Bệnh lưỡi xanh ở cừu Căn bệnh nguy hiểm không kém chứng lở mồm long móng và thường giới hạn ở châu Phi - đã lan sang châu Âu. Nó đang di chuyển về phía bắc khi khí hậu ấm lên. Muỗi vằn Culicoides imicola lan truyền virus gây bệnh lưỡi xanh. Bệnh làm suy yếu các mạch máu, gây xuất huyết trong và mù loà, làm cho cừu khó có thể ăn, nhìn hoặc di chuyển. Hậu quả là cừu chết rất nhanh. Hơn nửa triệu con cừu đã chết kể từ khi bệnh lây lan qua Địa Trung hải vào Nam Âu cách đây 8 năm và đang lan dần về phía bắc. Muỗi vằn Culicoides imicola tồn tại ở những khu vực nơi chúng chưa bao giờ sinh sống, lây truyền bệnh tới những vùng khí hậu lạnh hơn. Philip Mellor thuộc Viện sức khoẻ động vật Anh cho biết: ""Sự lây lan của bệnh lưỡi xanh ở cừu gần như chắc chắn là do sự thay đổi khí hậu gây ra. Khi nhiệt độ tăng thêm 1oC, lãnh thổ của muỗi vằn mở rộng thêm 90km về phía bắc. Mặc dù những con cừu ở châu Âu lục địa, sống sót trước nạn dịch này, hiện đã miễn dịch đối với bệnh lưỡi xanh. Tuy nhiên, chúng sẽ chết trong vòng 5 năm tới hoặc sinh ra thế hệ mới không có khả năng kháng bệnh. Ngoài ra, bò có thể che giấu virus lưỡi xanh mà không bộc lộ bất kỳ triệu chứng nào. Chúng là những quả bom hẹn giờ, đợi chờ một con muỗi vằn khác tới và thế là bệnh tiếp tục lây lan. Vaccine có thể giải quyết được căn bệnh này song các vaccine hiện nay đều là vaccine sống. Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để bào chế một loại vaccine an toàn hơn. Hy vọng là vaccine mới sẽ xuất hiện trong vòng 5 năm tới. Do bò cũng chứa mầm bệnh nên chúng cũng phải được đưa vào chương trình tiêm chủng. (Minh Sơn - Theo Reuters) Bệnh mất sữa Dê cừu truyền nhiễm Time 13:25, 5 Dec | Tác giả: minhminhvet Định nghĩa Bệnh mất sữa truyền nhiễm là bệnh nhiễm trùng mycoplasma ở bầu vú, mắt, khớp xương và cơ quan sinh dục đực của dê cừu. Mycoplasma agalactiae được coi là tác nhân gây bệnh chủ yếu (nhưng không phải là duy nhất). Phân bố Bệnh mất sữa truyền nhiễm phân bố khắp thế giới, nhưng được nhìn nhận là một khó khăn ở Bắc Phi, các nước vùng Địa trung hải, tiểu á và ấn Độ. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng đầu tiên là sốt và viêm vú đột ngột, viêm mắt gây ra chảy nhiều nước mắt và viêm khớp. Sữa của con vật đang kì cho sữa trở nên vón cục và có màu xanh hơi vàng. Các khớp chân sưng và nóng. Con chửa có thể sẩy thai. Viêm phổi xảy ra phổ biến ở gia súc non. Dê mẫn cảm hơn dê cừu cừu non mẫn cảm hơn dê cừu trưởng thành. Trong ổ dịch, có tới 30% số mắc bệnh có thể chết. Bình thường bệnh kéo dài tới vài tháng, nhưng cũng có xảy ra cấp tính. Cách lây lan Con ốm có triệu chứng lâm sàng bài xuất vi khuẩn Mycoplasma vào sữa và các dịch bài tiết khác. Động vật mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp với con ốm có triệu chứng hay tiếp xúc với các dịch bài tiết của chúng đã nhiễm mầm bệnh, Mycoplasma có thể sống sót ở môi trường tới ba năm. Bú sữa thường hay sữa đầu nhiễm mầm bệnh là nguồn gây bệnh chủ yếu đối với động vật non, các ổ dịch thường xảy ra quanh lúc sinh đẻ khi gia súc bắt đầu tiết sữa. Sau khi khỏi bệnh, con vật có thể thành vật mang trùng có mycoplasma ở bầu vú và những nơi khác. Những con vật đó chính là nguồn truyền nhiễm liên tục. Điều trị Điều trị con mới mắc bằng Tylosin có thể làm giảm được triệu chứng lâm sàng của bệnh, nhưng không loại trừ hết mầm bệnh và động vật được điều trị có thể vẫn còn mang trùng. Phòng chống Đã có vắc ưxin và mặc dù hiệu lực vắc ưxin rất khác nhau, nhưng phải sử dụng ở bất cứ nơi nào có bệnh mất sữa truyền nhiễm. Các biện pháp vệ sinh tiêu chuẩn đối với bệnh truyền nhiễm rất quan trọng, như cách ly con có triệu chứng lâm sàng và tiêu độc chuồng trại bị nhiễm mầm bệnh. Xử lý nhiệt sữa đầu cho gia súc mới đẻ sẽ diệt được vi khuẩn những vẫn đảm bảo truyền miễn dịch từ mẹ sang con. Phải kiểm tra máu động vật mới đưa vào đàn để đảm bảo chúng không mang trùng. Kiểm tra máu xác định động vật mắc bệnh trong đàn để loại bỏ hoặc đưa đi giết mổ. Nguồn: Mạng Thú y . Bệnh lưỡi xanh ở cừu Căn bệnh nguy hiểm không kém chứng lở mồm long móng và thường giới hạn ở châu Phi - đã lan sang châu Âu. Nó đang di chuyển. lan của bệnh lưỡi xanh ở cừu gần như chắc chắn là do sự thay đổi khí hậu gây ra. Khi nhiệt độ tăng thêm 1oC, lãnh thổ của muỗi vằn mở rộng thêm 90km về phía bắc. Mặc dù những con cừu ở châu. virus gây bệnh lưỡi xanh. Bệnh làm suy yếu các mạch máu, gây xuất huyết trong và mù loà, làm cho cừu khó có thể ăn, nhìn hoặc di chuyển. Hậu quả là cừu chết rất nhanh. Hơn nửa triệu con cừu đã