1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tiếng vĩ cầm làng Then potx

5 697 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 162,77 KB

Nội dung

Tiếng vĩ cầm làng Then Người ta cứ nghĩ vĩ cầm chỉ dành cho những con nhà giầu nếu không thì cũng phải con nhà “nòi”- văn nghệ sĩ nói đúng hơn nó là một môn nghệ thuật “quý tộc” nhưng mọi cách nghĩ trước kia về vĩ cầm đã tan biến Chúng tôi về Làng Then, Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang vào một ngày thu đẹp trời, dường như mùa thu đẹp hơn, trong hơn và cũng rõ nét hơn ở mảnh đất bán sơn địa này. Đi qua men theo những con đường mòn ven chân đồi, thấp thoáng một vài nóc nhà, qua những vườn vải, na xanh tốt, đang ngập ngừng hỏi thăm đường thì từ ngôi nhỏ bé, giản dị nép sau vườn cây xanh tốt vang lên bản hợp xướng Cachusa quen thuộc. Quả thực để đến và gặp được những tay chơi vĩ cầm tài ba ở làng Then này không dễ nhưng bù lại bạn sẽ có một cảm nhận mới về cuộc sống. Vĩ cầm sinh ra để dành cho tất cả mọi người, từ anh trí thức tài ba đến bác nông dân quanh năm lam lũ. Người ta cứ nghĩ vĩ cầm chỉ dành cho những con nhà giầu nếu không thì cũng phải con nhà “nòi”- văn nghệ sĩ nói đúng hơn nó là một môn nghệ thuật “quý tộc” nhưng mọi cách nghĩ trước kia về vĩ cầm đã tan biến trong tôi khi nhận ra ông cụ chăn bò lúc nãy mình hỏi đường chính là một trong những tay violon lão luyện của làng Then. Nhiều thế hệ - một đam mê. Ảnh: Thanh Bạch Ngôi làng Then nhỏ bé nằm nghé mình bên dòng sông Thương hiền hoà thơ mộng, nơi cư trú của hơn 200 gia đình. Ngôi làng này cũng giống như bất kỳ làng quê Bắc Giang nào mà chúng tôi đi qua nhưng chỉ có một cái khác là cả làng có tới hơn 100 người biết chơi violon. Già có, trẻ có, ngày ngày họ vẫn tay cày, tay cuốc, gắn bó với ruộng đồng, nhiều người trong số họ còn là những cá nhân tiên tiến, đi tiên phong trong phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc. Mọi vất vả của công việc đồng áng không làm cho họ vơi đi niềm đam mê âm nhạc mà ngược lại từ trong lao động sản xuất tiếng đàn của họ réo rắt, da diết hơn. Ông Nguyễn Hữu Đưa một trong những tay chơi violon tài ba thuộc thế hệ đầu tiên của làng Then. Ông không khỏi bồi hồi xúc động kể cho chúng tôi về những ngày đầu của đội vĩ cầm: Vào những năm 1955, làng Then khi đó còn nghèo và thưa thớt hơn bây giờ nhiều nhưng phong trào văn nghệ thì lại rất sôi nổi. Hơn 10 chàng trai yêu văn nghệ của làng tập hợp nhau lại, mời một ông thầy có tiếng, giỏi vĩ cầm nhất tỉnh Bắc Giang về dạy hơn 1 năm. Sau nhiều năm tập luyện bền bỉ, năm 1962 đội vĩ cầm làng Then vinh dự đại diện cho toàn tỉnh Bắc Thái cũ đi biểu diễn ở TW và được đài TNVN thu thanh, phát sóng. Đến năm 1973, ông Đưa cùng một số anh em ở đoàn văn nghệ Bắc Thái vào tận Quảng Trị, đi khắp các chiến trường ác liệt như Khe Xanh, đường 9 Nam Lào, Hải Lăng để biểu diễn, phục vụ anh em chiến sỹ. Rồi đến năm 1976 Đại hội Đảng lần thứ IV diễn ra long trọng tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội 14 chàng trai tài hoa làng Then đã về dự và biểu diễn violon phục vụ đại hội. Và còn biết bao dấu ấn khác nữa mà ông Đưa kể cho tôi nghe trong hành trình 50 năm của tiếng vĩ cầm làng Then. Gia đình bác Đưa có tất thảy hơn 10 người con, cháu chơi vĩ cầm nên mỗi khi đồng áng rảnh rỗi là cả đại gia đình lại quây quần bên nhau “thi tài”. Những chiếc vĩ cầm cũ kỹ, được lau chùi cất cẩn thận, đặt trong những chiếc hộp và mỗi lần chơi xong bác Đưa lại treo vào một nơi trang trọng nhất trong nhà. Các con cháu bác cũng có thói quen như vậy. Không chỉ dạy con cháu trong nhà, hơn 30 năm qua bác Đưa đã dạy miễn phí cho hơn 30 cháu trong làng. Cũng nhờ những lớp gia sư miễn phí như vậy của mà đội vĩ cầm làng Then cứ tăng dần lên theo năm tháng. Có rất nhiều những con người đã thành danh từ các lớp âm nhạc miễn phí. Em Nguyễn Thị Huệ theo học vĩ cầm của bác Đưa từ khi còn nhỏ nhờ đó mà em đã thi đỗ vào nhạc viện Hà Nội. Hay anh Nguyễn Công Trường nay đang là giảng viên của trường mẫu giáo TW cũng thành danh từ đội vĩ cầm của làng. Những chàng trai làng Then thủa nào giờ tóc đã pha sương, các anh đã lên chức ông, chức cụ nhưng niềm say mê với vĩ cầm thì vẫn như thủa nào. Không chỉ có bác Đưa mà các bác Hà Văn Viễn, Giáp Văn Lơ, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Công Biền tuổi cao vẫn hết lòng với phong trào vĩ cầm của địa phương. Chiếc vĩ cầm như một người bạn tri âm, tri kỷ của của các thế hệ làng Then, giờ nhiều gia đình đã khá giả hơn họ có thể sắm cho mình những chiếc vĩ cầm đẹp hơn, sang trọng hơn nhưng đối với gia đình bác Đưa và nhiều gia đình khác thì những chiếc vĩ cầm mua từ năm 72 thế kỷ trước của xưởng nhạc cụ TW với giá “một tạ thóc” thì vẫn là những chiếc vĩ cầm tốt, cho âm thanh chuẩn. Các con giờ đến cháu bác lại tiếp tục chơi những bản Podole, Cachusa đến những bản ca khúc cách mạng như Du kích sông Thao, trên chiếc vĩ cầm đã có từ mấy chục năm ấy. Một sức mạnh vô hình, tiềm ẩn trong cây đàn chính là niềm tin, động lực để hai cô cháu gái Nguyễn Thị Hường, Nguyễn thị Thuý say mê luyện tập, mong muốn một ngày nào đó có thể thi đỗ vào hệ đại học của nhạc viện Hà Nội, có điều kiện học hỏi thêm và đưa đội vĩ cầm làng Then rời sân khấu đình làng, bước ra sân khấu lớn. Rất khác với bức tranh vĩ cầm ở phố phường. Ảnh: Thanh Bạch Em Nguyễn Thị Hường tâm sự với chúng tôi: Em được ông nội dạy chơi vĩ cầm từ khi lên 6, lên 7. Đến nay đã được 10 năm, và em hiểu để có thể chơi hay được như ông chúng em còn phải học nhiều. Đúng như lời tâm sự của em, để học vĩ cầm là điều không đơn giản, một người có thể chơi vĩ cầm được phải học từ 10 đến 15 năm, học ngay từ khi còn nhỏ. Điều này có thể là dễ đối với một số gia đình công nhân viên chức nhưng như con cháu bác Đưa và nhiều con em khác của làng Then thì ngoài thời gian học tập ở trường các em vẫn phải phụ giúp gia đình công việc đồng áng và rất nhiều các việc vặt trong gia đình. Dẫu vậy các em vẫn say mê luyện tập, không hẳn để thành danh mà có thể đơn giản chỉ một cách học, cách rèn tâm tính cho con người như những tay chơi violon của làng nói. Chúng tôi băn khoăn bảo nhau rằng: Không biết những đôi tay cày, tay cuốc, tay băm bèo, thái rau với đầy những vết chai sạn kia thì họ kéo vĩ cầm thế nào nhỉ! Câu trả lời là họ kéo vĩ cầm hay, tâm hồn họ khoáng đạt, bay cao đầy mơ mộng, lãng mạn và thăng hoa như bất kỳ người nghệ sỹ nào. Sẽ còn có nhiều con em của làng Then, từ cổng làng bước đến những giảng đường đại học và thành danh chốn đô thành nhưng những bài học âm nhạc chốn làng quê của các ông nghệ sỹ vĩ cầm nông dân thì mãi là hành trang, là kho kiến thức vô giá giúp họ gặt hái nhiều thành công. Hoàng hôn về, mang theo một ít gió se se lạnh của miền sơn cước rủ xuống những ngôi nhà làng Then. Bên đống rạ chiều chưa kịp dọn tiếng vĩ cầm vang lên chứa trong đó tiếng chảy êm đềm của dòng sông Thương thơ mộng, tiếng lao xao của lớp lá khô sau vườn, mùi ngai ngái của những cánh đồng đang phơi ải, mùi thơm của khói bếp chiều thu. Bức tranh ấy, khác, rất khác với bức tranh vĩ cầm giữa phố phường, trong những căn nhà sang trọng những nhà hát lớn và cũng vì thế nó khiến người ta thích thú. . phong trào vĩ cầm của địa phương. Chiếc vĩ cầm như một người bạn tri âm, tri kỷ của của các thế hệ làng Then, giờ nhiều gia đình đã khá giả hơn họ có thể sắm cho mình những chiếc vĩ cầm đẹp hơn,. tập hợp nhau lại, mời một ông thầy có tiếng, giỏi vĩ cầm nhất tỉnh Bắc Giang về dạy hơn 1 năm. Sau nhiều năm tập luyện bền bỉ, năm 1962 đội vĩ cầm làng Then vinh dự đại diện cho toàn tỉnh Bắc. chàng trai tài hoa làng Then đã về dự và biểu diễn violon phục vụ đại hội. Và còn biết bao dấu ấn khác nữa mà ông Đưa kể cho tôi nghe trong hành trình 50 năm của tiếng vĩ cầm làng Then. Gia đình

Ngày đăng: 31/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w