1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Đau khổ pptx

4 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 87,12 KB

Nội dung

Đau khổ Ai cũng có lần đau khổ nhiều hay ít, cách này hay cách khác, nên đã biết đau khổ là gì rồi. Có đau khổ về thể chất, có đau khổ về tinh thần. Có đau khổ thoảng qua, có đau khổ dằn vặt. Tùy trường hợp, ta gọi là đau đớn, phiền muộn, thống khổ, cực hình. Muốn cho giản dị, ta gọi chung tất cả các hình thức làm cho ta khó chịu đó là "đau khổ". Muốn tiến ngay vào trung tâm vấn đề, chúng ta chỉ cần tự hỏi câu này: "Tại sao loài người lại phải đau khổ?". Câu đó tức thì gợi cho ta một câu khác: Do đâu mà có khổ? Phần lớn là do chính con người. Con người làm cho con người đau khổ. Chính con người đã tạo ra khí giới, nhà giam, bom đạn, gây chiến tranh, sự nô lệ, sự tra tấn. Chính con người đã chia nhân loại thành kẻ giàu người nghèo, kẻ đàn áp, người bị đàn áp, kẻ tự do, người nô lệ. Chính con người vu oan, chụp mũ, lừa gạt, phản bội, chém giết đồng bào, rồi tuyên bố: "Thế giới như vậy đấy! Đó là việc chính trị mà. Thủ phạm là quỷ, là số mạng mù quáng, hoặc sự thản nhiên của một đấng Thượng đế tàn nhẫn". Dù chấp nhận rằng chính con người gây khổ cho con người, thì cũng vẫn chưa giảng được tại sao lại như vậy, và có nhất định phải như vậy không, có nhất định rằng con người phải gây khổ lẫn cho nhau không? Có người cho rằng lập lại một tổ chức xã hội thích hợp thì có thể diệt được khổ. Đó là mục đích mà những người mác-xít chủ trương hồi đầu. Họ đã đạt được nó chưa? Môn đệ Thích Ca, chuyên môn về vấn đề diệt khổ, bảo rằng (tôi cố ý giản dị hóa đi) vì quyến luyến với đời nên khổ. Đừng quyến luyến nữa thì tự nhiên hết khổ. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng một số người đã tự giải thoát cho khỏi khổ bằng cách đó. Thời cổ, triết gia Hy Lạp Zénon lập ra thuyết khắc kỉ. Theo ông (ở đây tôi cũng phải giản dị hóa hữu), chỉ có mỗi một cách diệt khổ là sống hoàn toàn hợp với lí trí và thiên nhiên, đừng ao ước cái gì trái với hai cái đó, trút bỏ hết mọi đam mê nó phá hoại sự điều hòa của vũ trụ. Tân Ước thường nói đến đau khổ, mà không bao giờ hứa cho ta cảnh thiên đường ở hạ giới cả trái lại là khác. Kinh đó có giọng thực tế nghiêm khắc, nhưng có giảng cho ta nguồn gốc và cứu cánh của sự đau khổ không? Kinh đó mượn ở Cựu Ước cái thuyết bí mật về "tội nguyên thủy", tức cái tội của thủy tổ loài người đã bất tuân Thượng Đế mà bị đày ra khỏi Lạc Viên. Thuyết đó là một huyền thoại chứa chân lí này: con người tách ra khỏi cái trật tự của Hóa công, phá sự điều hòa của vũ trụ mà gây khổ cho mình hoặc cho người khác. Nhưng còn những trẻ em kia, chưa có tội gì cả mà sao cũng phải khổ? Chưa ai đáp được cho tôi câu ấy mà làm cho tôi thỏa mãn cả. Tôi chỉ có thể tạm chấp nhận lời giải đáp này thôi: nhân loại phải chịu cái thân phận chung của nhau: hết thảy đều đau khổ cho hết thảy: mà trẻ em cũng ở trong cái tập thể nhân loại, nên không thoát khỏi thân phận đó. Nhưng thôi, chúng ta gác bỏ những vấn đề bi thảm đó để xét một vấn đề khác có lợi ích trước mắt hơn: đau khổ có phải chỉ có mục đích trừng trị không thôi hay còn có mục đích nào khác nữa? Khi ta phạt một đứa bé có lỗi, có phải là chỉ muốn làm cho nó đau khổ thôi không? Nhất định là không. Ta còn muốn cho nó một ý niệm về sự trật tự phổ biến, và mong rằng nó sẽ sống theo trật tự đó để được tương đối sung sướng. Tôi biết nhiều người bị những bệnh nan y đã không phản kháng lại với số phận mà còn mang ơn nó nữa, vì nhờ phải chiến đấu với số phận mà họ vượt lên khỏi tinh thần tầm thường của họ; tóm lại là nhờ đau ốm mà họ biết được cái hạnh phúc của đời sống tinh thần. Có người sẽ cãi lại: ừ, sự đau khổ về thể chất có thể làm cho tâm hồn con người cao lên, ngược lại sự đau khổ về tinh thần chỉ làm cho con người hóa bi quan, chua chát, có khi tuyệt vọng nữa. Vâng, có thể như vậy. Có thể rằng một số đau khổ nào đó quá sức ta, ta chịu không nổi. ( ) Tôi thì cho rằng chỉ có cách này để nhận được ý nghĩa của sự đau khổ, là chấp nhận nó, không phải như chấp nhận một điều không tránh được mà như một cây gậy để ta chống mà vững bước hơn trên con đường đưa tới mục đích của ta, mục đích đó là chính ta, cái phần chí cao, chí linh ở trong người ta . Đau khổ Ai cũng có lần đau khổ nhiều hay ít, cách này hay cách khác, nên đã biết đau khổ là gì rồi. Có đau khổ về thể chất, có đau khổ về tinh thần. Có đau khổ thoảng qua, có đau khổ. "Tại sao loài người lại phải đau khổ? ". Câu đó tức thì gợi cho ta một câu khác: Do đâu mà có khổ? Phần lớn là do chính con người. Con người làm cho con người đau khổ. Chính con người đã. lại là nhờ đau ốm mà họ biết được cái hạnh phúc của đời sống tinh thần. Có người sẽ cãi lại: ừ, sự đau khổ về thể chất có thể làm cho tâm hồn con người cao lên, ngược lại sự đau khổ về tinh

Ngày đăng: 31/07/2014, 20:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w