Đường lên Tây Bắc ppsx

9 327 0
Đường lên Tây Bắc ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đường lên Tây Bắc Thuở nhỏ, mỗi lần nghe bài Đường lên Tây Bắc (*) qua giọng hát ca sĩ Tố Uyên, những luống cày, nương lúa… lại hiện ra trong tâm trí non trẻ của chúng tôi. Những câu ca trầm hùng này của tác giả Văn An càng thôi thúc chúng tôi trong cuộc hành trình gặp lại dấu chân cha ông, “Đường lên Tây Bắc xa xôi, nếp nhà sàn thấp thoáng; Đằng xa tiếng hát dân quân tiếng reo lưng đồi nương”. Ruộng bậc thang Đứng giữa đất trời mênh mông, mây trắng bồng bềnh cộng với cảm xúc của một người sống ở miền xuôi biết Tây Bắc qua sách vở, những địa danh như Y Tý, Mường Hum, Ô Quy Hồ, A Mú Sung, Than Uyên, Dền Sáng, Bát Xát, La Pán Tẩn… như tỏa sáng trong chúng tôi. Một ánh sáng mộc mạc và bình dị. Khởi hành Khởi hành từ Hà Nội vào buổi chiều, hướng về Tây Bắc, theo quốc lộ 32, chúng tôi không vượt sông Lô, ngược sông Hồng như chiến sĩ ta ngày xưa vì cung đường này quá quen thuộc với khách du lịch. Cả nhóm quyết định chọn cung đường khó đi hơn, qua thị trấn Bát Xát, đến A Mú Sung để “săn” cảnh và “hít thở” cái bình yên trên non cao. Lùa trâu Đêm đầu tiên chúng tôi ngủ tại thị xã Nghĩa Lộ, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, để tiếp tục đi Mù Căng Chải, một huyện phía tây bắc tỉnh Yên Bái. Mù Căng Chải, với thị trấn mang cùng tên, có 13 xã, trong đó ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình rất nổi tiếng về ruộng bậc thang, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia (**). Từ giữa tháng 9 trở đi là thời điểm “chín” để đi… thăm lúa! Chúng tôi, những người đi “phượt” từ trong miền Nam, lại là lần đi đầu tiên, nên câu hỏi “Lúa đã chín chưa?” thường xuyên được đặt ra trước khi bay ra Hà Nội. Chúng tôi xuýt xoa vì tiếc rẻ mỗi khi nghe nói có nơi nào đó lúa đã gặt, lo như thể đồng bào vùng cao sẽ gặt hết lúa chín của mình vậy! Phải chờ đến ngày nghỉ phép, đợi đến ngày bay (vì mua loại vé tiết kiệm), không thể vội vã hơn được, bạn ạ. Yên bình Chúng tôi có vỏn vẹn năm ngày thăm hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các thành viên của nhóm tự trấn an nhau, cái gì của mình sẽ là của mình, không thể tính trước được. Ruộng bậc thang đẹp khi lúa chín nhưng nét duyên khi lúa đã gặt, hay cái đẹp loang loáng khi nước vừa tràn bờ cũng hay. Lần này đất trời không phụ những người đến từ phương xa. Từ xa, vài mái nhà cheo leo trên vách núi, hiện ra bình yên giữa ruộng lúa vàng. Một bức tranh không thể diễn tả bằng lời, chỉ cảm nhận bằng trái tim. Chúng tôi đã đứng lặng người trước vẻ đẹp ấy. Khó ai có thể tiếc lời trầm trồ trước những công trình kiến trúc kỳ vĩ của vùng núi phía Bắc do những nông dân vô danh đã tạc vào sườn đồi từ hàng trăm năm nay. Phải chăng tác giả Văn An cũng đã từng nghĩ về nơi này khi tả “đằng xa tiếng hát đồng xanh, lúa reo trên đồi cao”. Yên Bái mùa lúa chín Cõng lúa Khi chúng tôi đến, La Pán Tẩn đang vào mùa gặt. Những mảng màu vàng sậm của lúa chín, vàng chanh của lúa sắp chín, vàng nâu của gốc rạ, tất cả được viền nổi bật bằng bờ ruộng màu nâu đất. Suốt tầm mắt là những bậc thang lên đến tận chân trời. Xa hơn nữa là núi chập chùng, mờ mờ trong sương khói. Cao hơn nữa là bầu trời xanh biếc. Và những con đường ngoằn ngoèo, khi thì ôm trọn núi, khi thì vượt núi, như kéo dài đến vô tận. Những phút nghỉ ngơi bên đường, bông mua tim tím khoe sắc, lung lay trong gió thu… càng làm thi vị cho chuyến đi. Thời tiết thật lý tưởng, nắng tốt. Từ một tầm cao, có thể nhìn thấy những vạt nắng, sáng một phía bên sườn đồi. Cũng vạt nắng đó, tiếp tục sáng cả vùng ruộng bậc thang ở tầm thấp hơn, để có thể nhìn thấy mái nhà khi ẩn khi hiện dưới làn khói lam. Gió thu se se lạnh, nghe như là hơi thở của núi đồi. Gió và nắng đã hòa cùng với nhau bên biển lúa vàng óng ả là một đoạn phim tuyệt diệu. Những con đường đèo cũng là kỷ niệm khó quên của chuyến đi, suốt chặng đường có rất nhiều nơi bị sạt lở khá nặng. Có lẽ những đoạn đèo ấy không dành cho xe ôtô mà chỉ dành cho người đi bộ, đường rất nhỏ, một bên là vách núi sừng sững, một bên là vực sâu hun hút, không một hàng rào chắn an toàn nào. Qua mỗi mùa lũ, con đường lại bị sạt lở nhiều hơn. Nhiều chỗ chưa khôi phục hẳn. Lái xe phải né tránh những tảng đá đủ kích cỡ trên mặt đường. Nhiều lúc xe bị nghiêng, bánh xe không thể bám vào đất, chúng tôi phải kích xe lên, khiêng đá chèn vào cho bánh xe có chỗ bám. Qua những lần xuống đẩy xe, khó khăn được chia sẻ, tinh thần đồng đội càng tăng lên. Mỗi khi chạy qua ngầm, xe như chao đảo theo hướng chảy của dòng thác. Phải thật khéo léo, bác lái xe mới có thể lèo lái chiếc xe đi qua những mảng rêu trơn trợt. Thật may mắn, chúng tôi đã an toàn vượt qua năm cái ngầm như thế. Càng lên cao, càng thấy vắng xe bốn bánh. Có đoạn, suốt gần một ngày đường chúng tôi không gặp chiếc ôtô nào đi ngược lại cả. Thỉnh thoảng, vọt qua xe chúng tôi là những chiếc Honda Win 125cc, loại xe đặc biệt có thể vượt được đèo dốc ở đây. Nhưng đó là cả một gia tài lớn, người dân ở đây có lẽ phải để dành lâu lắm mới đủ tiền tậu nó. Nếu không, đôi chân dẻo dai vẫn là phương tiện chính để đi lại. Đai chuyên dùng để thồ Có dịp nói chuyện với một người dân tộc thồ gạo khi anh đang ngồi nghỉ ven đường. Anh trả lời đã đi được vài ngày rồi nhưng ngoài gạo, hành lý của anh quá đơn sơ. Khát nước thì uống ở các dòng suối, ngọn thác hay nước đọng ở lá cây. Dụng cụ để thồ hàng của người dân ở đây đơn giản nhưng chắc chắn, chỉ với hai thanh tre được cột bằng dây mây tạo thành khung để chịu lực, hai sợi dây ràng bên ngoài và thêm hai quai đeo trên vai! Lào Cai – Mênh mông đất trời Bản Tả Giàng Phình hiện ra với màu vàng huyền thoại của ruộng bậc thang vào mùa lúa chín. Màu vàng rực của Tả Giàng Phình bao trùm lên cả những quả núi nằm tựa lưng lên nhau. Những mái nhà gỗ trải màu thời gian và mưa nắng, nhỏ xíu như trong chuyện cổ tích. Những chiếc guồng nước cạnh con suối nhỏ vẫn ngày đêm cần mẫn tưới mát những thửa ruộng bậc thang. Bạt ngàn ruộng bậc thang, đẹp như tranh vẽ, bức tranh của sự no ấm. Cả bản và núi rừng đều bồng bềnh trong mây, đẹp như cõi tiên. Tôi như hòa mình vào cuộc sống nơi này. Con đường mòn uốn mình băng ngang cánh đồng, rồi lại ẩn mình bên dãy núi. Nhìn từ xa, những con người nhỏ xíu, những trang phục, những khăn choàng đầu đa sắc. Ven đường, những đứa trẻ theo mẹ bên máy tuốt lúa, chơi đùa bên chiếc gùi, nồi cơm và cả mớ rau để chuẩn bị bữa ăn tại chỗ. Em bé Có cả đám trẻ đang bắt (cá) chạch trên những mảnh ruộng vừa gặt xong, còn loang loáng nước. Một ánh mắt trong veo, hồn nhiên của cô bé dân tộc đã “hớp” mất hồn của các tay phó nháy trong nhóm. Mong lắm đôi mắt ấy, cảnh vật ấy, cuộc sống bình yên ấy không bị mai một khi lối sống đô thị tràn đến đây. Đến xã Y Tý vào cuối buổi chiều, người đại diện của chúng tôi vào xin phép các anh ở đồn biên phòng để có thể lưu trú qua đêm. Nơi đây có mây bao phủ gần như quanh năm; trời trở lạnh hơn vào các buổi tối. Trong một quán nhỏ đối diện đồn biên phòng, chúng tôi cùng nâng ly, chúc mừng sinh nhật hai thành viên trong đoàn. Bài Happy Birthday vang lên giữa vùng cao hơn 2.000m, nghe thật xúc động, hòa cùng men rượu ngô – được chưng cất tại chỗ – làm ấm lòng mọi người. Chỗ trọ qua đêm là một ngôi nhà ngay bên cạnh trường mầm non Y Tý. Trường ở đây có bốn cô giáo dưới xuôi lên dạy các cháu. Mới năm giờ sáng, chúng tôi đã lên xe, tạm biệt Y Tý, tiếp tục hành trình. Đoàn xe chúng tôi tiếp tục chạy dọc suối Lũng Pô, đi sát biên giới, bên kia là Trung Quốc. Nơi đây thuộc thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Có rất nhiều chuối được trồng khu biên giới. Hằng năm, ta vẫn xuất khẩu chuối qua Trung Quốc. Một loại cây có giá trị kinh tế, tạo thu nhập quanh năm cho người dân ở các xã vùng biên giới. Đứng trên đỉnh đèo cao nhìn sang biên giới, bỗng dưng vang lên trong tôi bài hát “Chiều biên giới”, chiều biên giới em ơi, có nơi nào cao hơn, như đầu sông, đầu suối, như đầu mây, đầu gió, như trời quê, biên cương… Phải chăng tác giả của bài thơ này cũng từng có mặt ở nơi này với tâm trạng của tôi. Nơi bắt nguồn sông Hồng Từ thôn Lũng Pô, có thể nhìn thấy nơi con sông Hồng bắt đầu chảy vào Việt Nam, nơi con sông có hai dòng nước chảy mang hai màu xanh đỏ. Phần nước màu đỏ là do phù sa của sông Hồng hòa với màu xanh của dòng suối Lũng Pô chảy xuống từ khe núi. Gần đấy là cột mốc đôi được đánh số 93, cột mốc đầu nguồn của sông Hồng. Phía bên Trung Quốc, cũng có một cột mốc được đánh giống số như vậy. Rời Tây Bắc, một cảm giác rất lạ, vừa gần, vừa xa… trỗi lên trong tôi. Tôi đang đứng đây, ngay bên cạnh cột mốc lịch sử của nước Việt, và bên kia biên giới là quê ngoại của tôi, một nửa dòng máu đang chảy trong tôi thuộc về bên ấy. Một hòn đá nơi đây đã được tôi trân trọng mang về làm kỷ niệm, một nơi rất thiêng liêng với riêng tôi. Chào nhé Tây Bắc, chào những người bạn chân tình gặp trên đường đi, hãy gìn giữ nương lúa để đồng quê mãi vang khúc mến yêu (trích bài Đường lên Tây Bắc – Văn An). Tôi sẽ trở lại trong một ngày không xa. . Đường lên Tây Bắc Thuở nhỏ, mỗi lần nghe bài Đường lên Tây Bắc (*) qua giọng hát ca sĩ Tố Uyên, những luống cày, nương lúa…. với riêng tôi. Chào nhé Tây Bắc, chào những người bạn chân tình gặp trên đường đi, hãy gìn giữ nương lúa để đồng quê mãi vang khúc mến yêu (trích bài Đường lên Tây Bắc – Văn An). Tôi sẽ trở. hướng về Tây Bắc, theo quốc lộ 32, chúng tôi không vượt sông Lô, ngược sông Hồng như chiến sĩ ta ngày xưa vì cung đường này quá quen thuộc với khách du lịch. Cả nhóm quyết định chọn cung đường

Ngày đăng: 31/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan