1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài khoáng sản ở quỳ hợp

24 3,7K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 37,48 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng và cách thức quản lí tài nguyên khoáng sản ở Quỳ Hợp PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên thiên nhiên có một tầm quan trọng đặc biệt, là nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người và sinh vật cũng như đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị trường Thế giới tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác và cạn kiệt TNKS và để lại nhiều hậu quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên Thế giới. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các Tập đoàn khai khoáng đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai. Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về khoáng sản với trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản đang là vấn đề bức xúc diễn ra trên khắp cả nước. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khi mà nền kinh tế về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Tuy vậy, nếu chúng ta quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản và khai thác nước ngay từ khâu cấp phép thì các động của nó tới môi trường phần nào sẽ đựơc giảm thiểu và hiệu quả khai thác, sử dụng sẽ được tăng lên. Quỳ Hợp là một huyện miền núi của Nghệ An với nhiều loại khoáng sản khác nhau như kim loại thiếc, kim loại màu (vàng, bạc, ), đá trắng đã tạo ra nguồn lợi cho sự phát triển kinh tế hiện nay ở huyện nhà, tuy nhiên hiện nay vấn đề khai thác khoáng sản ở khu vực này vẫn đang còn nhiều vấn đề bất cập và không được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Chính vì thế chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và cách thức quản lí tài nguyên khoáng sản ở Quỳ Hợp”. 1.2. Mục tiêu đề tài Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và cách thức quản lí tài nguyên khoáng sản ở huyện miền núi Quỳ Hợp thì chúng tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng của việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là các mỏ nhỏ trong việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của Đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá; - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội huyện miền núi Quỳ Hợp. - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước, công nghệ và thiết bị khai thác sử dụng, quản lý kỹ thuật sản xuất , kỹ thuật an toàn và môi trường của các mỏ khai thác khoáng sản hiện nay. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: Tổng quan 1, Những nghiên cứu liên quan Khái niệm khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày". Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v ). Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:  Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng).  Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất).  Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy). Việt Nam nằm trên bản lề của hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của trái đất là thái bình dương và địa trung hải nên khoáng sản nước ta rất phong phú về chủng loại,nền công nghiệp và nông nghiệp của nước ta đang từng bước phát triển với tốc độ ngày càng tăng đòi hỏi càng nhiều khoáng sản hơn. -Các khoáng sản kim loại chính: + Quặng sắt:Trữ lượng 700 triệu tấn phân bố rải rác từ Bắc bộ đến Nam trung bộ,những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều và tập trung ở Bắc bộ trong đó mỏ Thạch Khê(Nghệ Tĩnh)có trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu tấn chất lượng quặng tốt. - Năm 1979 mới tiến hành khai thác ở mỏ Thái Nguyên và đã luyện được 100000 tấn thép. - Năm 1980 chỉ khai thác được 60000 tấn. - Năm 1989 khai thác được 75000 tấn. - Năm 1995 khai thác khoảng 150000 -175000 tấn. + Quặng đồng: Trữ lượng ước tính 600000 tấn, hầu hết tập trung ở Tây Bắc Bộ như ở Tạ Khoa( Sơn La) và Sinh Quyền( Lào Cai) hiện nay sự khai thác thủ công với sản lượng 2000 kg/năm. + Quặng nhôm: Quặng Boxit chứa hydroxit nhôm có trữ lượng đạt yêu cầu công nghiệp tập trung ở Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Lâm Đồng Ước tính có 4 tỉ tấn, chất lượng quặng tốt, hàm lượng quặng từ 40 - 43%. Tuy nhiên việc khai thác vẫn chưa phát triển vì còn thiếu năng lượng và cơ sở hạ tầng. 2, Những khái niệm liên quan Chương 2: Địa điểm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu  1,Địa điểm  Tọa độ địa lí :19°22'39"N 105°13'11"E  Quỳ Hợp là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Nghệ An  Phía bắc giáp huyện Quỳ Châu , phía nam giáp huyện Tân Kỳ và Anh Sơn, Phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía tâgiáp huyện Con Cuông và Quỳ Châu  Diện tích: 941,28 km 2 Dân số: khoảng 120.000 người Gồm 1 thị trấn và 20 xã  Diện tích đứng thứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An, Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm như: Thiếc, Đá hoa cương (đá trắng); đá quý thiên nhiên: Đá Rubi, Safia, Spaner….nước khoáng thiên nhiên, đá vôi và đất sét…  Quỳ Hợp có nhiều đỉnh núi cao, đồ sộ như Pù Huống và Pù Khạng hay Khe nước Lạnh, Hồ Thung Mây ở Thị trấn, thảm thực vật đa dạng, phong phú và nhiều di tích lịch sử….  Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An -Thời gian nghiên cứu vào đợt thực tế cơ sở vào ngày 14 tháng 7 năm 2014 2, Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mỏ khoáng sản ở Quỳ Hợp Chương 3: Nội dung 1, Hiện trạng Hiện nay, toàn huyện Quỳ Hợp có 241 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; xây dựng cơ bản và tư vấn xây dựng cơ bản; thương nghiệp, dịch vụ, vận tải… Trong đó, nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, nộp ngân sách lớn, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Theo tinh thần Công văn số 3469/VPCP- KNTN, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Công thương, Bộ Xây dựng tiến hành rà soát, kiểm tra việc cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), có biện pháp xử lý theo đúng quy định và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7-2010. Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng tạm dừng cấp phép hoạt động khoáng sản tại Nghệ An, tạm thời đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản tại 241 mỏ, đồng thời đình chỉ khai thác tại 54 điểm mỏ thuộc huyện Quỳ Hợp. THIẾC: - Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh - đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khoáng sản, hiện hoạt động trong lĩnh vực chế biến thiếc, đóng chân trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Song song với quá trình đầu tư, phát triển hoạt động SXKD một cách hiệu quả, Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu nộp ngân sách Nhà nước, quan tâm đến các hoạt động từ thiện xã hội, môi trường và làm tốt trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng địa phương. Hàng năm, Công ty nộp ngân sách Nhà nước 40 tỷ đồng. + Mỏ thiếc Bản Cô thuộc Xí nghiệp thiếc Châu Thành là một trong hai đơn vị khai thác thiếc chủ lực của Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh hiện nay. Tháng 7 năm 1984 mỏ chính thức khai thác và chế biến quặng thiếc trên địa bàn Quỳ Hợp với các xưởng tuyển ở Châu Cường, Piêng Tò (Châu Hồng), Bản Hạt (Châu Tiến). Đến thời điểm này, Công ty KLM Nghệ Tĩnh đã có 2 xí nghiệp khai thác và tuyển thô quặng thiếc với năng lực tuyển rửa mỗi năm trên 600.000 m 3 đất quặng. Từ năm 1995 đến 1999, công ty tiếp tục củng cố tổ chức sản xuất, bổ sung công nghệ tuyển khoáng, đưa phân cấp ruột xoắn thay cho hệ thống máng đãi nhằm tăng thực thu hàm lượng thiếc trong đất quặng và đưa công suất xưởng tuyển từ 100.000 m 3 lên 200.000 m 3 mỗi năm. Từ năm 2000 đến năm 2003, công ty đã bốc xúc gần 2 triệu m 3 đất quặng. Năm 2005, công ty đã bốc xúc hơn 720.000 m 3 đất quặng. Sản xuất được 708 tấn thiếc thỏi xuất khẩu. Cùng với thiếc là hơn 11.350 m 3 đá các loại. Tổng doanh thu đạt 112 tỷ 789 triệu đồng, bằng 77% so với 4 năm trước đó. + Quặng thiếc ở Quỳnh Hợp (Nghệ An) bị "rút ruột" từ nhiều năm nay khiến dòng sông Nậm Tôn bỗng trở nên đỏ quạch, ruộng đồng ao hồ bị nhiễm bùn, sệt đỏ, núi rừng bị tàn phá. Những tiếng kêu cứu cất lên vô vọng trong khi đội quân đào bới ngày càng tăng nhanh Anh Nguyễn Văn Nhưng, bản Cà 1 (Châu Cường, Quỳnh Hợp) cho biết, lúa đang lên đòng nhưng đã nghẽn lại vì đào thiếc, người khai thác đã lên tận các thung 41, 42, 43 của xã Châu Cường. Người dân vẫn phải chịu đựng sự ô nhiễm nguồn nước. Bà con đã nhiều lần gửi đơn thư lên chính quyền địa phương và trung ương nhưng mãi chưa thấy hồi âm. Bản Cà (Quỳ Hợp) có một chiếc hồ rộng 3,5 ha, nhưng gần một năm nay, người ta khai thác đá trắng rồi quặng thiếc, tuồn chất thải xuống hồ khiến nó bị ô nhiễm trầm trọng và lấp mất 80% diện tích. Nước hồ giờ đây đỏ ngầu, ngấm ra đồng ruộng khiến cây trồng không thể phát triển được. Anh Nguyễn Bá Thành, xóm trưởng bản Cà 1 nói: "Đau xót lắm, con vịt cũng không có nước mà bơi, trâu bò xuống nước là bị đau mắt đỏ ngay, còn cá tôm thì chết hết từ lúc nào không hay. Lúa và hoa màu cũng úa vàng không thể sống nổi". Khe Đòi, Châu Hồng cũng gặp tình trạng tương tự. Ở đây có 8 bản hành nghề. 24 bản, 10 xóm của Châu Cường có tới 70% số người (350 người) đi làm thuê cho 8 ông chủ trên diện tích 6-7 ha rừng núi, trong đó chỉ có 50 người được tuyển vào khai thác chính, còn lại là đãi tự do và vét thuê kiếm sống. Người khai thác suốt ngày ở sâu trong hang để khai thác, mọi thứ cơm nước sinh hoạt đều ở trong hang, thậm chí người nghiện cũng được các ông chủ truyền thuốc phiện cho hút để tăng thêm sức đào quặng. Sự nguy hiểm luôn rình rập họ và đã có nhiều người phải bỏ mạng lại đây. Bởi là dân tứ xứ nên sinh hoạt ở đây cũng rất tuỳ tiện. Có nhiều người lấy nhau mà không rõ tung tích của nhau, họ sinh ra những đứa con mà dân vùng thiếc gọi là "vô chính phủ". Giữa núi rừng hun hút này là cả một "trung tâm" nhộn nhịp những gái điếm, ổ chích hút Hàm lượng thiếc lớn cộng với giá khá cao đã làm người ta đổ về đây càng nhiều. 1 kg thiếc giá 27.000 đồng, nếu hàm lượng cao thì 30.000 đồng. Ở Khe Đòi, mỗi quặng khai thác mi ni cần được đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Mỗi người làm thuê, ngoài 3 bữa cơm/ngày được trả 10.000 đồng. Châu Hồng (Quỳnh Hợp) không có điểm làm thiếc lậu như ở Khe Đòi nhưng đây là địa bàn có nhiều moong (mỏ) nhất (khoảng 10 mỏ) với số người từ 10 đến 60/moong. Hiện nay, cánh đồng của 2 bản Na Hiêng, Công đang bị ô nhiễm nặng. ĐÁ TRẮNG: Đầu năm 2010, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, Nghệ An có 135 doanh nghiệp, tổ hợp và công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, trong đó hơn 2/3 đơn vị chuyên về khai thác, chế biến đá trắng. Hiện nay, Công ty đã có giấy phép khai thác (Giấy phép khai thác số 2291/GP-BTNMT cấp ngày 30 tháng 11 năm 2009) 01 mỏ đá trắng CaCO3 tại khu vực Thung Xán, xã Liên Hợp và Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; với diện tích mỏ là 16,07 ha; trữ lượng gần 30 triệu tấn. Đây là mỏ khoáng sản CaCO3 có chất lượng rất cao tại vùng đá [...]... thập tài liệu: Tài liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn: + Thu thập tài liệu trên các website; + Báo cáo khoa học chuyên ngành liên quan tới ô nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản ở Nghệ An; + Giáo trình, bài giảng môn học, tài liệu hướng dẫn liên quan đến ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và khai thác khoáng sản CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 1, Hiện trạng Quỳ. .. về giá trị tài nguyên, cấp giấy phép đúng chủng loại , đúng quy mô, tận dụng tối đa tài nguyên khoáng sản quốc gia, cần tập trung thực hiện công tác khảo sát, thăm dò khoáng sản trước khi cấp giấy phép (kể cả khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) Ưu tiên cấp giấy phép cho các dự án kèm theo chế biến sâu khoáng sản Đối với các mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép sai chủng loại khoáng sản, hoặc sai... Công ty khoáng sản Nghệ An khiến anh này bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu Những tình huống tương tự như thế, theo những người am hiểu về “luật rừng” ở đại công trường khai thác đá Quỳ Hợp thì chuyện rất đỗi bình thường Đó cũng là cách để ngấm ngầm đối địch nhau trong cạnh tranh làm ăn giữa các công ty, đơn vị khai thác khoáng sản với nhau ĐÁ SẮT: Huyện Quỳ Hợp là nơi có nhiều loại khoáng sản đa... dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên kho áng sản của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng, chúng tôi xin nêu các giải pháp sau: Đối với công tác quản lý nhà nước, trong khâu quy hoạch, nếu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ thì các Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng Nghệ An cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan đến xây dựng Quy hoạch khoáng sản Sở Tài nguyên... đến xây dựng Quy hoạch khoáng sản Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành khoanh vùng được các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực quy hoạch đấu thầu khoáng sản để UBND tỉnh trình Chính phủ phê duyệt Đối với Quy hoạch do HĐND tỉnh thông qua, các Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng chủ động kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan khác đẩy nhanh... đủ các quy định của Luật Khoáng sản Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh một cách phù hợp Có chính sách bổ sung phát triển nguồn nhân lực ngành mỏ-địa chất, tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, đồng thời triệt để xử... Hiện trạng Quỳ hợp là một huyện miền núi của Nghệ An với trử lượng khoáng sản lớn với nhiều loại khoáng sản khác nhau như : thiếc, đá trắng, đá vôi, đá xây dựng, vàng… Đây là tiềm lực kinh tế quan trọng với Nghệ An nói chung và huyện Quỳ Hợp nói riêng Trước những tiềm lực , nguồn lợi kinh tế như thế sẻ không tránh khỏi những tình trạng phạm pháp, lách luật để khai thác trái phép các khoáng sản có giá trị... bàn Vấn đề mâu thuẫn, tranh giành khu vực khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép thực tế đã diễn ra từ nhiều năm nay, và rộ lên trong thời gian gần đây Các công ty này đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích là bá chủ vùng tài nguyên của đất nước Trong những ngày đầu năm 2010, trên địa bàn xã Châu Quang đã xảy ra vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Công ty Hợp tác...trắng huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An Khoáng sản CaCO3 là nguyên liệu đầu vào rất quan trọng cho các ngành công nghiệp cao su, nhựa, hóa chất, mỹ phẩm, thức ăn gia súc , đồng thời nó cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất các vật liệu xây dựng cao cấp xuất khẩu Từ đầu năm đến nay, Công an huyện Quỳ Hợp đã tổ chức giải quyết hàng chục vụ tranh chấp lãnh... thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Các quy hoạch phải khoanh vùng được các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực khai thác công nghiệp, khu vực kêu gọi đầu tư, khu vực đấu thầu hoặc khu vực khai thác tận thu cho từng loại khoáng sản nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp khai khoáng của tỉnh theo từng . của máy dựa trên cơ sở trọng lực +Bể điều hoà:do đặc điểm sản xuất của một số ngành công nghiệp ,lưu lượng và nồng độ nước thải không đều nhau theo các giờ trong ngày, sự dao động lớn này sẽ. nồng độ vào công trình xử lí ổn định,khắc phục những sự cố vận hành do sự dao dộng về nồng độ và lưu lượng của nước thải và nâng cao hiệu suất của quá trình xử lí sinh học người ta sẽ thiết kế

Ngày đăng: 31/07/2014, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w