Cẩn thận, bé yêu! Tết là thời gian trẻ em được nghỉ học, được thoải mái vui chơi và ăn uống. Tuy nhiên do chế độ ăn uống, sinh hoạt có nhiều thay đổi, trẻ được đi lại giao lưu nhiều cộng với thời tiết trong dịp Tết không phải lúc nào cũng "dễ chịu" vì vậy Tết lại cũng chính là thời gian trẻ dễ mắc một số bệnh lý thường gặp hoặc một số tai nạn trong sinh hoạt. Ngộ độc thức ăn Đặc điểm nhận biết: Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn. Chăm sóc tại nhà: Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Tích cực bù lượng nước, dịch đã mất cho trẻ bằng đường uống bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tích cực cho ăn, sử dụng các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống cho trẻ như dung dịch Oresol (ORS), viên hydrite (lưu ý sử dụng loại Oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian tiêu chảy ở trẻ). Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút. Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ. Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: Nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; Trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày. Tiêu chảy cấp Đặc điểm nhận biết: Nôn và tiêu chảy là các đặc điểm nổi bật của tiêu chảy cấp do Rotavirus. Nôn thường xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu bị tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc hoa cà hoa cải, có thể có nhày mũi nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 - 8 ngày. Vì vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: Khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích. Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Xử trí tiêu chảy cấp do Rotavirus: + Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như ORS, hydrite, lưu ý dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp. + Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ nôn, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại. + Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa trước mỗi cữ bú, sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày. + Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ. + Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện. + Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài (chứ không có tác dụng tiêu diệt virut - nguyên nhân gây nên tiêu chảy). Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, tử vong + Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn. Bệnh cúm Bệnh này hay gặp nhất vào mùa lạnh, bệnh thường kéo dài gây mất sức cho trẻ và dễ lây lan. Tác nhân gây bệnh là các virut cúm với rất nhiều chủng loại khác nhau. Đặc biệt đề phòng virut cúm A H5N1 lây lan từ gia cầm sang người với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh khiến trẻ sốt cao, ho, sổ mũi, hắt hơi. Thường trẻ đau nhức cơ, mệt mỏi, ăn uống kém. Xử trí ban đầu: cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, cho trẻ ăn với chế độ ăn tăng sức đề kháng, dùng thực phẩm dễ tiêu, tránh các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, dùng thức ăn có nhiều chất khoáng và vitamin như các loại súp, trái cây (cam, chanh). Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt nếu sốt cao. Cần theo dõi các triệu chứng của bệnh cúm do H5N1 để đưa trẻ tới bệnh viện điều trị kịp thời. Một số tai nạn có thể xảy ra với trẻ em trong dịp Tết Dị vật đường thở: còn gọi là sặc, là tình trạng dị vật như hạt dưa, hạt bí, hạt lạc hoặc tiền xu rơi vào đường thở làm tắc nghẽn gây tử vong hoặc viêm phổi kéo dài nếu không xử trí kịp thời. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí không để trẻ bị ngạt thở. Nếu trẻ nói được, khóc được, đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, hãy thực hiện ngay thao tác vỗ lưng ấn ngực để trẻ không bị ngạt thở. Đối với trẻ lớn, làm thủ thuật Heimlich (phương pháp ép vào bụng) để tống dị vật ra ngoài, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Cẩn thận với điện, nước sôi trong ngày Tết Những vật dụng trang trí nhà cửa ngày Tết như đèn nhấp nháy luôn rất hấp dẫn trẻ. Vì thích, tò mò nên trẻ luôn tìm cách với, nghịch chúng, nếu chẳng may dây điện hở sẽ bị giật. Phích nước, ấm trà nóng trên bàn tiếp khách cũng luôn là mối nguy hiểm với trẻ. Trẻ em vốn rất hiếu động, tò mò, luôn muốn với, khám phá mọi thứ. Nhất là với những trẻ đã chập chững biết đi, biết chạy nhảy thì đây lại càng là mối nguy cho trẻ. Vì thế, hãy luôn để mắt đến trẻ. Khi nhà có khách phải tiếp trà nóng, đừng cho trẻ chạy, chơi đùa quanh bàn uống nước. Hãy luôn quan tâm, để mắt đến trẻ trong mọi tình huống để những ngày đầu năm mới thật vui vẻ. . Cẩn thận, bé yêu! Tết là thời gian trẻ em được nghỉ học, được thoải mái vui chơi và ăn uống. Tuy. Heimlich (phương pháp ép vào bụng) để tống dị vật ra ngoài, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Cẩn thận với điện, nước sôi trong ngày Tết Những vật dụng trang trí nhà cửa ngày Tết như đèn nhấp