành phố sống chậm. Được hình thành vào năm 1999 theo sau phong trào Slow food (thức ăn chậm) của những năm 80, đến nay Cittáslow là tiêu chuẩn sống của 42 thành phố ở Ý và hơn 30 thành phố khác ở 11 quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Ba Lan, Na Uy, Úc Ngày 4.12 vừa qua, phong trào Cittáslow vừa chào đón thêm bốn thành viên mới. Đó là Jeungdo Changpyeong, Yuchi và Cheongsando ở miền Nam Hàn Quốc – những Cittáslow đầu tiên của châu Á. Người ta từng nghi ngờ rằng Cittáslow là một xu hướng sống hoài cổ và bảo thủ, không phù hợp với thời cuộc. Nhưng phong trào Cittáslow ngày càng chứng minh là một phong cách sống lý tưởng khi cung cấp được cho người dân những không gian sống không yên tĩnh, không ô nhiễm môi trường và không căng thẳng. Những tiêu chuẩn thong thả Nhưng không phải cứ hạn chế hay bảo tồn là được phong danh hiệu sống chậm. Những Cittáslow còn phải biết giữ gìn văn hóa của địa phương, cũng như các nghề thủ công hay ngành sản xuất đặc trưng. Và một khu dân cư muốn được vào danh sách những Cittáslow của thế giới không chỉ phải đảm bảo dân số dưới 50.000 người mà còn phải thoả mãn 55 tiêu chí đánh giá hết sức khắt khe, trong đó có cả những tiêu chí đánh giá nhận thức của dân về tầm quan trọng của sản xuất địa phương. Một thành phố Cittáslow vẫn phải cập nhật được các thành tựu về sinh thái và năng lượng. Ví dụ, thành phố biển Pisa của Ý đã lắp đặt một hệ thống quan sát điện tử giúp xử phạt tự động những xe hơi đậu quá giờ trong các bãi đậu xe, hay chạy quá tốc độ cho phép trong những khu vực mà xe hơi bị giới hạn lưu thông, để hạn chế hiệu quả xe hơi đi lại trong khu trung tâm. Ở Đức, các thành phố Cittáslow như Hersbruck, Waldkirch hay Schwarzenbruch đang triển khai các mạng lưới thu điện mặt trời hay điện gió. Phong trào sống chậm Đến giờ, từ phong trào Slow food, không chỉ có Cittáslow mà còn có những phong trào chậm rãi khác như phong trào “du lịch thong thả”, “mua sắm thong thả”, “lái xe thong thả” hay “đạp xe thong thả” – một phong trào khuyến khích người dân chuyển từ đi xe hơi sang đi xe đạp. Bước tiếp theo trong các dự án là một chương trình giáo dục trẻ em biết thưởng thức cuộc sống thong thả. Điều đó không phải chỉ có nghĩa là bọn trẻ ngoài việc học tập ở trường, còn phải học từ thiên nhiên, từ xã hội. Chúng phải biết thị trấn nơi chúng ở có lịch sử như thế nào, cây cối xung quanh đâm chồi nảy lộc ra sao, hay những thức ăn nào tốt cho sức khoẻ. Những người phụ trách của tổ chức Cittáslow hiện đang mong muốn truyền bá cho người dân trong các thành phố sống chậm biết cách chọn lựa những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ và môi trường. “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một thành phố có một cuộc sống tốt đẹp”, Stefano Cimicchi, chủ tịch tổ chức Cittáslow tại Ý, khẳng định. . Những thành phố sống chậm Đó là những thành phố không có những dòng xe hơi nối đuôi nhau dài dằng dặc ở trung tâm, không có nhiều tiệm ăn nhanh và không có nhiều siêu thị Thành phố. ô nhiễm. Người Ý gọi những thành phố kiểu như Orvieto là Cittáslow – thành phố sống chậm. Được hình thành vào năm 1999 theo sau phong trào Slow food (thức ăn chậm) của những năm 80, đến nay. thả Ở trung tâm thành phố Orvieto, miền Trung nước Ý, những chiếc xe hơi chạy rất chậm qua những con phố quanh co và phải nhún nhường trước những người đi bộ bước thong thả qua những lằn vạch