Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 4 potx

11 320 0
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 4 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 34 Mũ và lều vải. - Công ty chuyên nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất, thuốc nhuộm. - Các hoạt động thương mại - dịch vụ . - Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ÚC, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Nam Phi, khu vực EU. Trong đó nhiều nhất là Nhật Bản chiếm 50% doanh thu xuất khẩ u. Đại lý bán buôn bán lẻ của công ty có mặt khắp cả nước đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Công ty dệt may Hà Nội coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn đặt ra cho mình có nhiệm vụ thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Duy trì nâng cao chất lượng đã đặt ra. Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO- 9002 tại nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy may I, nhà máy may II và các phòng ban chức năng của công ty. Công ty luôn duy trì và sản xuấ t, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn mở rộng các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm . Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, độ i ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế . - Qua hơn 10 năm sản xuất kinh doanh, công ty đã đạt được công xuất thiết kế 10.000 tấn sợi/ năm, 7 triệu sản phẩm may/ năm, 6,5 triệu khăn bông/ năm. Chất lượng sản phẩm được nâng cao và duy trì được tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; chức năng nhiệm vụ của công ty và các phòng ban .  Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 35 Công ty có tổng số nhân viên 4988 người hoạt động tại các trụ sở, các nhà máy, các đại lý bán hàng, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hà Tây và Vinh với tổng diện tích mặt bằng là 24ha. Văn phòng chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh mới được thành lập ngày 3 tháng 12 năm 2001 Đứng đầu là tổng giám đốc công ty, là người chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, trước cấp trên, cơ quan chủ quản của mình về mọi hoạt động sản xuấ t kinh doanh của công ty, tổ chức đời sống và mọi hoạt động của công ty theo luật doanh nghiệp Nhà nước. Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nội quy, quy chế thể chế, nghị quyết được ban hành trong công ty, các quy định thể chế của Bộ Công Nghiệp nhẹ và các chế độ chính sách của Nhà Nước. Dưới tổng giám đốc có 4 phó tổng giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu chính cho tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, trước pháp luật về những công việc được phân công. Căn cứ vào quy chế của công ty thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm túc và báo cáo tổng giám đốc công ty về những phần việc được phân công phụ trách. Để giúp tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành công ty, ngoài các phó tổng giám đốc còn có các phòng ban tham mưu nghiệp vụ, các nhà máy phân xưởng được giao nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về những nhiệm vụ đã được giao. Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến đã giúp cho công ty sử dụng khá tốt khả năng chuyên môn của các thành viên. Đồng thời điều đó giúp cho công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trên thị trường cũng như trong kinh doanh qua đó có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh có hiệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 36 quả hơn. Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Tổng giám đốc PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC II PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC I PHÒNG KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH Phó tổng GIÁM ĐỐC III Phó tổng Giám đ ốc Trung tâm TN &KTCL Nhà Máy Dệt Nhuộm Nhà Máy May 1 Nhà Máy May 2 Nhà MáyMay Đông Mỹ Nhà Máy Cơ Điện Ban Phòng kỹ thuật đầu tư Nhà Máy Nhà Máy Dệt vải Denim Các Nhà Máy Dệt Sợi Khác Phòng Xuất Nhập Khẩu Phòng Kế hoạch Thị trường Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Đời Sống Trung Tâm Y T ế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 37 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)  Chức năng, nhiệm vụ  Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có vai trò lớn như các doanh nghiệp Nhà nước khác là định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ chủ yếu như cung cấp hàng tiêu dùng, may mặc trong nước, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi đơn, sợi xe cho chất lượng cao như sợi cotton, sợi peco, sợi PE, với chỉ số trung bình là 36/1 vì mặt hàng sợi là thế mạnh của công ty. Công ty còn sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm Rib, Interlock, single, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, các loại vải dệt thoi và các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi, các loạ i khăn bông.  Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các nhà máy Khối phòng ban chức năng Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ, triển khai nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan, đồng thời làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết định nhanh chóng, chính xác để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng ban Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 38 trong công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo cho việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi. * Phòng Tổ chức hành chính +Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao động tiền lương, chế độ chính sách. * Phòng Kế toán tài chính +Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. * Phòng Kế hoạch thương mại : +Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như: nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm may mặc, vải dệt kim, vải dệt thoi, khăn bông của Công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương quảng cáo sản phẩm của Công ty trên thị trường cả nước. * Phòng Xuấ t nhập khẩu +Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho TGĐ trong công tác nhập khẩu phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của công ty đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của công ty ra nước ngoài bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác. * Phòng Kỹ thuật đầu tư +Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm, may, cơ khí, động lực, kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây dựng trong phạm vi toàn công ty. * Phòng kế hoạch - thị trường +Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các giải pháp, xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty; Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 39 thực hiện công tác marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng các phế liệu của công ty. * Phòng Đời sống + Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại công ty. +Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn công ty. * Phòng bảo vệ-quân sự + Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong toàn Công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng, toàn công ty 24h/24h. Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khối các nhà máy sản xuất Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy có chức năng sử dụng công nhân, tổ chức quản lý quá trình sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sả n phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất. Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt độ ng của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao. 3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 40 3.1 Các nhân tố bên ngoài. Theo các nhà kinh tế Mỹ, ngành may mặc được xếp vào dạng ngành phân tán, và nếu xét theo tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc thì đây là ngành công nghiệp tăng trưởng và bão hoà, có các đặc điểm như tẳng trưởng thị trường chậm lại, dư thừa năng lực sản xuất dẫn đến giảm giá, cạnh tranh quốc tế có su hướng tăng lên, đặc biệt là cạnh tranh của các nước có lợi thế về chi phí sản xuất, quyền lực của khách hàng cao hơn  Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc. Sản phẩm may mặc không chỉ được sản xuất theo dây chuyền, bằng những máy móc thiết bị tiên tiến, mà đây là sản phẩm không đòi hỏi vốn lớn và có thể sản xuất bằng phương pháp thủ công. Do đó, bất cứ đơn vị kinh tế nào thấy mình có khả năng đều có thể tham gia ngành hàng này. Nguy cơ đe doạ của những đối thủ tiềm ẩn hay mới gia nhậ p đều cao, mà chủ yếu là sự đe doạ từ các công ty tư nhân. Thực tế cho thấy ngay trong ngành dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty dệt may chỉ bàng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của các công ty tư nhân (Tạp chí dệt may). Các đối thủ mới gia nhập ngành hàng có thể yếu về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhưng họ thường có tính mạo hiểm và sự sáng tạo cao mà đ ây là hai yếu tố khá quan trọng tạo nên thành công trong kinh doanh.  Quyền thương lương của người cung ứng. Công ty dệt may Hà nội thường xuyên phải nhập khẩu hàng hoá vật tư từ nước ngoài hoặc được bạn hàng cung cấp bởi vì nguyên phụ liệu (NPL) có chất lượng cao của thị trường nội địa là rất nhỏ. Việc nhập khẩu NPL thường xuyên và với số lượng lớn từ thị trường nước ngoài khiến công ty càng tăng tính phụ thuộc vào các công ty nước ngoài giữ vai trò cung ứng. Hai tháng đầu năm 2001, công nhân s ản xuất đã không có đủ việc làm do nước ngoài gửi NPL chậm. Hơn nữa, khi các công ty xuất khẩu NPL của nước ngoài nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng NPL cho sản xuất của công ty là cao và cần thiết, có thể công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 41 ty không tránh khỏi việc bị ép giá nhập khẩu các mặt hàng này  Quyền lực thương lượng của người mua. Điểm thuận lợi của hình thức xuất khẩu theo hợp đồng gia công là công ty không phải lo tới công tác bán hàng mà chỉ cần giao lại hàng cho đối tác. Như vậy, đối tác của công ty vừa là người cung ứng, vừa là người tiêu thụ hàng. Tuy nhiên, công ty chỉ có thể lấy công làm lãi mà bị hạn chế cơ hội tăng lợi nhuận, vì không được bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, ngoài khả năng bị ép giá đầ u vào, công ty còn có thế bị ép giá đầu ra do không có đủ thông tin về thị trường tiêu thụ. Nhưng vì cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước ngày càng tăng nên công ty buộc phải chấp nhận phí gia công thấp.Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty chủ yếu là xuất theo giá FOB. Với cách định giá này, người mua sẽ phải thanh toán chi phí vận chuyển từ nơi giao hàng của người bán đến điạ điểm cuối cùng của người mua. ấn định theo cách này, ng ười bán không phải lo chi phí vận chuyển. Song họ dễ bị mất khách hàng nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng giá trọn gói có lợi cho khách hàng.  Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế. Sản phẩm của công ty hiện nay đang còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại. do nguyên liệu dệt may chủ yếu của công ty là các loại sợi PE, các sản phẩm dệt kim, loại hàng lại do bên đặt hàng quy định thường ít có sự thay đổi và tính tinh vi của sản phẩm lại không cao nên khó có thể tạo ra đuợc sự hấp dẫn đối với khách hàng. Do đó, công ty khó tránh khỏi sức ép cạnh tranh từ phía các sả n phẩm thay thế (sản phẩm may mặc được sản xuất bằng các nguyên liệu khác như vải dệt thoi, len ) nhất là khi xu hướng sử dụng các loại vải đuợc cấu thành bởi các hợp chất đặc biệt, mới lạ đang tăng lên. Hơn nữa, thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty là ở nước ngoài, thường là các thị trường có nhu cầu tiêu dùng độc đáo, sự khác biệt hoá s ản phẩm (về mẫu mả, giá cả, dịch vụ ) đóng vai trò quyết định trong khả năng thu hút khách hàng. Các sản phẩm thay thế sẽ tăng sức ép cạnh tranh khi các chi phí sản xuất và tiêu thụ của công ty cao hơn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 42 các chi phí của sản phẩm thay thế, vì khi đó khách hàng sẽ so sánh mức giá của các sản phẩm với nhau và họ sẽ tiêu thụ sản phẩm tes nếu có mức độc đáo nhất.  Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành. Tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng tổng công ty dệt may Việt Nam diễn ra một các quyết liệt: cạnh tranh về giá gia công, cạnh tranh về giá xuất khẩu và thiếu một sự hợp tác liên kết. Thậm chí có nhiều trường hợp sợi sản xuất trong nước ra thừa nhưng một số doanh nghiệp vẫn nhập khẩu dệt. Đó chính là nguyên nhân cản trở việc tập trung nguồn lực, làm giảm khả năng cạnh tranh của toàn ngành.Mặt khác, do những đòi hỏi về yêu cầu phẩm chất cũng như kỹ thuật của hàng may mặc ở thị trường Mỹ và thị trường EU là khá cao, hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong ngành may trên các thị trường này đã có trình độ cạnh tranh và những ưu thế nhất định, nên vấn đề thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đó đối v ới công ty dệt may Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Còn việc tham gia thị trường các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hay một số các nước ASEAN thì kết quả có phần khả quan hơn do tâm lý tiêu dùng ở các nước này không quá phức tạp và có sự tương đồng trong tâm lý tiêu dùng với người Việt Nam. Bên cạnh đó là những thuận lợi tương đối trong vấn đề địa lý. Mặc dù, các doanh nghiệp may mặc củ a các nước trong khu vực có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng tiêu dùng này (do một đặc điểm chung của các nước Châu á: hàng dệt may là ngành hàng truyền thống và được coi là mũi nhọn trong hoạt động thương mại quốc tế), song khoảng cách chênh lệch không quá xa và do đó mức độ đe doạ cạnh tranh của họ với công ty không phải quá cao. 3.2 Các nhân tố bên trong.  Nguồn nhân lực Lực lượng lao động trong công ty rất đông đảo, bao gồm những người đã tốt nghiệp đại học, những công nhân được đào tạo từ các trường trung cấp, cao đẳng cho tới những người không được đào tạo qua trường lớp như công nhân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 43 bốc vác, lao công. Nguồn nhân lực trong Công ty được phản ánh qua bảng sau: Bảng1: Cơ cấu lao động trong Công ty qua những năm gần đây: (Đơn vị: người) Trình độ học vấn Năm Tổng số lao động Nam Nữ Bộ phận hành chính Bộ phận sx trực tiếp Đại học Trung cấp LĐ Phổ thông 1998 6.529 1.985 4.544 414 6.115 340 381 5.799 1999 6.100 1.923 4.177 402 5.698 334 380 5.386 2000 5.450 1.718 3.732 359 5.091 350 420 4.680 2001 5150 1600 3550 325 4825 355 429 4366 2002 4988 1550 3438 300 4688 378 450 4160 (Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành Chính) Bảng 1 cho thấy, trong công ty lao động nữ nhiều hơn nam. Qua thực tế khảo sát, số nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận trực tiếp sản xuất. Điều này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngành. Số lao động trong bộ phận hành chính năm 2002 chiếm 6%, bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm 94%, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhẹ. Hàng năm, quý, tháng công ty tổ chức thi tay nghề, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Độ tuổi lao động trung bình trong công ty là 27, đây là một thuận lợi lớn cho công ty bởi tuổi trẻ thường có tính năng động, sáng tạo và lòng nhiệt tình với công việc. Lực lượng lao động này đã giúp công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may trong cơ chế thị trường. Số lao động được đào tạo từ các khối trường chuyên nghiệp của công ty chiếm tỷ lệ khoảng 16,6% tổng lao động của toàn công ty trong năm 2002, năm 2001 tỷ lệ này chiếm 15,2% và năm 2000 là 14,13%. Như vậy, số lượng lao động được đào tạo qua các trường chuyên nghiệp của công ty ngày càng tăng, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với nhũng đ òi hỏi của công việc (vận hành máy móc, thiết bị hiện đại; kỹ năng sản xuất tinh vi cao cấp ). Do đó, [...]... của công ty được coi là khá hiệu quả (số cán bộ quản lý chỉ chiếm 6% tổng lao đông toàn công ty) Năm 2003 công ty tiến hành hoàn thiện dây chuyền sản xuất vải Denim là sản phẩm mới đưa vào sản xuất nhưng hiệu quả đem lại khá cao Nguồn lực về tài chính Hiện nay công ty dệt may Hà nội là một trong những công ty có giá trị tài sản lớn trong tổng công ty dệt may Việt Nam Tổng giá trị tài sản của công ty. .. công ty khoảng gần 300 tỷ với các công trình xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp điện nước, máy móc thiết bị của công ty Công ty đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn và ngày càng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại làm tăng nguồn vốn cố định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của công ty Công ty rất chú trọng vào việc bảo... người công nhân được sử dụng hợp lý hơn Năm 2002 năng suất lao động trung bình tính theo doanh thu đạt 1. 344 .210 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân là1.097.500 đồng/người/tháng Với lao động mới tuyển, các CBCNV có nhiệm vụ kèm cặp và hướng dẫn để họ bắt tay vào công việc một cách thuận tiện nhất Các phòng ban chức năng của công ty từ trên xuống phối hợp luôn đồng bộ, việc phân cấp chồng chéo Các công. ..Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng năm công ty đều có kế hoạch bổ xung lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới cho CBCNV Người lao động có trình độ càng cao, càng có nhiều hiểu biết về công việc thì càng đảm bảo công tác nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất Được sự trợ giúp của các máy móc chuyên dụng... năng cạnh tranh của công ty Công ty rất chú trọng vào việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngày một gia tăng Vì trong kinh doanh có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện Nguyễn Thị Hạnh 44 QTKDQT41A . 1.985 4. 544 41 4 6.115 340 381 5.799 1999 6.100 1.923 4. 177 40 2 5.698 3 34 380 5.386 2000 5 .45 0 1.718 3.732 359 5.091 350 42 0 4. 680 2001 5150 1600 3550 325 48 25 355 42 9 43 66 2002 49 88 1550 343 8. của Công ty Công ty dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có vai trò lớn như các doanh nghiệp Nhà nước khác là định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, Công. quản lý của công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 35 Công ty có tổng số nhân viên 49 88 người hoạt động tại các trụ sở, các nhà máy, các đại lý bán hàng, chủ

Ngày đăng: 31/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan