Chọn nơi học Anh ngữ Việt Nam đã gia nhập WTO, thông thạo ngoại ngữ (mà đặc biệt là Anh ngữ) đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một người dân nào, đặc biệt là đối với các bạn tuổi tím. Thế nhưng, trong tình hình các trung tâm ngoại ngữ thi nhau mọc lên như nấm sau mưa, với hàng loạt các chương trình học đa dạng, từ cao cấp đến bình dân, làm sao để chọn được một nơi học tập vừa ý? 1- Học cái gì nhỉ? Lựa chọn một khóa học phù hợp với mình thật ra không phải là chuyện quá khó như một số bạn thường nghĩ. Nếu bạn có ý định du học: khóa học IELTS hoặc TOEFL (hay TOEFL iBT) là phù hợp với bạn. Nếu bạn chỉ muốn học để giao tiếp, hãy học TOEIC. Các công ty khi tuyển dụng thường đòi hỏi bằng TOEIC. Thậm chí có những công ty buộc bạn phải thi TOEIC mặc dù bạn đã có trong tay bằng IELTS hay TOEFL. Điều này có thể lý giải là do Anh văn sử dụng trong các công ty là Anh văn giao tiếp văn phòng, giao tiếp bình thường, trong khi Anh văn giao tiếp mà bạn được trang bị khi học IELTS hay TOEFL lại mang tính học thuật (Academy) rất cao, không phù hợp với môi trường văn phòng. Nếu bạn không có dự định làm việc cho một công ty hay tổ chức nước ngoài, có thể bạn chỉ cần học chứng chỉ quốc gia là đủ. Thông thường các nhà tuyển dụng chỉ cần bạn có trong tay bằng B CCQG là đạt yêu cầu. Nếu bạn muốn trau dồi 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà không đủ khả năng theo học các khóa học cao cấp, bạn có thể đăng ký một khóa Anh văn tổng quát (General English). Sau đó, bạn có thể tham gia thêm một khóa luyện nghe - nói để tăng khả năng giao tiếp của mình. Nếu bạn dự định tương lai mình sẽ là một nhà kinh doanh thì khóa học Anh văn thương mại (English for business) rất cần thiết đối với bạn. Khóa học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức bổ ích về kinh doanh, như cách viết một bức thư trong kinh doanh, cách soạn thảo hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh… Tóm lại, bạn cần xác định rõ mục đích bạn học Anh văn để làm gì, thì bạn mới có thể lựa chọn cho mình khóa học phù hợp nhất. Bạn nên tránh tình trạng “chạy theo số đông”, thấy người ta học gì thì mình học nấy, mà không hề để ý đến khả năng của mình (bao gồm khả năng tài chính, khả năng nắm bắt kiến thức…) 2- Thế học ở đâu bây giờ? Sau khi lựa chọn được cho mình một khóa học phù hợp, vấn đề tiếp theo đặt ra là: Học ở đâu. Hiện nay, các trung tâm Anh ngữ ở TP. HCM nhiều như…nấm mọc sau mưa, với chất lượng và giá cả từ “thượng vàng” đến “hạ cám”. Rất nhiều bạn tuổi tím tỏ ra lúng túng khi được hỏi: “Nếu đi học Anh văn, bạn sẽ học ở đâu?”. T. Hoàng (Q. Bình Thạnh) cho biết: “Mình không tự tin lắm vào trình độ Anh văn của mình. Mình muốn nắm lại những kỹ năng cơ bản trước đã, rồi mới học nâng cao sau. Mẹ bắt mình học ở ILA, nhưng ILA thì học phí mắc quá, với lại mình nghe nói ILA chỉ chuyên đào tạo IELTS và TOEFL thôi, học cơ bản ở đó, liệu giáo viên có nhiệt tình chỉ dạy không…” Ngược lại với T. Hoàng, T. Hạnh (Q. Phú Nhuận) lại muốn học ở trung tâm nào có giáo viên chất lượng: “Mình đăng ký học ở trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm vì nghe nói ở đó dạy rất tốt. Nhưng mình chán ngay sau đó. Giáo viên dạy mình hoàn toàn không có kinh nghiệm, cô không đưa ra được những ví dụ đa dạng, quanh đi quẩn lại chỉ toàn những câu ví dụ rất bình thường…”. P. Ngọc (ĐH Công Nghiệp TP. HCM) thì tâm sự: “Mình không có đủ điều kiện theo học những trung tâm cao cấp như Hội Việt Mỹ hay ILA, chủ yếu là tự luyện thôi, chỗ nào không hiểu thì hỏi bạn bè. Mình cũng thử đi học, nhưng rồi lại thấy chán vì vào lớp cũng chỉ ngồi làm bài tập (trắc nghiệm) mà thôi. Không khí lớp học chẳng sôi động chút nào…” Rõ ràng, lựa chọn một trung tâm Anh ngữ chất lượng và phù hợp với điều kiện của mình thật không phải là điều dễ dàng gì. Dạo qua các forum trên Internet bàn bạc về vấn đề này, bạn có thể choáng ngợp bởi những thông tin rất khác nhau từ các thành viên. Neptune (thành viên forum Đại học Bách Khoa) đã đánh giá một loạt các trung tâm Ngoại ngữ tại TP. Hồ Chí Minh trên forum của trường. Bài viết đã đánh giá gần 20 trung tâm đào tạo, chia thành 3 nhóm: Nhóm các trường chất lượng cao (Hội Việt Mỹ, ILA, SEAMEO…), nhóm trung bình (elite, Iwep, Á Âu, Dương Minh…) và nhóm bình dân (các trung tâm ngoại ngữ tại các trường Phổ thông). Theo bài viết này thì tốt nhất vẫn là chọn các trường chất lượng cao (nếu bạn có đủ điều kiện), còn nếu chọn học tại các trường ở cấp trung bình thì còn tuỳ thuộc vào yếu tố…may mắn. Nếu bạn gặp được một giáo viên giỏi thì sẽ rất tốt cho bạn. Ngoài ra, không nên theo học các trung tâm “bình dân”, vì “trình độ Anh văn của bạn sẽ khó mà tiến triển”. Một vấn đề khác thường được quan tâm khi chọn trung tâm là vấn đề giáo trình. Các trường khác nhau thường dạy theo những giáo trình khác nhau, thông thường được photo lại từ các sách học Anh văn của nước ngoài. Các giáo trình này có một điểm chung là luôn mở đầu bằng các bài rất dễ, kiểu như: Hello, Greeting… Kết quả là chỉ vài buổi đầu tiên theo học, các bạn đã cảm thấy cực kỳ chán. H. Cường (Q. Bình Thạnh) tâm sự: “Học với giáo viên nước ngoài, thầy thường lướt qua giáo trình rất nhanh, rồi tự đưa ra một đề tài cho cả lớp thảo luận. Các đề tài của thầy thường rất hay, mình rất thích học theo kiểu này, không phải bó buộc theo một giáo trình cụ thể nào, mà vẫn thu được những kiến thức rất bổ ích…”. Cùng quan điểm với H. Cường, bạn H. Quân (Q. 10) cũng cho biết: “Mình muốn học 1 chương trình tự do, không bó buộc theo giáo trình nào cả, giáo viên tự đưa ra những vấn đề để thảo luận, trong quá trình đó, giáo viên sẽ phát hiện và sửa chữa lỗi của các học viên. Học như vậy sẽ tránh sự gò bó theo khuôn mẫu và kích thích sự sáng tạo của học viên hơn. Tiếc là chưa thấy trung tâm nào dạy theo cách đó”. Thật ra, nếu muốn học Anh ngữ theo phương pháp như vậy, các bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ Anh văn (thường tổ chức tại các Nhà văn hóa), tuy nhiên, trình độ thành viên trong các CLB rất khác nhau, đôi khi lại tạo tâm lý không tốt cho người mới tham gia, hoặc người có trình độ thấp. “Mình thử tham gia sinh hoạt vài lần ở NVH Thanh Niên, nhưng chỉ được vài lần rồi thôi.Có nhiều bạn quá giỏi khiến mình đâm ra ngại…” — T. Hằng (Q. Gò Vấp) tâm sự. Như vậy, việc lựa chọn một trung tâm Anh ngữ phù hợp với sở thích và khả năng của mình xem ra là một điều vô cùng khó khăn. Đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, nhiều người đã tiêu một số tiền không nhỏ mà vẫn không đạt được yêu cầu do chính mình đặt ra. Có nhiều nguyên nhân, nhưng giải pháp chỉ có một: hãy xác định đúng nhu cầu của mình, và kiên trì đi theo sự lựa chọn của mình. Hãy cố gắng vượt qua những chán nản ban đầu để tiếp tục theo đuổi mục đích, bạn nhé. . Chọn nơi học Anh ngữ Việt Nam đã gia nhập WTO, thông thạo ngoại ngữ (mà đặc biệt là Anh ngữ) đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với. ngoại ngữ thi nhau mọc lên như nấm sau mưa, với hàng loạt các chương trình học đa dạng, từ cao cấp đến bình dân, làm sao để chọn được một nơi học tập vừa ý? 1- Học cái gì nhỉ? Lựa chọn một. thư trong kinh doanh, cách soạn thảo hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh Tóm lại, bạn cần xác định rõ mục đích bạn học Anh văn để làm gì, thì bạn mới có thể lựa chọn cho mình khóa học phù hợp nhất.