1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trẻ dễ mắc bệnh tật nếu ăn dặm quá sớm ppt

5 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 106,64 KB

Nội dung

Trẻ dễ mắc bệnh tật nếu ăn dặm quá sớm Trẻ ăn bổ sung quá sớm rất dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc (bởi thức ăn và nguồn nước ô nhiễm). Ngoài cái họa nhãn tiền này, trẻ còn có thể gặp những nguy cơ khác về lâu dài. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị cho trẻ bú hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Song trong thực tế vẫn còn một số bà mẹ chưa cho con ăn bổ sung khi mới được 2-3 tháng tuổi. Họ cho rằng cho ăn bột sớm thì bé sẽ cứng cáp hơn. Quan điểm này không có cơ sở khoa học. Thức ăn bổ sung thường là tinh bột và các thứ khác. Để tiêu hóa tinh bột phải có men amylasa. Men này có rất ít ở tuyến nước bọt và tuyến tụy của trẻ 3 tháng tuổi, hoạt tính lại rất yếu, chỉ bằng 10% so với người lớn. Việc cho trẻ ăn bột sớm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe của trẻ trong hiện tại và cả tương lai. Cụ thể là trẻ ăn dặm sớm ít bú mẹ hơn, bà mẹ sẽ tạo được ít sữa hơn. Một số nghiên cứu còn cho thấy, thức ăn bổ sung như bột ngũ cốc, rau, quả có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt trong sữa mẹ. Hậu quả là trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc ăn bổ sung quá sớm cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Khi mới thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen nên không muốn ăn, nôn oẹ, rối loạn tiêu hóa nhưng dần dần cơ thể cũng phải thích ứng. Men amylasa được tăng tiết khi tinh bột và các thức ăn khác đưa vào bữa ăn của trẻ. Thận cũng được kích thích làm việc nhiều hơn, tăng khả năng lọc và bài tiết. Khi trẻ đã thích nghi với chế độ ăn bổ sung, bà mẹ càng tích cực nhồi nhét vì cho là trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ ăn quá nhiều trở thành thói quen, dẫn đến tăng cân quá mức. Bệnh béo phì xuất hiện. Nếu không được điều chỉnh thì bệnh phát triển mãi đến tuổi trưởng thành. Một nguy cơ có thể gặp nữa là bệnh tăng huyết áp. Trong sữa mẹ, hàm lượng natri thấp, khoảng 15 mg%, đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Khi ăn bổ sung, lượng natri đưa vào cơ thể tăng lên rất nhiều lần, đặc biệt là khi bà mẹ có thói quen ăn mặn. Đây là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tăng huyết áp. Trong thực tế, béo phì và tăng huyết áp có liên quan với nhau. Ăn bổ sung quá sớm cũng có thể dẫn đến xơ vữa động mạch. Các bà mẹ đều muốn dành cho con những gì bổ nhất mà không biết rằng mỗi lứa tuổi có nhu cầu ăn uống khác nhau. Chế độ ăn quá nhiều năng lượng, nhiều axit béo no rất dễ làm phát triển bệnh xơ vữa động mạch ở tuổi trưởng thành. Những trẻ được ăn dặm sớm cũng có nhiều nguy cơ dị ứng thức ăn. Một nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ từ lúc mới sinh đến 3 tuổi cho thấy, ở những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó ăn bổ sung hợp lý, tỷ lệ bị eczema rất thấp so với nhóm được nuôi bằng sữa bò và ăn bổ sung quá sớm . Trẻ dễ mắc bệnh tật nếu ăn dặm quá sớm Trẻ ăn bổ sung quá sớm rất dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc (bởi thức ăn và nguồn nước ô nhiễm) cực nhồi nhét vì cho là trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ ăn quá nhiều trở thành thói quen, dẫn đến tăng cân quá mức. Bệnh béo phì xuất hiện. Nếu không được điều chỉnh thì bệnh phát triển mãi đến. tuổi có nhu cầu ăn uống khác nhau. Chế độ ăn quá nhiều năng lượng, nhiều axit béo no rất dễ làm phát triển bệnh xơ vữa động mạch ở tuổi trưởng thành. Những trẻ được ăn dặm sớm cũng có nhiều

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:21