Sự thật về người anh ruột của Trần Thủ Độ Có 1 số tài liệu cho rằng thân sinh Trần Thủ Độ 1194-1264 là Trần Hoằng Nghị tạp chí Xưa và Nay nhưng ngay sau đó lại có tài liệu khác cho rằng
Trang 1Sự thật về người anh ruột của Trần Thủ Độ
Có 1 số tài liệu cho rằng thân sinh Trần Thủ Độ (1194-1264) là Trần Hoằng Nghị (tạp chí Xưa và Nay) nhưng ngay sau đó lại có tài liệu khác cho rằng tài liệu của Xưa và Nay là .hàng giả vì "Hoằng Nghị đại vương" hay Trang Nghị đại vương thật ra là thần Thiên Lôi, còn 3 người con của "ông ta" mà tác giả bài báo trong Xưa và Nay cho biết là Trần An Quốc, Trần An Hạ và Trần An Bang thì đúng là một sự ghép nối hết sức tùy tiện theo kiểu "tiểu thuyết lịch sử"
Sau khi cho rằng An Bang là Trần Thủ Độ (có lẽ do suy diễn phải "thủ độ" tức giữ vững chế độ thì mới an bang, tức làm cho quốc gia yên ổn), tác giả này chắc căn cứ vào Đại Việt sử ký tòan thư (gọi tắt là Tòan Thư) mà cho ông anh Trần Thủ
Độ tên là Trần An Quốc Sự thực thì Tòan Thư có nhắc đến một người anh của Trần Thủ Độ là An Quốc (năm 1264, khi chép việc Trần Thủ Độ mất) nên có người lầm tưởng tên ông anh của Trần Thủ Độ là Trần An Quốc Thực ra An Quốc chỉ là tên tước mà thôi (tức An Quốc vương) Lệ thời Trần rất kiêng gọi tên húy của các vương hầu, họ hàng nhà vua (kể cả bên ngọai của vua) nên dẫn đến hai hệ quả sau đây:
1.Một số vương hầu chỉ còn lại tên tước mà mất (chưa tìm ra) tên húy, rất
nhiều lần Toàn Thư chỉ ghi tên tước rồi chú thêm là “không rõ tên gì”, chẳng
hạn:
Trang 2-năm 1251, mùa xuân , tháng giêng: gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành vương (không rõ tên)….Thiên Thành đến ở trong cung Nhân Đạo vương (là cha Trung Thành vương) (như thế cũng không biết Nhân Đạo vương tên gì, dù có thể đoán ông này là anh em chú bác của vua, vì theo lệ nhà Trần anh em hay gả con cho nhau)
-năm 1285, mùa hạ , tháng 4, vua sai bọn Chiêu Thành vương (khuyết danh), Hòai văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh giặc
ở bến Tây Kết
(ngoài ra còn có một loạt tên tước mà không rõ tên húy là gì , như Hưng Hiếu vương, Bảo Uy vương , Thiệu Vũ (vương) )
2.Một số người phải đổi tên vì trùng tên họ hàng nhà vua, việc này ghi rõ
trong lời bàn của Ngô Sĩ Liên năm 1315 nhân chuyện Minh Tông lên ngôi :
“….vua (Trần Minh Tông)rất nhân hậu với họ hàng….ai cùng tên với họ nhà vua đều phải đổi cả như người tên (Phạm) Độ phải dổi thành (Phạm) Sư Mạnh, vì trùng tên với Thượng phụ (tức trần Thủ Độ); người tên là Tung phải đổi làm Thúc Cao vì trùng tên với Hưng Ninh Vương (Con trưởng của An Sinh vương Liễu, tức Trần Tung) Lại đến tên các chú bác, cô cậu của vua, đều kiêng không gọi Vua có một quyển sổ nhỏ biên những tên húy kiêng không được nói đến để chỉ bảo các hoàng tử, cung phi….”
Do đó mà các vương hầu thời Trần khi được sử nhắc đến thì phần lớn là tên tước, chứ không phải tên húy Như thế An Quốc mà Toàn Thư nói đến không chắc
là tên húy, vậy cho rằng anh Trần Thủ Độ tên là An Quốc cần phải xem lại
Trang 3Hiện chúng ta đã tìm được tài liệu cho biết tên húy của ông anh Trần Thủ Độ, kèm theo tên húy của con, cháu ông này, kể cả một tên húy khác của một người anh họ Trần Thủ Độ, đồng thời là Thái Tổ nhà Trần Tài liệu này rất có giá trị vì
do chính người cháu 2 đời của An Quốc (và cũng của Trần Thủ Độ) cho biết Đó
là văn bản: “Trần Tú Viên thần đạo bi (陈秀嵈神道碑), in trong Chí Chính tập, quyển 56, trang 262 (nhà xuất bản Tân Văn Phong, Đài Bắc xuất bản, dựa trên bản
in của bộ Nguyên nhân văn tập trân bản tùng san, xuất bản đời Thanh Tuyên Thống Bia thần đạo của Trần Tú Viên do chính người cháu gọi ông ta bằng bác (犹子) là Trần Đức Nhuận (陈德潤) cho dựng trên mộ Tú Viên khi cải táng “trên miếng đất tốt mua được tại Phụng Lâu sơn, từ chỗ cũ tại Mã Hồ, phía tây thành Hán Dương (nay là Vũ Hán), vào ngày tốt, tháng 11, năm Chí nguyên Mậu Dần (1338) (trích lời dẫn của Trần Đức Nhuận trong bia nói trên trên)
Phần chính văn văn bia do Hứa Hữu Nhâm (1280-1363) sọan; Hứa Hữu Nhâm
là một văn nhân và nhà chính trị nổi tiếng thời Nguyên, là bạn vong niên của Lê Tắc (1263-1342), người Việt Nam sống tại Trung Quốc, tác giả An Nam chí lược Chí Chính tập là tác phẩm chính của Hữu Nhâm, trong đó có bài văn bia Trần Tú Viên do ông sọan, theo yêu cầu và lời kể của người cháu Tú Viên là Đức Nhuận Đoạn liên quan đến thân thế Trần Tú Viên trong bia như sau:
Trang 4<<….陈氏有国,追号陈胜(太祖)从弟审�
�安国王,审子肃敬为武道王.武道王娶�
压境,日烜守要害拒战,屡败之.王渡江,�
��俘于其宫,公昆弟请于武道日:圣元龙�
��,万国臣妾,我家昧畏天之义抗拒王师, 与其覆宗社而糜烂其民,孰若转祸为 福抱祭器以存先祠乎!武道从之,遂降,�
�李女于王,后生宗王.日烜弟益稷亦率�
公辅义公,官资善大夫,佩金虎符,其属� �擢有差…>>"
Dịch:
…họ Trần chiếm được nước, bèn truy phong người em họ (tùng đệ) của Thái Tổ Trần Thắng là Thẩm làm An Quốc Vương Phong con của Trần Thẩm là Túc Kính làm Vũ Đạo vương Vũ Đạo vương lấy Trình thị làm vợ, sinh 3 người con trai, ông là con trưởng (của Túc Kính), húy là Tú Viên, được vua nước ấy phong là Văn Nghĩa hầu Trấn Nam vương (tức Thoát Hoan, con Nguyên Thế tổ Hốt tất Liệt) đem đại quân tiến vào biên giới, Nhật Huyên (tức vua Trần Thánh Tông, theo cách gọi của Nguyên sử) giữ chỗ hiểm để chống cự, nhiều lần bị thua Vương qua sông, bắt tù tại cung điện Nhật Huyên Con em của ông (Tú Viên) bèn trình
Trang 5với Vũ Đạo rằng: nhà Nguyên đang hưng thịnh, vạn quốc thần phục, nhà ta không
sợ mệnh trời mà chống cự, thật là việc làm nghiêng đổ tông miếu, tàn hại sinh dân,
ai là người sẽ chuyển họa thành phúc, ôm đồ tế khí mà bảo tồn miếu thờ tổ tiên?
Vũ Đạo nghe theo, bèn xin hàng, dâng người con gái họ Lý (cháu của vua nhà Lý cũ) cho vương, sau bà này sinh ra vương tông Em Nhật Huyên là Ích Tắc cũng dẫn thuộc hạ ra hàng Ông cùng phụ mẫu sang Trung Quốc, đến Ung châu thì Vũ Đạo mất Ông cùng Ích Tắc vào bệ kiến, Ích tắc được phong An nam quốc vương, còn ông làm Phụ Nghĩa công, Tư Thiện đại phu, đeo kim hổ phù, thuộc hạ cũng được cất nhắc khác nhau…”
Theo sử Việt nam (Toàn Thư), Thái tổ nhà Trần là Trần Thừa (1184-1234), có người em ruột là Trần Tự Khánh (k.1186-1224) giữ chức Điện tiền, tước Kiến Quốc vương, nắm giữ tòan bộ binh quyền của nhà Lý Sau khi Tự Khánh chết thì binh quyền vào tay em họ Khánh là Trần Thủ Độ Sau đó ít lâu, Trần Thủ Độ dàn dựng cho cháu họ (Trần Cảnh, con Trần Thừa, Nguyên sử gọi là Trần Quang Bính) lấy Lý Chiêu Hoàng, rồi được Chiêu Hoàng nhường ngôi Tháng 1/1226, Trần Cảnh chính thức lên ngôi, khởi đầu nhà Trần
Theo bia thần đạo Tú Viên thì người em họ của Thái Tổ nhà Trần (tên Trần Thắng, vậy Trần Thừa còn có tên là Thắng, và có lẽ tên này mới là tên húy thực của Thái Tổ) tên là Thẩm, được truy phong là An Quốc vương khi nhà Trần “được nước”, vậy chắc là An Quốc chết sớm, nên không giữ chức vụ gì (Toàn Thư cũng cho biết Trần Thái Tông có ý định cho An Quốc giữ chức tể tướng, nhưng Thủ Độ can ngăn nên thôi) An Quốc là em họ Trần Thừa, là anh ruột Trần Thủ Độ, Thủ
Trang 6Độ sinh năm 1194, tạm cho Thẩm (An Quốc vương) lớn hơn Thủ Độ vài tuổi (sinh khoảng năm 1192), thì con trưởng Thẩm là Trần Túc Kinh (tức Vũ Đạo vương, sử Việt nam ghi là Vũ Đạo hầu) sinh khoảng 1212, con trưởng Trần Túc Kính là Trần
Tú Viên sinh khoảng 1232 Trần Tú Viên là một nhà thơ hơn là một nhà quân sự (có lẽ vì thế mà ông được phong là Văn Chiêu hầu, sau đổi là Văn Nghĩa hầu, theo
Lê Tắc trong An Nam chí lược, Tòan Thư lại ghi Văn Chiêu hầu là Trần văn Lộng, nhưng theo Lê Tắc trong An Nam chí lược thì tước của Trần văn Lộng là Chương Hoài hầu, có lẽ Lê Tắc đúng vì Trần Văn Lộng chính là bố vợ sau của Lê Tắc ), còn để lại tập thơ “Túy Sơn ngâm cảo” Thơ của Trần Túy Sơn (Tú Viên) khá hay Tú Viên bệnh mất tại Hán Dương vào tháng 5 năm Chí Nguyên Kỷ sửu (1289) Con Tú Viên là Trần Đức Tiệm khi theo sang Trung Quốc cũng đã khá lớn, được phong là An Nam phủ lộ tuyên vũ sứ, Gia nghị đại phu, người em con cậu là Lại ích Quy được phong Nam sách phủ lộ tuyên vũ sứ Lại ích Quy có thơ trong thi tập của Túy Sơn, thơ của Ích Quy hay ngang thơ Túy Sơn
Theo Nguyên sử, An nam truyện, hai người con khác của Vũ Đạo (em Tú Viên) cũng theo sang Trung Quốc, một người là Minh Thành hầu, một người là Minh Trí hầu, cùng người con rễ của Vũ Đạo là Chương Hòai thượng hầu Trần văn Lộng (k.1236-1313), con của Nhân Thành hầu Trần Duyệt, cháu Trần Thủ Độ Văn Lộng giữ chức đại tướng, trấn giữ sông Tam Đái (Việt Trì ngày nay) nhưng cũng theo cha vợ mà hàng nhà Nguyên Văn Lộng không để lại văn thơ gì, nên chắc chỉ
là một võ tướng mà thôi!
Trang 7Nhân Thành hầu Trần Duyệt là con của Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ (theo
An nam chí lược), vậy có thể sinh khỏang 1216 (không là con trưởng vì con trưởng được phong vương, còn con thứ đều phong hầu, theo lệ nhà Trần) Do nhà Trần rất kiêng tên húy nên chắc chắc không có ai “dám” trùng tên với Trần Duyệt
cả Vậy mà trong Toàn Thư có một người họ nhà vua là Trần Phó Duyệt, giữ chức thượng tướng Vậy chắc Trần Duyệt của An Nam chí lược cũng là Trần Phó Duyệt của Tòan Thư mà thôi Trần Duyệt có tước Nhân Thành hầu, mà Trần Phó Duyệt
có họ hàng với Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư