Kinh nghiệm trồng rau trái vụ ppt

4 272 0
Kinh nghiệm trồng rau trái vụ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm trồng rau trái vụ Những năm gần đây, người dân nhiều địa phương trong huyện Yên Phong như: Trung Nghĩa, thị trấn Chờ, Tam Giang tận dụng vườn, đất hai lúa trồng rau màu. Không chỉ trồng màu theo mùa vụ mà bà con nông dân còn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để trồng màu trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn cơ ngơi khang trang, của vợ chồng anh Nguyễn Huy Cận, chị Ngô Thị Liên thôn Đông Mai, xã Trung Nghĩa (Yên Phong), bất cứ ai cũng phải khao khát, đó là thành quả của nhiều năm liên tục anh chị trồng rau, đặc biệt là rau trái vụ. Lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt, chị Liên chia sẻ: Cái khó nhất là thời tiết, rau trồng không đúng vụ chăm sóc vất vả lắm, bù lại giá bán cao hơn nhiều so với rau trồng chính vụ. Nếu chính vụ mỗi lứa hành tây mất khoảng 96 ngày thì khi trồng trái vụ mỗi lứa sẽ kéo dài thêm từ 15 đến 20 ngày. Nhưng đổi lại giá hành tây khi chính vụ thường dao động từ 8 đến 12 nghìn đồng/kg, thì ở thời điểm này bán được với giá từ 16 đến 20 nghìn đồng/kg. Mỗi sào hành tây sẽ cho thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng. Anh chị còn trồng 2 sào rau các loại như: su hào, rau cải, rau thì là, hành Ngoài các loại rau kể trên trong vườn còn có đủ các loại cây giống như su hào, bắp cải, súp lơ, hành một phần cây giống để trồng nhân rộng, phần còn lại để cung cấp cho những hộ gia đình trong xóm khi họ có nhu cầu. Thôn Đông Mai hiện có khoảng hơn 200 trăm hộ trồng rau nhưng những người trồng với diện tích lớn, nắm được kỹ thuật và thành công với rau trồng trái vụ không nhiều. Hơn 10 năm kinh nghiệm làm rau trái vụ, bình quân mỗi năm trừ hết chi phí gia đình chị thu về từ 30 đến 50 triệu đồng. Vào vụ thu hoạch, lượng rau tiêu thụ một ngày là khá lớn, nhưng chỉ cần chuyển rau sang chợ là có thể cân buôn được hết vì sản phẩm của chị luôn có uy tín về chất lượng. Một ngày bình thường của vợ chồng chị Liên thường bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng, khi mà nhiều người vẫn đang ngon giấc, anh chị đã dậy để chở rau đi chợ bán. Có ngày cao điểm một buổi sáng anh chị bán được 700 nghìn đồng tiền rau. Để có được những luống rau trái vụ tươi tốt, có giá trị kinh tế cao như vậy đòi hỏi người trồng rau phải mất nhiều công chăm sóc. Chị Liên cho biết: “Chỉ cần mưa 2 ngày liền, khi tạnh nắng nếu không chú ý, rau rất dễ bị thối gốc hoặc bị táp lá. Đặc biệt phải chú ý để phun thuốc chống sương kịp thời và các loại sâu hại rau khác như bọ rầy, bọ xít ”. Từ thực tế cho thấy, không ít hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá, giàu bằng trồng màu. Bởi mô hình này dễ làm, chủ yếu lấy công làm lời, vốn đầu tư ban đầu thấp nhưng lợi nhuận lại khá cao, phù hợp với nhiều hộ nông dân ít đất. Trồng màu trái vụ đang là hướng đi mới đầy triển vọng của nông dân Yên Phong. Ông Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: “Thời gian tới, Hội tiếp tục vận động hội viên nông dân tận dụng đất vườn tạp, trồng hoa màu và cây ăn trái để tăng thu nhập, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của huyện”. . hơn 200 trăm hộ trồng rau nhưng những người trồng với diện tích lớn, nắm được kỹ thuật và thành công với rau trồng trái vụ không nhiều. Hơn 10 năm kinh nghiệm làm rau trái vụ, bình quân mỗi. năm liên tục anh chị trồng rau, đặc biệt là rau trái vụ. Lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt, chị Liên chia sẻ: Cái khó nhất là thời tiết, rau trồng không đúng vụ chăm sóc vất vả lắm,. nhiều so với rau trồng chính vụ. Nếu chính vụ mỗi lứa hành tây mất khoảng 96 ngày thì khi trồng trái vụ mỗi lứa sẽ kéo dài thêm từ 15 đến 20 ngày. Nhưng đổi lại giá hành tây khi chính vụ thường

Ngày đăng: 31/07/2014, 12:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan