1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây pot

6 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 129,43 KB

Nội dung

Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 2 Những điều kiện thuận lợi mà các chúa Trịnh đã dành cho ngoại kiều làm cho người phương Tây hoà nhập rất nhanh vào cộng đồng người Việt. Hơn nữa, người dân Đại Việt cũng tỏ ra không có sự nghi kỵ người phương Tây. Chính những người phương Tây đã khẳng định rằng, khi đến Đàng Ngoài họ đã nhận được nơi đây những tình cảm bằng hữu thân thiết và “cảm thấy tự do y như sống ở nhà riêng của họ vậy”(12). Hệ quả của sự giao lưu đó dẫn đến những ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Bởi đây không đơn thuần là sự tiếp xúc giữa hai cộng đồng người với nhau mà hơn thế là sự tiếp xúc giữa hai nền văn minh. Người châu Âu đến cư trú đã mang theo cả những giá trị văn hoá phương Tây với nhiều nét khác biệt so với văn minh Đại Việt và trên thực tế đã tạo ra những biến đổi xã hội không nhỏ. Đây là mối lo ngại cho triều đình Lê - Trịnh vì kẻ cầm quyền lại rất mong muốn duy trì một xã hội ổn định trong trật tự phong kiến. Giải quyết mối lo ngại này, các chúa Trịnh hoặc là “Việt hoá” người Âu, bắt ngoại kiều sống theo tập tục của người Việt, hoặc là biệt lập họ khỏi cộng đồng người Việt. Có những vị chúa thì chỉ thực hiện một trong hai giải pháp, nhưng đa số các chúa Trịnh đã đồng thời thực hiện song song cả hai sự lựa chọn. 1. Chính sách Việt hoá người Âu, bắt ngoại kiều tuân theo tập tục người Việt Vào tháng 8-1663, chúa Trịnh Tạc đã ra một lệnh chỉ: “Cho phép các thừa ty ra lệnh cho tất cả các quan huyện, chánh tổng, lý trưởng, trưởng thôn, trưởng xóm phải lập một bản kê khai chi tiết số người nước ngoài ngụ cư ở địa phương mình, khi nào có thì ghi thêm. Những người nào mà đã có vợ con, thì phải đăng ký vào sổ hộ tịch”(6). Trước đó, năm Khánh Đức thứ hai (1650), chúa Trịnh Tráng đã đưa ra những quy định về các lễ nghi mà người Âu phải tuân theo: “Trong khi đi đường, chỉ người trưởng đoàn được cưỡi ngựa. Đến trước cổng các dinh thị lớn và trước cửa đình thì phải xuống ngựa…”(6). Cuối thế kỷ XVII, trong thời gian cầm quyền của mình, tháng 7-1696 Trịnh Căn lại ra những quy chế cụ thể từ cách ăn mặc, lối sống cho những người phương Tây: “Phàm các xã dân ở giáp địa giới với người ngoại quốc, từ ngôn ngữ đến ăn mặc và cư xử đều nên tuân theo dáng vẻ, lề lối và phong tục nước ta, cấm không được bắt chước người ngoại quốc”(7). Đến tháng 12-1717, Trịnh Cương ban hành một lệnh chỉ: “định rõ chế độ khu xử với người nước ngoài, cho phép ở đâu thì nhập tịch và chịu tạp dịch ở đó. Phải đóng góp mọi việc cho nhà nước. Từ tiếng nói, ăn mặc đến đầu tóc đều phải nhất nhất tuân theo phong tục Đại Việt”(10). Đáng chú ý, chính quyền Đàng Ngoài còn đảm bảo cho ngoại kiều người Âu có những quyền hạn nhất định của mình như: có quyền tự do đi lại, buôn bán, có thể kết hôn với người bản xứ…, hơn nữa còn có cả quyền sở hữu đất đai ở những thương điếm của họ. Điều này được minh chứng qua sự kiện vào tháng 8-1697, khi thương nhân Anh được phép đến Kẻ Chợ thì họ có quyền thuê nhà của một người phụ nữ Bồ Đào Nha tên là Monica Đabada để thông thương(11). Nếu xảy ra va chạm hay tranh chấp giữa người châu Âu với người Việt, trong những trường hợp đó, các chúa Trịnh rất công bằng với người phương Tây. Vấn đề này các chúa Trịnh đã có lệnh chỉ rõ ràng: “Những ngoại kiều bị kết tội gây rối đối với người dân vô tội thì sẽ bị phạt và đền bù. Làm một người chết phải đền 100.000 đồng cash*… Người phương Tây sẽ được phép kháng cự lại bất cứ ai chống phá hoặc làm hại bản thân”(12). Một sự kiện được chính người châu Âu ghi lại thể hiện tính công bằng trong việc đối xử với ngoại kiều của các chúa Trịnh: “Viên quan coi tàu của Đàng Ngoài mà những người Anh gọi là On Ta Hia(?) mua hàng của người Anh định không trả tiền nhưng bị chúa Trịnh Sâm buộc phải trả và hạn trong 15 ngày nếu không trả được sẽ ra lệnh bán nhà và của cải để trả cho thương nhân người Anh đó”(11). Có thể nói, trong suốt hai thế kỷ, các chúa Trịnh đã cố gắng bằng mọi biện pháp nhằm “Việt hoá” người châu Âu, biến họ trở thành thần dân của mình hoặc chí ít cũng bắt họ tuân thủ theo những phong tục tập quán của người Việt. Những chính sách mà các chúa Trịnh cho thực thi đó có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người phương Tây cư trú và hoạt động ở Đàng Ngoài. Kết quả của nó là làm cho mối quan hệ giữa hai cộng đồng người Việt và người Âu ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau. Không phải chỉ người Âu theo phong tục người Việt mà ngược lại, người Việt cũng tiếp thu những tập tục mới lạ của người châu Âu, từ phong tục đến khoa học kỹ thuật…, đặc biệt là tôn giáo. Từ năm 1533 đến năm 1659, “ở Đàng Ngoài đã có tới 331 nhà thờ, riêng Sơn Nam là 183”(9). Đến thế kỷ XVIII ở Đàng Ngoài đã có hàng chục vạn tín đồ người Việt theo Thiên chúa giáo. Ngay cả mẹ của chúa Trịnh Tạc và công chúa Mai Hoa cũng theo đạo Thiên chúa(2). 2. Chính sách biệt lập người Âu khỏi cộng đồng người Việt Quá trình cộng cư lâu dài giữa người Việt và người Âu cũng như sự tiếp thu văn hoá phương Tây của người Việt đã tạo ra những biến đổi không nhỏ trong xã hội Đàng Ngoài, nhất là những trung tâm đô thị và thương cảng - nơi năng động nhất của xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Thực tế đó khiến các chúa Trịnh nhận thấy rằng, ngoài những hàng hoá và vũ khí mà triều đình cần thì những gì phương Tây mang đến sẽ huỷ hoại thuần phong mỹ tục của người Việt. Các chúa Trịnh cho rằng “những trường giảng đạo người ở lẫn tạp, trai gái không phân biệt”(7) và người châu Âu “họ sống lẫn lộn từ lâu với người bản quốc và dần dần đi tới chỗ khinh thường phép nước, vượt bỏ cấm đoán”(6). Những biện pháp nhằm “Việt hoá” người Âu tỏ ra ít hiệu quả, nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, khi các hoạt động thương nghiệp đã sa sút, ở Đàng Ngoài chủ yếu chỉ còn các giáo sĩ truyền đạo. Để "bảo vệ truyền thống", duy trì kết cấu xã hội phong kiến cũng như vương quyền của mình, các chúa Trịnh đã chọn một giải pháp khác: “tách họ ra khỏi dân gian”, cách ly người Âu đến những nơi cư trú riêng biệt đồng thời cấm các hoạt động truyền đạo. Năm 1643, chúa Trịnh Tráng đã ra một lệnh chỉ cấm các giáo sĩ phương Tây truyền đạo, đốt sách kinh và các giáo đường. Đồng thời, các chúa Trịnh nối nghiệp cũng ra sức ngăn cấm người Việt theo Thiên chúa giáo. Hình thức xử phạt người vi phạm ngày càng nặng. Nếu như năm 1650, người theo đạo khi bị phát hiện phải chịu năm mươi roi, thì đến năm 1696, hình phạt đã lên đến tám mươi trượng(6). Đây là một hình phạt hết sức nặng nề. Điều này cũng phản ánh quá trình ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của văn hoá phương Tây vào nền văn hoá Việt Nam truyền thống. . Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 2 Những điều kiện thuận lợi mà các chúa Trịnh đã dành cho ngoại kiều làm cho người phương Tây hoà nhập. Âu với người Việt, trong những trường hợp đó, các chúa Trịnh rất công bằng với người phương Tây. Vấn đề này các chúa Trịnh đã có lệnh chỉ rõ ràng: “Những ngoại kiều bị kết tội gây rối đối với. trong việc đối xử với ngoại kiều của các chúa Trịnh: “Viên quan coi tàu của Đàng Ngoài mà những người Anh gọi là On Ta Hia(?) mua hàng của người Anh định không trả tiền nhưng bị chúa Trịnh Sâm

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN