Mỹ phẩm - lợi và hại Mùa xuân đến, dường như ai cũng có nhu cầu làm đẹp Nắm bắt được tâm lý đó, nhân dịp này các cửa hàng mỹ phẩm liên tục tung ra các "chiêu" giảm giá, khuyến mại nhằm thu hút đông đảo khách hàng. Nhưng, mong các quý bà, quý cô hãy thận trọng bởi ngay với các loại mỹ phẩm của chính hãng cũng có thể gây kích ứng nếu sử dụng không phù hợp với cơ địa, đặc điểm, tính chất da. Chưa kể, mỹ phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ chính là nơi tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng. ảnh minh họa Thời trang giá rẻ Hãy tưởng tượng, chỉ với 5.000đ, bạn có thể sở hữu một thỏi son của hãng Chanel hay với 10.000 - 20.000đ, bạn đã có một hộp phấn của Debon, Lancome Tất cả những mỹ phẩm với nhãn mác của rất nhiều các hãng nổi tiếng như Ninaricci, Chanel, Christian Dior, Kalvin, Hugo kế đến là những hãng mỹ phẩm Coriana, Debon (Hàn Quốc), Shisheido (Nhật Bản) đều có bày bán tại chợ Gia Ngư, một chợ bán lẻ hàng mỹ phẩm nổi tiếng Hà Nội. Khi khách hàng thắc mắc: sao giá lại rẻ thế, người bán hàng ở đây chả giấu giếm, toàn hàng nhái sản xuất tại Trung Quốc rẻ là phải. "Tiền nào của đấy, nhưng tôi thấy bọn trẻ vẫn sử dụng đầy ra mà có sao đâu" - vừa giới thiệu một thỏi son bóng bẩy, chị bán hàng vừa phân trần. Tại cửa hàng Hà Xuân đã có "danh phận" với người tiêu dùng trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội), thấy tôi có vẻ nghi ngại về nguồn gốc xuất xứ của dãy mỹ phẩm bóng bẩy trong tủ kính, cô bán hàng nhanh nhảu đối đáp: "nói thật, đây toàn là hàng nhập bán chạy lắm". Người mua ở đây, hầu hết đều là sinh viên, học sinh. Em Trần Hiếu Ngân, học sinh THPT Việt Đức cho biết: "Bọn em chỉ dùng đồ mỹ phẩm cho có hương có hoa mỗi khi có việc thôi, không sử dụng thường xuyên nên chả sợ ảnh hưởng". Còn chị Bạch Minh Thư, nhân viên bán hàng tại siêu thị Intimex lý giải: "Thú thật, đồng lương mình cũng hạn chế nên việc dùng hàng mỹ phẩm cao cấp không khả thi. Mình chọn dùng mỹ phẩm của cửa hàng Hà Xuân vì ở đây bán giá cả phải chăng. Lại có nhiều mẫu mã để chọn lựa. Mình cũng không phải người dùng thường xuyên nên nếu có "dị ứng" với mỹ phẩm chắc cũng ở mức độ nhẹ không đáng quan tâm". Có lẽ, với cách nghĩ như vậy nên dù biết là hàng nhái, kém chất lượng vẫn cứ mua nên mỹ phẩm rởm vẫn bán chạy với lý do đơn giản: chỉ vì rẻ. Lời khuyên của bác sĩ Theo các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, mỹ phẩm có chứa những hóa chất độc hại không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải đưa vào phòng thí nghiệm. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp: mỹ phẩm càng rẻ tiền, màu sắc càng bắt mắt thì nguy cơ chứa các chất độc hại càng cao. Đặc biệt, là son môi có màu càng thẫm, càng đỏ thì phải hết sức cẩn thận Ngoài ra, có một số độc tố có thể chỉ mặt đặt tên được trong mỹ phẩm như: hắc ín, parabens (chất bảo quản) và sáp parasi được phát hiện có trong mascara (chải mi mắt) và chì vẽ chân mày. Trong đó, hắn ín (cancercausinh coal tar) có khả năng gây ung thư, chất parabens được dùng để chống mốc nhưng chất này chỉ làm ức chế các vi khuẩn có trong mỹ phẩm nên dễ dàng chuyển vi khuẩn sang con người và có thể là nguyên nhân của sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể Ngoài ra, các chất độc hại qua đường tiếp xúc với da có thể ảnh hưởng đến tim, thận qua đường máu Theo TS. Hoan, mỹ phẩm cũng là một chất hóa học và không phải sự lựa chọn của bạn lúc nào cũng đúng đắn trong mọi tình huống. Theo TS. Nguyễn Thị Lai, chuyên gia về da liễu (Bệnh viện Hữu Nghị) cho biết: ngay cả với mỹ phẩm chính hãng cũng có thể gây kích ứng cho da nếu sử dụng không phù hợp với đặc điểm, tính chất da. Nguyên nhân, là do da rất dễ mẫn cảm với các thành phần hóa chất có trong mỹ phẩm đó. Chính vì vậy, tại các hãng mỹ phẩm lớn, người ta thường có những tư vấn kỹ thuật và test thử trước khi khuyên khách hàng sử dụng bộ mỹ phẩm nào. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng thì nguy cơ bị kích ứng da sẽ dần cao hơn. Biểu hiện ban đầu của dị ứng da do mỹ phẩm có thể là da mẩn ngứa, sưng nề, khô, bong vảy Cách tốt nhất để thử phản ứng với kem, son là bôi vào mặt trong cánh tay trong khoảng 48 giờ, trước khi bôi lên mặt. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, không nên tiếp tục sử dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc điều trị mà phải đi khám bác sĩ da liễu. Bạn hãy là người tiêu dùng khôn ngoan, lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp sức khỏe của mình. . Mỹ phẩm - lợi và hại Mùa xuân đến, dường như ai cũng có nhu cầu làm đẹp Nắm bắt được tâm lý đó, nhân dịp này các cửa hàng mỹ phẩm liên tục tung ra các "chiêu". đó. Chính vì vậy, tại các hãng mỹ phẩm lớn, người ta thường có những tư vấn kỹ thuật và test thử trước khi khuyên khách hàng sử dụng bộ mỹ phẩm nào. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng thì nguy cơ. chuyên khoa thẩm mỹ, mỹ phẩm có chứa những hóa chất độc hại không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải đưa vào phòng thí nghiệm. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm phân tích và xử lý môi