1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dấu hiệu tiềm ẩn sinh non pdf

7 231 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 238,3 KB

Nội dung

Dấu hiệu tiềm ẩn sinh non Thời gian mang thai bình thường trung bình từ 38 tuần đến 42 tuần. Ngày dự kiến ngày sinh vào ngày cuối cùng của tuần lễ thứ 40. Tất cả cách tính này chỉ áp dụng cho người phụ nữ có vòng kinh đều và chu kỳ trung bình 28 ngày và được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng còn thấy. Đề phòng sinh non là rất quan trọng Đẻ non là trường hợp chuyển dạ trong khoảng thời gian từ 22 đến hết 37 tuần. Nguyên nhân Các nguyên nhân gây đẻ non thường có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau và có thể chia ra thành các nguyên nhân có sẵn từ trước khi có thai và các nguyên nhân phát sinh trong thời kỳ mang thai, và rất nhiều các trường hợp đẻ non không rõ nguyên nhân. Do vậy đề phòng sinh non là rất quan trọng, trong phạm vi bài báo này cung cấp cho các chị em hiểu được một số nguyên nhân để phòng tránh được một số nguyên nhân. Nguyên nhân trước khi có thai - Mẹ mắc bệnh mãn tính: Các bệnh toàn thân mãn tính của người mẹ như các bệnh tim mạch, bênh phổi như hen hay các bệnh thận. Bản thân các bệnh này ảnh hưởng tới sức khỏe của các bà mẹ do đó sẽ ảnh thưởng đến quá trình phát triển của thai nghén và khi thai phát triển to lên cũng làm bệnh của người mẹ nặng lên. Đối các trường hợp này cần đến các bác sỹ kiểm tra sức khỏe để các bác sỹ kết luận xem có thể mang thai được hay không và nếu thì cần phải theo dõi định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai. - Mẹ bị suy dinh dưỡng: Điều kiện kinh tế, dinh dưỡng thấp, chế độ lao động nặng trong thời kỳ mang thai cũng dễ có nguy cơ thai bị suy dinh dưỡng và đẻ non, chính vì vậy những bà mẹ mang thai cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ về chất và lượng để cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Cần có chế độ làm việc nhẹ cho các phụ nữ mang thai. - Bất thường về cơ quan sinh dục: Đầu tiên phải nói đến là hở eo tử cung. Hở eo tử cung gây ra đẻ non và sảy thai liên tiếp (sảy thai liên tiếp nhau từ ba lần trở lên). Dự phòng các trường hợp này bằng cách khâu vòng cổ tử cung khi thai được 14 tuần. Ngoài ra các bất thường khác như tử cung nhi tính, tử cung một sừng, hình tim, tử cung đôi hoặc u xơ tử cung đều có thể gây dọa đẻ non. Nguyên nhân trong khi mang thai - Các bệnh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà biểu hiện là đái buốt đái rắt thường gây ra dọa đẻ non. Người phụ nữ trong khi mang thai lại rất dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu do tử cung to chèn ép vào bàng quang, niệu quản. Do vậy khi có thai người phụ nữ cần uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Nhiễm khuẩn đường sinh dục sẽ gây ra ối vỡ non và ối vỡ sớm, đây là nguyên nhân hàng đầu gây đẻ non ở các bà mẹ mang thai. Trẻ đẻ non có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh . - Các bệnh tiền sản giật, rau tiền đạo, rau bong non: Các bệnh này ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người mẹ cũng còn có thể gây đẻ non. Trong trường hợp này người ta còn nói đến đẻ non do cần phải đình chỉ thai nghén để cứu người mẹ. " Tiền sản giật là một tình trạng ngộ độc máu, thường xảy ra ở các tháng cuối của thai kỳ. Các dấu hiệu để nhận biết tiền sản giật ở thai phụ là cao huyết áp và các triệu chứng khác như sưng phù và xuất hiện đạm trong nước tiểu. " - Sốt khi mang thai: Có thể do nhiễm khuẩn cũng có thể không rõ nguyên nhân cũng có thể gây dọa đẻ non do vậy tất cả các trường hợp sốt cần phải hạ sốt và điều trị nguyên nhân. - Các sang chấn: Như ngã, các phẫu thuật đặc biệt phẫu thuật bụng khi có thai có thể gây cơn co tử cung và đẻ non. - Các trường hợp tử cung căng giãn quá mức: Thường gặp thấy ở song thai, đa ối dễ bị đẻ non - Các bất thường thai: như thai dị dạng, phù thai rau đều có thể gây chuyển dạ sớm, tuy nhiên ngày nay chẩn đoán trước sinh rất phát triển nên phát hiện sớm các trường hợp thai bất thường để đình chỉ sớm không ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của bà mẹ. Phát hiện sớm các dấu hiệu dọa đẻ non - Xuất hiện cơn co tử cung: bình thường trong thời kỳ mang thai không có cơn co tử cung, hoặc nếu có thì chỉ xuất hiện vào những tháng cuối thời kỳ thai nghén, rất thưa và không gây đau. Khi có cơn co tử cung gây đau bụng (một số người lại có cảm giác mỏi lưng) và người phụ nữ cảm thấy bụng cứng lên, cơn co tử cung xuất hiện trên 3 cơn trong 10 phút và nếu xuất hiện càng dày thì nguy cơ đẻ non là không tránh khỏi. - Ra nước âm đạo: Đó là biểu hiện của vỡ màng ối tuy nhiên cũng cần phân biệt với khí hư hay nước tiểu do són đái. Đôi khi vỡ ối không kèm theo đau bụng nên người phụ nữ dễ bỏ qua nên đến khi phát hiện được thì đã rất muộn rồi. Tất cả các bà mẹ khi mang thai cần hiểu các nguyên nhân có thể dẫn tới nguy cơ dọa đẻ non để phòng tránh và phát hiện sớm khi có biểu hiện để đến bác sỹ kịp thời. Trong các trường hợp dọa đẻ non bác sỹ có thể sử dụng thuốc giúp trưởng thành phổi sớm cho các trường hợp này cũng đã làm giảm được tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng do suy hô hấp tuy nhiên sử dụng thuốc cần đúng chỉ định và liều lượng chứ không được lạm dụng thuốc. PGS – TS Nguyễn Viết Tiến (Giám đốc BV Phụ sản Trung Ương) . Dấu hiệu tiềm ẩn sinh non Thời gian mang thai bình thường trung bình từ 38 tuần đến 42 tuần. Ngày dự kiến ngày sinh vào ngày cuối cùng của tuần lễ thứ. khuẩn đường tiết niệu do tử cung to chèn ép vào bàng quang, niệu quản. Do vậy khi có thai người phụ nữ cần uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Nhiễm khuẩn đường sinh. chẩn đoán trước sinh rất phát triển nên phát hiện sớm các trường hợp thai bất thường để đình chỉ sớm không ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của bà mẹ. Phát hiện sớm các dấu hiệu dọa đẻ non

Ngày đăng: 31/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN