Thắc mắc khi chống nắng cho da Bạn đã tìm hiểu rất nhiều về việc bảo vệ, làm đẹp da mùa nắng, kem chống nắng cho da, nhưng vẫn có những nhầm lẫn hay thắc mắc nho nhỏ. Q. Các tia UV trong nắng thường gây hại cho da, thậm chí có thể gây ung thư da. Kem chống nắng có khả năng ngăn chặn được hoàn toàn các tia này hay không? A. Trong kem chống nắng có chứa các thành phần hấp thụ hoặc ngăn cản tia UV tác động vào da. Tuy nhiên, không có loại kem chống nắng nào có thể hấp thụ và ngăn cản 100% tia UV. Nhiệt độ và ánh nắng là các yếu tố gây ảnh hưởng và tổn thương da rất mạnh. Q. Người ta thường nói, từ 10 đến 14 giờ, nắng có thể làm bỏng da, hại da nhiều nhất. Nhưng mùa hè, tại các thành phố nhiệt đới, nắng từ 8 giờ sáng đã rát bỏng, lúc này nắng đã gây hại cho da được chưa? A. Nhiệt độ và ánh nắng là các yếu tố gây ảnh hưởng và tổn thương da rất mạnh cho nên dù mới chỉ 8 giờ sáng nhưng sức nóng và lượng nhiệt đó vẫn ảnh hưởng đến làn da. Vì vậy, bạn cần thoa kem chống nắng ngay khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài đồng thời có sử dụng nón rộng vành, cáo khoác, kính râm. Q. Một số loại kem chống nắng thực chất chỉ làm cho da không bị bỏng, da vẫn bị bắt nắng và rất lâu nhả nắng? Điều này đúng hay sai? A. Sai. Vì kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng hoàn hảo khi được sử dụng đúng cách và tính đúng thông số chống nắng, thời gian kem chống nắng có thể bảo vệ da. Q. Kem chống nắng có thành phần gì là chính để có thể bảo vệ da? Ngoài ra, còn có thêm thành phần gì trong kem chống nắng để dưỡng da không? A. Các sản phẩm chống nắng có các thành phần và màng chắn tia UV phối hợp cùng với các hoạt chất giữ ẩm nhằm ngăn ngừa tình trạng khô và mất nước cho da như vitamin E… Q. Có loại kem chống nắng nào có thể sử dụng như một loại kem nền làm đẹp khi trang điểm không? A. Không. Bạn có thể chọn kem chống nắng thay cho lớp kem lót trang điểm nhưng không thể dùng kem lót như chức năng của kem nền vì kem chống nắng chỉ có thể bảo vệ da nhưng không có công dụng hỗ trợ cân bằng màu sắc da cho lớp nền hoàn hảo. Bạn có thể chọn kem chống nắng thay cho lớp kem lót trang điểm nhưng không thể dùng kem lót như chức năng của kem nền. Q. Kem chống nắng có loại nào không trôi khi xuống nước? A. Không có loại kem chống nắng nào là không trôi khi gặp nước và cát. Chỉ có thể trôi nhiều hay ít mà thôi. Theo các bác sĩ da liễu, nên thoa kem chống nắng 2 tiếng một lần để bảo đảm da tốt nhất. 5 vitamin dành cho da sạm nám Muốn da giảm đi những sạm nám đáng ghét, bạn có thể ăn trái cây hoặc rau củ. Bạn cũng có thể uống viên đa vitamin mỗi ngày. Nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên dùng cả kem dưỡng chứa vitamin trực tiếp lên da bởi cơ thể bạn chỉ chuyển tải một phần lượng vitamin hấp thụ được lên da. Dưới đây là 5 loại vitamin mà bạn nên bổ sung để làn da luôn sáng, khỏe. Vitamin A: Loại chất chống lão hóa tốt nhất. Chất chiết xuất vitamin A có tên gọi retinoid. Vitamin A giúp giảm các vết nhăn, xóa mời các vết nám nâu và giúp làn da mịn hơn. Tiến sĩ Doris Day, trợ giảng tại Trung tâm Y dược trường Đại học New York cho biết: "Có hơn 700 nghiên cứu cho thấy vitamin A khiến làn da trẻ khoẻ hơn". Vitamin A giúp làn da trẻ khỏe hơn, có nhiều trong: Gan, thịt, cá Bổ sung: Gan, thịt, cá, rau quả chứa carotene Để hấp thụ vitamin A cần ăn thêm bơ và váng sữa. Vitamin B3: Tăng cường độ ẩm giúp trên da giúp giảm các vết mẩn đỏ. Trên các sản phẩm dưỡng da, vitamin B3 có tên gọi là niacinamide. Vitamin B3 được chứng minh là tăng cường sự sản xuất ceramide và axit béo, hai hợp chất quan trọng đóng vai trò bảo vệ da. Khi có lớp màng bảo vệ da tốt hơn, thì da có khả năng hút ẩm và đẩy chất thải trên da tốt hơn. Chính vì thế B3 là một chất vô cùng tốt, đặc biệt là với làn da khô và nhạy cảm. Vitamin B3 còn giúp ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn vào các tế bào da, vì thế hạn chế các vết nám đen trên da. Vitamin C: Chất chống lão hóa toàn diện. Vitamin C được xem là chất chống các gốc tự do trên tế bào, là nguyên nhân của các vết nhăn, da nhão và những hiện tượng lão hóa da khác. Vitamin C giúp làn da chắc khỏe và mịn màng, giảm các vết nám. Trong một nghiên cứu, các phụ nữ chữa da bị cháy nắng với vitamin C trong vòng 6 tháng cho thấy các cải thiện rất đáng kể trong làn da như da sáng hơn, chắc khỏe hơn. Dù công hiệu của vitamin A và C nghe có vẻ giống nhau, nhưng thực chất bạn nên dùng cả 2 loại bởi làn da lão hóa theo những chiều hướng khác nhau và bạn cần phải dùng nhiều vitamin hỗ trợ. Bổ sung: Quả lựu, chanh, cam bưởi, rau cần tây, tỏi… Vitamin C có nhiều trong quả lựu là ch ất chống lão hóa toàn diện Vitamin E: Giúp chữa trị da khô và chống tác hại của tia UV. Vitamin E giảm hiện tượng da khô bằng cách giúp da duy trì độ ẩm. Vitamin E cũng có thể giúp da điều hoà những tác hại do các gốc tự do trong tế bào gây ra. Trong một nghiên cứu cho thấy vitamin E có tác dụng phục hồi những tác hại trên da do tiếp xúc với khói thuốc lá. Vitamin E còn giúp da bớt nổi đỏ, thô ráp và khô. Bổ sung: Dầu thực vật, rau quả… Vitamin K: Cho đôi mắt trẻ và sáng Vitamin K giúp xóa mờ quầng thâm dưới mắt. Các mao mạch dễ vỡ làm máu thoát ra dưới da là một nguyên nhân gây mắt thâm quầng, và vitamin K (aka phytonadione) sẽ giúp giảm hiện tượng này bằng cách kiểm soát sự đông máu. Một nghiên cứu cho thấy dùng kem chứa vitamin K và A liên tục trong vòng 4 tháng đã giúp quầng thâm trên da giảm đi. Bổ sung: Dầu thực vật, xà lách, hành, cần tây, thì là. 5 mẹo dinh dưỡng cho da Thời tiết nắng nóng khiến da dễ bị vi khuẩn tấn công, gây các bệnh như rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc đảm bảo vệ sinh da, những người da "nóng" cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. 1. Đảm bảo 4 nhóm thực phẩm Theo Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Trưởng khoa Dinh dưỡng - BV 198 (Bộ Công an), mùa hè rất nhiều người mắc các bệnh về da như rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt Phần lớn người mắc bệnh là trẻ em, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng yếu nên rất dễ bị tổn thương ngoài da và những người mắc bệnh đái tháo đường Những người dễ bị tổn thương về da như trên cần đảm bảo ăn đủ bốn nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường năng lượng, đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể: Nhóm 1 cung cấp gluxit có trong gạo, mỳ, ngô ; Nhóm 2 cung cấp protein có trong thịt, cá, đậu đỗ, sữa ; Nhóm 3 cung cấp chất béo có trong dầu mỡ, chất bơ ; Nhóm 4 cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong rau, quả 2. Hạn chế đồ cay, nóng, béo Ngoài việc ăn đủ chất, trong khẩu phần ăn của những người mắc bệnh về da nên giảm các thức ăn giàu năng lượng, nhất là đồ cay, nóng sẽ tạo cảm giác ngán, khó nuốt. Những thức ăn, món ăn cay nóng, sử dụng quá nhiều gia vị như: Cà ri, gừng, riềng, sả, tiêu, nghệ, hành, tỏi sẽ kích thích làm tăng nhiệt của cơ thể nên dễ bị rôm sẩy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường bột cũng làm cơ thể thấy nóng hơn do tạo nhiều năng lượng. Nên tăng cường ăn hoa quả, rau xanh để cơ thể được cung cấp nhiều vitamin, tăng sức đề kháng. Mỗi ngày tối thiểu cần phải đảm bảo 0,5kg rau xanh và hoa quả. Ăn hoa quả tươi, nhất là những loại hoa quả có màu đỏ, xanh, vàng như: Dưa hấu, cam, thanh long, táo, cà chua Có thể dùng các loại hoa quả này ép lấy nước uống hoặc làm sinh tố. Hạn chế ăn các loại hoa quả có chứa nhiều đường như: Mít, vải, nhãn, xoài Nên uống ít nhất 1,5 -2lít nước/ ngày. (Ảnh minh họa) 3. Chế biến đồ luộc, hấp Vào ngày hè, nên thay các món xào, rán bằng các món luộc hấp sẽ tạo cảm giác mát, dễ ăn. Người mắc nhiều rôm cần dùng thực phẩm mát như mồng tơi, rau má, rau ngót, bột sắn dây, đậu xanh, đậu đen. Nên chế biến các loại canh chua có nhiều nước, được chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như: Canh cua, hến, thịt nạc nấu chua Chẳng hạn, món thịt thay vì quay, rim thì băm nhỏ cho vào nấu canh rau ngót; thay món cá rán, kho bằng món hấp hoặc nấu canh chua Trong các món canh này đã đủ chất béo, đạm, chất khoáng. Những người bị mụn nhọt dai dẳng cần hạn chế ăn đồ ngọt. Tỷ lệ đường trong máu và ở da cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cầu khuẩn gây viêm nhọt phát triển. Với những người đã có tiền sử dễ bị mẩn ngứa, dị ứng nổi mề đay khi ăn sò, tôm, cua cần ăn hạn chế vì mùa hè dị ứng sẽ nặng hơn so với mùa đông. 4. Uống nhiều nước Trong mùa hè, nhiệt độ tăng cao, hoạt động nhiều trong thời tiết oi bức khiến da ra mồ hôi nhiều làm mất nước và muối. Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, cơ thể cần bù nước để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, những người rôm sẩy, ngứa ngáy, mụn nhọt rất cần nước để thải chất độc. Nên uống ít nhất 1,5 -2lít nước/ ngày. Thạc sĩ Tường Vi cũng cho biết, mọi người không nên để quá khát mới uống nước mà nên uống thường xuyên, chia thành nhiều lúc. Khi uống nước không được uống ừng ực, liền mạch một lúc thật nhiều nước mà cần uống từ từ ít một, khát bao nhiêu uống bấy nhiêu; mỗi lần chỉ nên uống 100-150 ml nước, cách nhau 15-20 phút. Uống một hơi để thỏa mãn cơn khát không làm tan cơn khát mà tạo cảm giác buồn nôn cho người uống vì tim phải làm việc nhiều hơn. 5. Chế biến các đồ uống mát Thạc sĩ Tường Vi cho biết, những người da "nóng" nên uống bột sắn dây, chè đỗ đen, đỗ xanh. Khi đun đỗ xanh, đỗ đen nên cho thêm ít muối sẽ có tác dụng giải nhiệt rất tốt. “Người bị mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm cũng nên uống trà xanh. Trà xanh có vị đắng, mát và có tính thanh nhiệt, ngừa mụn nhọt. Có thể dùng trà tươi nấu nước để uống hoặc dùng trà xanh hãm với nước sôi để uống. Trong trà chứa nhiều vitamin giúp da luôn mềm mại và chứa chất flavonoid có tác dụng bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường. Mọi người có thể dùng trà thay cà phê, nước ngọt hay soda để có một làn da sáng đẹp trong những ngày hè". . Thắc mắc khi chống nắng cho da Bạn đã tìm hiểu rất nhiều về việc bảo vệ, làm đẹp da mùa nắng, kem chống nắng cho da, nhưng vẫn có những nhầm lẫn hay thắc mắc nho nhỏ. Q. Các tia UV trong nắng. kem chống nắng thực chất chỉ làm cho da không bị bỏng, da vẫn bị bắt nắng và rất lâu nhả nắng? Điều này đúng hay sai? A. Sai. Vì kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng hoàn hảo khi. số chống nắng, thời gian kem chống nắng có thể bảo vệ da. Q. Kem chống nắng có thành phần gì là chính để có thể bảo vệ da? Ngoài ra, còn có thêm thành phần gì trong kem chống nắng để dưỡng da