Xây dựng cấu trúc DFS potx

9 303 0
Xây dựng cấu trúc DFS potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng cấu trúc DFS Khi cần cấu hình các file server, nhiều quản trị viên chọn dùng distributed file system (DFS) hơn là một điểm chia sẻ truyền thống độc lập, bởi những sự phong phú mà DFS đem lại. Mặc dù DFS có thể củng cố mạnh mẽ các hoạt động và tính sẵn có của các dữ liệu lưu giữ trên network của bạn, những tiện ích này cũng có cái giá của nó. Có nhiều cách khác nhau để cài đặt một DFS, và mỗi cách lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Điều đó có nghĩa là nếu lần đầu tiên bạn đang xem xét cài đặt DFS, trước hết bạn nên có một kế hoạch. Trong loạt bài này, tôi sẽ giải thích những điều cần biết về những option khác nhau của DFS mà bạn cần cấu hình tuỳ vào loại DFS nào mà bạn muốn tạo ra. Một số thuật ngữ Trước khi thảo luận về quá trình lên kế hoạch, có một số thuật ngữ tôi sẽ nói qua để đảm bảo bạn hiểu được những điều tôi nói sau đó. DFS Namespace: DFS Namespace là một vùng tên trung tâm để người dùng có thể có được cái nhìn thống nhất về một folder chia sẻ có trong DFS DFS Namespace Server: Chỉ đơn giản là một server host Namespace DFS. DFS Namespace Root. DFS Namespace Root: là phần cao nhất của DFS namespace. Namespace root và DFS namespace có cùng tên. DFS Folder: DFS folder chỉ đơn giản là một folder hiện diện với client trong DFS namespace, nhưng dưới DFS root. DFS folder có thể tồn tại trên cùng server đang host DFS root, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Thông thường thì DFS folders đại diện cho tài nguyên hệ thống file tồn tại trên những server khác. DFS Tree: DFS tree qui chiếu cho trật tự DFS. Một cây bắt đầu với DFS root, và chứa tất cả các folder DFS đã được xác định trong root. Namespace độc lập và một domain dựa trên namespace System Performance Tôi đã cho các bạn biết về một số những thuật ngữ liên quan đến DFS, và bây giờ chúng ta hãy cùng bắt đầu với quá trình lên kế hoạch. Điều đầu tiên chúng ta cần làm khi xây dựng cấu trúc DFS là bạn muốn một namespace DFS độc lập hay một domain dựa trên namespace của DFS. Namespaces độc lập Namespace độc lập có nhiều hạn chế hơn domain dựa trên namespace. Với những người mới bắt đầu, bạn có thể host các một namespace độc lập trên mỗi server. Namespace của server giống với tên của server host đích nguồn. Giống như cài đặt những DFS khác, các namespace độc lập cho phép bạn dùng các folder targets phức tạp cho mục đích fault tolerance. Trong trường hợp bạn không quen với folder targets, thì ý cơ bản là mỗi folder target cơ bản host một bản sao của dữ liệu liên kết với folder DFS. Dùng các folder targets khác nhau cho phép bạn đạt đến một mức fault tolerance, và cho phép hoạt động tốt hơn nếu các dữ liệu chỉ được lưu trữ trên một vị trí đơn lẻ. Vấn đề khi dùng folder targets khác nhau ở namespace độc lập là các target phải được đồng bộ hoá một cách thủ công trừ khi các server đang host các target folders thuộc về một domain Active Directory quen thuộc. Mặc dù vậy, các namespace độc lập được dùng trong các tổ chức không có Active Directory, bởi vì như chính cái tên của chính, một namespace độc lập sẽ làm việc trong một môi trường độc lập. Domain dựa trên namespace Như bạn có thể đoán trước, domain dựa trên namespace yêu cầu tất cả các server phải là thành viên của domain Active Directory. Những dạng môi trường này hỗ trợ việc đồng bộ hoá tự động các DFS targets. Namespace root của namespace dựa trên sự kết hợp giữa tên NetBIOS của server và tên root, và được liệt kê trong DNS. Trong một môi trường domain, một server có thể host nhiều root DFS khác nhau. Kết luận Trong bài này, tôi đã giải thích một trong những việc quan trọng phải làm khi xây dựng cấu trúc DFS là chọn namespace độc lập hay một namespace dựa trên domain. Tiếp theo tôi muốn thảo luận về cấu trúc liên kết nhân bản sẽ dùng cho server DFS của bạn. Tại sao cần sao chép? Trước đây, khi tôi giới thiệu về khái niệm DFS với các khách hàng, một trong những câu hỏi đầu tiên họ luôn hỏi tôi là vì sao chúng ta lại cần nhiều server DFS. Về mặt kĩ thuật, thì bạn không cần nhiều server DFS, nhưng nếu dùng chúng thì sẽ có những cái lợi. Với những người mới dùng, dùng nhiều bản sao cho bạn khả năng mở rộng. Thay vì bắt mỗi người dùng trong tổ chức của bạn truy cập các file của họ từ cùng một server, bạn có thể phân bổ tải làm việc qua các bản sao của DFS khác nhau thay vì đè nặng lên một server đơn lẻ. Một lý do khác để dùng các nhiều bản sao DFS là nó cung cấp cho bạn một mức fault tolerance. Ví dụ, giả sử bạn cần cài một gói dịch vụ vào server của bạn. Phần lớn thời gian khi bạn cài một gói dịch vụ cho Windows, quá trình cài đặt yêu cầu bạn reboot lại server khi làm xong. Thông thường, reboot một server phá vỡ việc truy cập của người dùng vào các file trên server đó. Nếu bạn muốn duy trì hoạt động các server, bạn có thể chuyển server từ namespace DFS, và thực hiện việc duy trì này mà không làm gián đoạn người dùng. Khi làm xong, bạn có thể chỉ định server hoạt động như là một phần namespace lại lần nữa. DFS cung cấp fault tolerance từ quan điểm bảo vệ bạn khỏi việc rớt kết nối network. Ví dụ, giả sử công ty bạn có một văn phòng chi nhánh kết nối với văn phòng chính bằng đường dẫn WAN. Bình thường, khi kết nối WAN bị rớt thì user ở văn phòng chi nhánh sẽ không thể truy cập vào bất kì các server nào ở văn phòng chính. Nếu bạn đặt một bản sao DFS ở văn phòng chi nhánh, thì các user ở văn phòng này vẫn có thể truy cập được vào các file của họ mặc dù kết nối WAN đã rớt. Khi kết nối được nối lại, bất kì thay đổi nào ở các file ở văn phòng sẽ được đồng bộ hoá với những server khác. Cấu trúc liên kết nhân bản Windows Server 2008 hỗ trợ một vài dạng cấu trúc liên kết nhân bản khác biệt cho các server DFS. Những cấu trúc liên kết này có những điểm tốt và chưa tốt. Nếu bạn gặp vấn đề khi quyết định cấu trúc liên kết nhân bản nào phù hợp cho tổ chức của bạn, thì bạn nên xem xét cẩn thận những mẫu cấu trúc liên kết nhân bản DFS sau khi bạn dùng cấu trúc hạ tầng Active Directory. Cấu trúc Hub và Spoke Một trong những cấu trúc liên kết nhân bản quan trọng nhất là cấu trúc liên kết hub và spoke, như trong hình A. Cấu trúc hub và spoke bao gồm việc đặt initial master vào giữa cấu trúc liên kết. Một bản sao thực hiện hai cách nhân bản với initial master, nhưng không nhân bản bất kì bản sao nào khác. Loại cấu trúc liên kết này rất có hiệu quả. Nhưng vấn đề là nếu initial master bị rớt, tất cả các bản sao sẽ ngừng hoạt động cho đến khi nó được nối lại. Hình A Hình dạng cấu trúc liên kết hub và spoke Cấu trúc liên kết Full Mesh Một dạng cấu trúc liên kết nhân bản khác hay dùng là cấu trúc Full Mesh. Cấu trúc này như trong hình B, cho phép mỗi bản sao được sao chép với mỗi bản sao khác. Ưu điểm của việc dùng cấu trúc này là mỗi bản sao vẫn tiếp tục chức năng dẫu cho server có offline. Tất nhiên điều bất lợi của cấu trúc này là nó có thể dẫn đến một lượng traffic quá mức các bản sao. Hình B cấu trúc full mesh cung cấp khả năng kết nối giữa mỗi bản sao Không cần cấu trúc liên kết? Khi bạn cấu hình một nhóm sao chép trong Windows Server 2008, một trong những mục của cấu trúc mà Windows cho phép bạn chọn là No Topology. Như chính cái tên của nó, có lý do chính đáng để bạn chọn mục này. Mục No Topology cho phép bạn tạo một nhóm bản sao mà không cần xác định cấu trúc liên kết nhân bản. điều này cho phép bạn tạo một nhóm sao chép tuỳ chỉnh sau. Kết luận Như bạn có thể thấy, cấu trúc liên kết sao chép có một vai trò quan trọng trong toàn thể cấu trúc DFS. Trong phần 3 của loạt bài này, tôi sẽ nói về những ứng dụng hay nhất để xây dựng cấu trúc DFS của bạn. Mặc dù Windows Server 2008 củng cố dựa trên công nghệ DFS, DFS cũng khá phức tạp và tôi đã học từng chút một trong hàng năm trời để xây dựng bản sao cho DFS. Tôi không nói riêng về cấu trúc liên kết nhân bản, mặc dù nó quan trọng. Tôi nói về những điều nhỏ nhặt làm nên sự khác biệt giữa bản sao hoạt động tốt và DFS chạy như phát cuồng. Trong bài này, tôi muốn làm rõ bí mật bằng cách chia sẻ với bạn những ứng dụng hay nhất của bản sao DFS. Backup Strategy Các file được lưu trữ trên cây DFS được sao chép đến các server khác không có nghĩa là bạn không cần sao lưu lại chúng. Giữ một bản sao DFS sẽ giúp bảo vệ các thảm hoạ dữ liệu của đĩa cứng, nhưng không bảo vệ các dữ liệu khỏi bị hư hỏng. Nếu một file bị hỏng, thì hư hỏng này sẽ không sao chép đến các nơi khác. Vì các dữ liệu nên được đồng nhất ở mỗi bản sao DFS, bạn có thể làm việc bằng cách sao chép chỉ một bản sao. Nhưng điều quan trọng bạn phải nhớ về quá trình sao lưu là bạn cần phải cấu hình phần mềm backup của bạn chứ không phải nâng cấp archive bit. Lý do là file sao chép được khởi động bằng một phiên bản thay đổi của file, hay một stamp thay đổi ngày và giờ. Một thay đổi sẽ update archive bit có thể dẫn đến hàng loạt các bản sao. Mặc dù vậy điều này không xảy ra không tất cả các trường hợp, vì vậy bạn có thể thử nghiệm xem liệu archive bit có ảnh hưởng nào đến môi trường của bạn hay không. Dung lượng đĩa Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng tôi đã từng chứng kiến những trường hợp mà đĩa chứa folder staging hoặc là nhỏ kinh ngạc, hoặc là low on space. Ổ đĩa chứa các folder staging phải có đủ khoảng trống để cung cấp cho quá trình sao chép. Sau đó, nó sẽ hoạt động như là một kho chứa tạm thời cho các dữ liệu được sao chép đang được gởi đi hay nhận đến. DFS Root Bạn cần chú ý một số điều khi xây dựng DFS root của mình. Tôi khuyên nên bắt đầu bằng DFS root rỗng để bạn có thể tránh việc sao chép bất kì dữ liệu nào ở cấp độ root. DFS root chỉ có thể chứa các folder được DFS quản lý. Tôi cũng khuyên các bạn tránh sao chép dữ liệu giữa các folder DFS namespace root. Lý do là nếu bạn làm điều này thì Windows sẽ cố gắng sao chép không chỉ root mà còn các folder target trong nó. Như vậy thì chẳng hay chút nào, và hãy nhớ rằng các folder target đã được sao chép độc lập với các root trong phần lớn trường hợp. Thiết lập một sao chép ở mức độ root không cung cấp mức độ phần thừa sao chép. Quyết định có sao chép hay không sao chép là phù hợp Mặc dù sao chép DFS có thể giúp bạn phân bổ tải làm việc giữa các server file khác nhau, và cho bạn mức fault tolerance nhưng dùng sao chép DFS không phải lúc nào cũng cần thiết. Ví dụ, hãy tưởng tượng một môi trường mà người dùng liên tục thay đổi các dữ liệu. Trong môi trường như vậy, tất cả các update cho một file sẽ thay đổi số phiên bản file, dẫn đến việc sao chép DFS. Nếu một lượng khổng lồ các update được thực hiện thì có thể dẫn đến một cơn bão các bản sao chép. Ứng viên tốt nhất cho sao chép DFS hay môi trường là khi người dùng đọc nhiều thông tin từ các file server, nhưng không thay đổi nhiều. Trong những môi trường kiểu này, tải làm việc sao chép ở mức thấp nhất bởi vì các sao chép chỉ cần khi có update diễn ra. Nếu các user của bạn thường xuyên update các file thì bạn nên cân nhắc thời gian sao chép thực hiện phần lớn các sao chép tránh vào giờ cao điểm. Mặc dù là một lần nữa, điều này có thể dẫn đến việc xung đột các phiên bản nếu 2 instance riêng lẻ của một file được update trước khi thực hiện sao chép. Mặc dù vậy, trước khi quyết định chiến lược sao chép bạn thật sự cần suy nghĩ cẩn thận liệu chiến lược mà bạn chọn có phù hợp với nhu cầu của công ty bạn hay không. Kết luận Trong bài này, tôi đã nói về những điều mà bạn cần đảm bảo để các sao chép DFS hoạt động trôi chảy, và không làm gián đoạn network của bạn. Hãy nhớ rằng đây chỉ là những ứng dụng tốt nhất và có những vấn đề khác có thể tiềm tàng dẫn đến việc gián đoạn quá trình sao chép DFS. . cấu trúc liên kết nhân bản nào phù hợp cho tổ chức của bạn, thì bạn nên xem xét cẩn thận những mẫu cấu trúc liên kết nhân bản DFS sau khi bạn dùng cấu trúc hạ tầng Active Directory. Cấu trúc. thể cấu trúc DFS. Trong phần 3 của loạt bài này, tôi sẽ nói về những ứng dụng hay nhất để xây dựng cấu trúc DFS của bạn. Mặc dù Windows Server 2008 củng cố dựa trên công nghệ DFS, DFS cũng. Hình dạng cấu trúc liên kết hub và spoke Cấu trúc liên kết Full Mesh Một dạng cấu trúc liên kết nhân bản khác hay dùng là cấu trúc Full Mesh. Cấu trúc này như trong hình B, cho phép mỗi bản

Ngày đăng: 31/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan