Giải đáp kinh nghiệm về sinh nở Ở giai đoạn 1 của quá trình sinh nở sản phụ nên ăn thật nhiều các loại thực phẩm dạng lỏng hoặc sền sệt như mì trứng, bánh ngọt, bánh mỳ hoặc cháo Yến mạch có tác dụng trợ sinh 1. Ăn cua giúp trợ sinh Giải đáp của chuyên gia: điều này không hoàn toàn chính xác. Cua có tính hàn, ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy, từ đó làm co thắt tử cung vì thế mới lời đồn là nó giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên các bác sỹ không bao giờ khuyên nên sử dụng biện pháp này để trợ sinh. Thử nghĩ nếu các bà bầu ăn cua nhiều tới mức bị tiêu chảy thì làm sao có thể tập trung sức lực cho một cuộc vượt cạn thuận lợi. Những loại thực phẩm có tác dụng trợ sinh thực sự: Các loại thực phẩm có tác dụng kích thích co bóp tử cung nhằm trợ sinh phải kể đến là: yến mạch, rau hẹ, rong biển, tảo biển, rau sam, rau dền…Trong đó yến mạch có tác dụng trợ sinh rõ rệt. Những bà mẹ được chẩn đoán có dấu hiệu sinh non không nên sử dụng những loại thực phẩm này để tránh đẻ non; rong biển, tảo biển có tính mát, hàn nếu ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương đến nguyên khí của thai nhi vì thế cũng không nên sử dụng quá nhiều. 2. Uống canh long nhãn trước khi sinh giúp tăng sức lực Giải đáp của chuyên gia: Dân gian thường có thói quen ăn long nhãn hoặc trứng gà trước khi sinh để tăng sức và bổ khí huyết, nhưng thực ra điều này không có căn cứ. Long nhãn khi được đưa vào dạ dày sẽ được tiêu hoá, nhưng hấp thụ thì còn cần đến cả một quá trình, không thể thấy ngay hiệu quả trong vòng 30 phút. Theo quan điểm của đông y, long nhãn an thai, ức chế tử cung thu nhỏ lại, làm chậm lại quá trình sinh nở không những thế còn gây xuất huyết sau sinh vì thế trước khi sinh không nên ăn nhiều. Sau khi sinh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa Nên bổ sung các loại thực phẩm khác nhau ở những giai đoạn sinh nở khác nhau: Ở giai đoạn 1 của quá trình sinh nở sản phụ nên ăn thật nhiều các loại thực phẩm dạng lỏng hoặc sền sệt như mì trứng, bánh ngọt, bánh mỳ hoặc cháo. Đến giai đoạn 2 khi tử cung co bóp nên sử dụng thức ăn lỏng như uống nước hoa quả, ngũ cốc để bồi bổ thể lực giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Nên chọn loại thức ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ để nhanh chóng lấy lại thể lực. Không nên ăn các chất dầu mỡ, nhiều protein vì cần nhiều thời gian để tiêu hoá và hấp thụ. 3. Nên ăn thức ăn mềm ngay sau khi sinh Giải đáp của chuyên gia: Thức ăn mềm ở đây là chỉ những loại thức ăn dễ tiêu hoá vì chức năng tiêu hoá của bà mẹ sau sinh là hơi yếu, không nên ăn những thức ăn có dinh dưỡng cao và chứa nhiều dầu mỡ. Sau khi sinh 3-4 ngày không nên vội vàng uống quá nhiều canh để tránh căng tức sữa. Lượng nước đưa vào người nên tăng dần sau 1 tuần sau sinh để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng tăng dần của em bé. Dần dần hồi phục thói quen ăn uống sau sinh: Cùng với sự hồi phục của hệ tiêu hoá các bà mẹ có thể dần dần bổ sung dinh dưỡng như bình thường; có thể ăn thêm các loại trứng gia cầm, cá, thịt nạc và các chế phẩm từ đậu vì những loại này có chứa nhiều protein, ngoài ra cũng nên ăn thêm rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác. Nên bổ sung thêm thức ăn thô, không nên kén ăn; ăn ít hoặc không ăn đồ sống, đồ lạnh, đồ cứng hoặc có chứa chất kích thích và các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Với những bà mẹ sinh mổ nên ăn theo hướng dẫn của bác sỹ, nên ăn thêm vài ngày các thức ăn lỏng hoặc dạng sền sệt để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Theo Eva . Giải đáp kinh nghiệm về sinh nở Ở giai đoạn 1 của quá trình sinh nở sản phụ nên ăn thật nhiều các loại thực phẩm dạng lỏng hoặc. cung thu nhỏ lại, làm chậm lại quá trình sinh nở không những thế còn gây xuất huyết sau sinh vì thế trước khi sinh không nên ăn nhiều. Sau khi sinh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa Nên bổ. nhiều. 2. Uống canh long nhãn trước khi sinh giúp tăng sức lực Giải đáp của chuyên gia: Dân gian thường có thói quen ăn long nhãn hoặc trứng gà trước khi sinh để tăng sức và bổ khí huyết, nhưng