1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Báo động tình trạng tắc ruột do hột sơ ri ppsx

3 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 136,9 KB

Nội dung

Báo động tình trạng tắc ruột do hột sơ ri Thời gian qua, Bệnh viện Nhi đồng (BVNĐ) TP Cần Thơ tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị tắc ruột do hột sơ ri. Theo cảnh báo của các bác sĩ, trường hợp này nếu không phát hiện, xử trí kịp thời có thể gây hoại tử ruột, nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Tháng 12-2008, bệnh nhi N.Q.T, 8 tuổi, ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, được đưa đến BVNĐ TP Cần Thơ trong tình trạng bụng trướng to, đau bụng, không đi tiêu được. Theo người nhà bệnh nhi, trước khi nhập viện 3 ngày, cháu T có ăn nhiều sơ ri. Khai thác bệnh sử, các bác sĩ Khoa ngoại của bệnh viện nghi ngờ cháu T. bị tắc ruột do hột sơ ri. Thăm khám vùng hậu môn, các bác sĩ phát hiện có khối hột sơ ri đóng ở bóng trực tràng- đoạn cuối ruột già. Xác định tình trạng bệnh nhi có thể xử lý, không cần phẫu thuật, các bác sĩ tiến hành gây mê và dùng thủ thuật gắp dần khối hột sơ ri ra khỏi hậu môn bệnh nhi. Cẩn trọng khi cho trẻ nhỏ ăn trái cây có hột, nhất là sơ ri. Trước đó, bệnh nhi N.V.C, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhập viện tại BVNĐ TP Cần Thơ trong tình trạng đau bụng, không đi tiêu, sốt do hột sơ ri đóng lại, gây tắc ruột. Hằng năm, Khoa Ngoại BVNĐ TP Cần Thơ tiếp nhận xử lý từ 5 đến 10 trường hợp trẻ em từ 3 đến 8 tuổi bị tắc ruột do hột sơ ri. Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau vùng hậu môn, sốt (do nhiễm trùng), đi tiêu không được mà chỉ có dịch nhầy ra đường hậu môn Theo ghi nhận của các bác sĩ Khoa Ngoại, BVNĐ TP Cần Thơ, phần lớn trường hợp trẻ tắc ruột do hột sơ ri nhập viện tại bệnh viện đều ở vùng nông thôn, gia đình khó khăn, người thân đi làm, trẻ ở nhà hái sơ ri trong vườn ăn và nuốt cả hôt. Khi tiếp nhận những ca bệnh đầu tiên, các bác sĩ phải theo dõi, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định bệnh. Những trường hợp sau, bác sĩ chỉ khai thác bệnh sử, nhận biết các dấu hiệu: bụng trướng to, không đi tiêu, dịch nhầy ra đường hậu môn… kết hợp thăm khám hậu môn thì có thể chẩn đoán chính xác. Bác sĩ Trần Văn Dễ, Trưởng Khoa Ngoại BVNĐ TP Cần Thơ, cho biết: “Những trường hợp tắt ruột do hột sơ ri dạng nhẹ sẽ được xử lý bằng thủ thuật gắp và điều trị nhiễm trùng. Trường hợp hoại tử ruột, buộc phải phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử. Trường hợp nhiễm trùng huyết nặng, không phát hiện, điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong. Tất cả các trường hợp được nhập viện tại bệnh viện thời gian qua đều được xử lý kịp thời, cho kết quả tốt”. Theo bác sĩ Trần Văn Dễ, hột trái sơ ri có khía, khi vào ruột dễ đóng lại thành khối lớn khiến trẻ bị tắc ruột. Vì vậy, phụ huynh nên thận trọng khi cho trẻ em ăn trái cây có hột, nhất là đối với những trẻ quá nhỏ, chưa biết cách lừa bỏ hột. Đối với những trẻ lớn đã biết lừa bỏ hột, người lớn cũng phải hướng dẫn trẻ ăn với số lượng phù hợp, không được nuốt cả hột. Nếu sau khi ăn nhiều sơ ri, trẻ bị bón lâu ngày kèm các dấu hiệu đau bụng, hậu môn ra dịch nhầy có mùi hôi, bụng trướng to, thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, điều trị sớm. . Báo động tình trạng tắc ruột do hột sơ ri Thời gian qua, Bệnh viện Nhi đồng (BVNĐ) TP Cần Thơ tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị tắc ruột do hột sơ ri. Theo cảnh báo của các bác. có ăn nhiều sơ ri. Khai thác bệnh sử, các bác sĩ Khoa ngoại của bệnh viện nghi ngờ cháu T. bị tắc ruột do hột sơ ri. Thăm khám vùng hậu môn, các bác sĩ phát hiện có khối hột sơ ri đóng ở bóng. có hột, nhất là sơ ri. Trước đó, bệnh nhi N.V.C, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhập viện tại BVNĐ TP Cần Thơ trong tình trạng đau bụng, không đi tiêu, sốt do hột sơ ri đóng lại, gây tắc

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w