Performance Monitoring phần 2 Data Collector Sets là một tập hợp những counter giám sát hoạt động và những trace của hệ thống, chúng đều liên quan đến một mục đích xác định. Trong bài này, tôi sẽ chỉ cho các bạn cách chúng làm việc. Data Collector Sets Từ đầu loạt bài này, tôi đã nhắc đến rất nhiều những quản trị viên có vẻ ngại khi dùng Performance Monitor vì sự phức tạp của nó. Sự phức tạp này đã ngày càng tệ hơn. Phiên bản Windows NT của Performance Monitor đã thật sự giống với phiên bản Windows Server 2003. Cả hai phiên bản đều phức tạp mà bạn phải biết cách giải nghĩa những dữ liệu do những counter khác nhau cung cấp. Cùng lúc đó, Windows NT có chút ít liên quan đến counter của Performance Monitor mà bạn đã học về nó. Có đến hàng trăm các counter được tạo ra từ lúc đó. Thực tế, một trong những thử thách lớn nhất khi dùng phiên bản Server 2003 và Windows Server 2008 của Performance Monitor là cấu hình counter mà bạn nên dùng. Có rất nhiều các counter Performance Monitor hầu như luôn hữu ích trong bất kì tình huống nào. Hãy nhìn vào counter cùng loại sẽ không giúp bạn nhận được bất kì hiểu biết sâu nào về chuyện gì đang xảy ra với hệ thống của bạn. Vì đó, bạn cần quản lý counter có liên quan đặc biệt đến khu vực hệ thống mà bạn cố chuẩn đoán. Nhưng làm sao bạn biết cần xem xét counter nào? Có hàng trăm các counter có liên quan đến việc hoạt động của hệ thống. Một số những counter này quan trọng và một số khác rất khó hiểu mà chỉ có các nhân viên hỗ trợ của Microsoft mới dùng đến. Đến lúc này thì các set tập hợp dữ liệu đã cần dùng đến. Các set tập hợp dữ liệu là những nhóm của các counter Performance Monitor có liên quan đặc biệt đến việc khắc phục. Windows Vista và Windows Server 2008 chứa 4 bộ tập hợp dữ liệu; LAN Diagnostics, System Diagnostics, System Performance, and Wireless Diagnostics. Bạn có khả năng tạo ra riêng một Data Collector Sets. Tìm hiểu Data Collector Set Bây giờ bạn đã biết set tập hợp dữ liệu là gì. Tôi muốn chỉ cho các bạn cách các set này làm việc. Bạn có thể tích hợp các set tập hợp dữ liệu này bằng cách mở Reliability and Performance Monitor và điều hướng qua các cây console đến Reliability and Performance | Data Collector Sets | System. Khi bạn mở mục System, bạn sẽ nhìn thất 4 set tập hợp dữ liệu mà tôi đã nhắc đến trước đó. Nếu bạn chọn 1 trong 4 set này, bạn sẽ nhìn thấy các thành phần đơn lẻ tạo nên các set tập hợp dữ liệu, như hình A Hình A khi bạn chọn một set tập hợp dữ liệu đơn lẻ, Windows sẽ hiển thị các thành phần tạo nên set tập hợp dữ liệu Nếu bạn nhìn vào hình trên, một trong những điều mà bạn có thể chú ý là tất cả các thành phần tạo nên các set tập hợp dữ liệu, chỉ một trong số chúng được xếp vào counter hoạt động. Số còn lại được xếp vào Trace hoặc Configuration. Tôi sẽ nói đến các thành phần Trace và Configuration ở phần 4 của bài này. Còn bây giờ, tôi muốn tập trung vào Performance Counters. Nếu bạn đôi chuột vào danh sách Performance Counter, bạn sẽ được đưa đến một bảng Performance Counter Properties, như hình B. Như bạn có thể thấy, bảng Performance Counter Properties chứa các counter phức tạp giám sát hoạt động có trong set tập hợp dữ liệu. Thực tế, bạn sẽ nhận thấy mỗi counter được liệt kê khá chung chung. Ví dụ, counter đầu tiên trong danh sách là Network Interface (*)* có nghĩa là các set tập hợp dữ liệu bao gồm tất cả các counter cho tất cả các counter đối tượng hoạt động trên Network Interface. Hình B các counter Performance Monitor có trong gói tập hợp dữ liệu Kết luận Như bạn có thể thấy, các set tập hợp dữ liệu có thể giúp đơn giản hoá mọi chuyện bằng cách nói với Windows counter Performance Monitor nào được dùng, hơn là yêu cầu bạn thủ công chọn lựa. tất nhiên bạn vẫn có thể giải nghĩa những dữ liệu mà bạn thu được, và các set tập hợp dữ liệu cũng giúp được điều đó. Trong bài tiếp, tôi sẽ chỉ cho các bạn cách làm thế nào Tuy nhiên, biết các data collector set có thể làm việc lựa chọn dễ dàng hơn là một lẽ, nhưng thật sự thực hiện một phân tích lại là một lẽ khác. Tôi sẽ kết lại loạt bài này bằng việc chỉ cho bạn cách dùng các data collector set. Dùng data collector sets Điều đầu tiên tôi muốn bạn biết về data collector sets là mặc dù Microsoft đã tạo ra chúng để bạn sử dụng, chúng cũng không thật sự được đụng đến trừ khi Windows chạy chúng. May mắn là chạy data collector set cũng khá dễ. Tất cả những gì cần làm là chuột phải vào data collector set mà bạn quan tâm, sau đó chọn lệnh Start từ menu phím tắt . Cần nhớ rằng data collection không phải là một quá trình xảy ra ngay tức thời. Các counter Performance monitor là minh hoạ cho những khoảng ngắt khác nhau, vì vậy bạn cần phải chờ một lát để chạy data collector trước khi có được một mẫu chính xác các dữ liệu hoạt động. Khoảng thời gian chờ này còn tuỳ thuộc vào việc bạn chạy những counter nào, và bạn muốn có được dữ liệu nào. Khi đã có được mẫu thông tin cần, bạn phải thao tác bằng tay để dừng data collector set. Để dừng, chọn lệnh Stop từ menu phím tắt. Cũng nói thêm rằng bạn không có nhiều option để lựa chọn khi làm việc với data collector sets mặc định. Bạn có thể bắt đầu hay dừng data collector set, nhưng cũng chỉ có vậy mà thôi. Reliability and Performance Monitor cho bạn khả năng tạo các data collector set tuỳ chỉnh. Khi tạo một data collector set tuỳ chỉnh, bạn cần tạo một bản liệt kê để xác định trước thời gian mà data collector set bắt đầu và dừng lại. Điều này thật sự thuận tiện nếu bạn muốn thu thập dữ liệu hoạt động vào những giờ nhất định trong ngày. Phân tích kết quả Một điều hay ở data collector set là bạn không cần phải hiểu xem ý nghĩa của tất cả những dữ liệu này. Console của Reliability and Performance Monitor sẽ xây dựng một bản báo cáo dựa trên những dữ liệu thu thập được. Nếu bạn muốn có bản báo cáo từ những dữ liệu có được gần đây nhất, chỉ cần chuột phải vào data collector set, chọn mục Latest Report từ menu phím tắt. Nội dung bản báo cáo và các định dạng thay đổi tuỳ vào set mà bạn đang kiểm tra, nhưng nếu bạn nhìn vào hình A, bạn có thể thấy một báo cáo thông thường trông như thế nào. Hình A Đây là hình mẫu một báo cáo data collector set Nếu nhìn vào cây console ở trên, bạn sẽ thấy có một phần chứa Reports ở giữa. Nếu mở phần này ra như tôi đã làm, bạn sẽ thấy các mục phụ tương ứng với data collector set khác nhau. Mỗi mục phụ này chứa các báo cáo đã được chạy để thu thập các thông tin mới nhất. Ví dụ, nếu bạn nhìn vào phần System Performance trên hình, bạn có thể thấy hiện tại có 2 báo cáo khác nhau đang được lưu trên hệ thống. Bạn có thể nhìn rõ hơn mỗi báo cáo bằng cách click vào nó. Điều cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến là các báo cáo được hiển thị mặc định rất súc tích. Nếu bạn nhìn lại hình trên, bạn sẽ nhận thấy các báo cáo được chia thành các phần, và mỗi phần đều có mũi tên thu gọn hay mở rộng ở trên đầu bên phải. Bạn có thể click mũi tên chỉ lên để thu gọn các mục, mũi tên chỉ xuống để xem thông tin chi tiết. Kết luận Như bạn thấy, data collector set có thể đơn giản hoá rất nhiều quá trình phân tích các hoạt động của hệ thống. Hãy nhớ rằng Microsoft không tạo sẵn data collector set cho tất cả các quá trình giám sát hoạt động, và bạn luôn có thể tự tạo cho riêng mình các data collector set tuỳ chỉnh. Để làm được điều này, chuột phải vào mục User Defined của console, chọn dòng lệnh New | Data Collector Sets từ menu phím tắt, và sau đó điền vào khoảng trắng. Thật là đơn giản. . Performance Monitoring phần 2 Data Collector Sets là một tập hợp những counter giám sát hoạt động và những. Configuration ở phần 4 của bài này. Còn bây giờ, tôi muốn tập trung vào Performance Counters. Nếu bạn đôi chuột vào danh sách Performance Counter, bạn sẽ được đưa đến một bảng Performance Counter. của Performance Monitor mà bạn đã học về nó. Có đến hàng trăm các counter được tạo ra từ lúc đó. Thực tế, một trong những thử thách lớn nhất khi dùng phiên bản Server 20 03 và Windows Server 20 08