Bí mật về ngôi mộ Lê Lợi Từ lâu khu Vĩnh Lăng ở Thanh Hóa được xem là nơi yên nghỉ của vua Lê Thái Tổ. Người ta vẫn đinh ninh thi hài của vị anh hùng nằm dưới bệ thờ bằng đá ở trong lăng. Ông Phạm Như Hồ - Cán bộ có thâm niên của Viện Khảo cổ -đã để cho tôi được “khai quật” lại những trầm tích ký ức ngồn ngộn của cả quãng đời gần 30 năm gắn bó với nghề “đào mộ cổ”. Ông kể: Vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, một người nông dân đi vào khu rừng bạt ngàn cạnh Vĩnh Lăng đã vô tình tìm thấy một phiến đá phẳng. Lật hòn đá lên thấy có khắc dòng chữ “Vĩnh Lăng Tây Thạch Kiệt”, dịch nghĩa: “Hòn đá mốc ở phía Tây của Vĩnh Lăng”. Ông Phạm Như Hồ và một số nhà khảo cổ học lúc đó đã kịp thời có mặt. Các nhà khảo cổ đào sâu xuống chỗ đặt phiến đá. Thật bất ngờ, sau những nhát cuốc, một chiếc quách tam hợp hiện ra. Lần theo cột đá mốc phía Tây, các nhà khảo cổ đã tìm được cột mốc phía Đông, phía Nam, phía Bắc của khu lăng mộ của vua Lê Thái Tổ. Nhưng chỉ riêng khu cột mốc phía Tây, nơi đặt phiến đá “Vĩnh Lăng Tây Thạch Kiệt” là có màu đất lạ, cây to không mọc được. Sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu, các nhà khảo cổ học đi đến kết luận: Chiếc quách tam hợp tìm thấy chính là mộ thật của vua Lê Lợi. Nhiều vị vua ở các triều đại phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc, sau khi chết vẫn thường để lại một số mộ giả, còn mộ thật được chôn ở một nơi khác, kín đáo và bí mật. Lần giở lại lịch sử, mới hay có những trùng hợp thật thú vị, ấy là trước đây ông Bơ-zu-xi-ê, một học giả người Pháp sau khi bỏ nhiều thời gian và công sức, cuối cùng cũng đã tìm được mộ thật của vua Lê Lợi dưới phiến đá “Vĩnh Lăng Tây Thạch Kiệt”. Ông Bơ-zu-xi-ê đã xin phép Bộ Lễ của triều Nguyễn khai quật ngôi mộ, nhưng triều Nguyễn đã không chấp nhận. “Khai quật hay không khai quật?”, câu hỏi này một lần nữa lại đặt ra. Lúc đó, Bộ Văn hoá Thông tin đã xin phép Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho khai quật. Thủ tướng Phạm Văn Đồng băn khoăn mãi, rồi đã quyết định không cho phép khai quật mộ Lê Lợi vì lý do nước ta chưa đủ điều kiện kỹ thuật để bảo quản thi hài vị vua nổi tiếng này. Vậy thì hãy để cho lòng đất gìn giữ. “Tôi cho rằng quyết định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất sáng suốt. Ngay cả Trung Quốc cũng không dám cho phép khai quật mộ Tần Thủy Hoàng. Nếu khai quật mộ Lê Lợi, sẽ rất khó giữ được nguyên trạng. Từng nghiên cứu xác ướp vua Lê Dụ Tông, tôi có thể khẳng định điều này” - Ông Phạm Như Hồ nói. Mộ vua Lê Dụ Tông cũng được tìm thấy hết sức tình cờ khi một người nông dân ở làng Bái Trạch (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đi vỡ hoang, cuốc phải quách ngôi mộ và thấy bên trong có một quan tài sơn son. Một nhát cuốc bổ vào quan tài khiến từ quan tài toả ra mùi thơm. Do điều kiện chiến tranh, mãi đến 8 năm sau (tháng 4/1964), khi ngôi mộ ngày càng lộ ra khỏi mặt đất, nước mưa thấm vào, Viện Khảo cổ mới thuê một chiếc ôtô, cẩu quan tài nặng hàng tấn chở về Hà Nội để khai quật. Khi mở nắp áo quan ở Hà Nội, người ta thấy xác một người đàn ông hình dạng bên ngoài vẫn còn nguyên, tóc đen lốm đốm có sợi trắng, để hất ra phía sau Xác mặc 1 chiếc áo hoàng bào thêu kim tuyến, mặt phủ tấm khăn thêu rồng, có 1 chữ vạn thọ và 4 chữ vạn nhà Phật ở 4 góc. Ngoài ra trong ống tay áo có một số đồ vật như quạt giấy, bút lông, túi đựng trầu cau Nhìn qua, có thể thấy sinh hoạt của vua cũng khá “đạm bạc”. Trong ngôi mộ không tìm thấy châu báu hay đồ trang sức nào Cách ngôi mộ độ 10m, thấy một bia nhỏ khắc chữ “Lê triều Dụ Tông Hoàng đế lăng”. Cách làng Bái Trạch độ 2km, ở làng Phong Lạc, có một tấm bia con ghi địa chỉ các ngôi mộ nhà Lê vùng này, trong đó có mộ Lê Dụ Tông. Sau khi khai quật, thi hài của vua Lê Dụ Tông được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử. Bảo tàng Lịch sử có bể ngâm phoóc-môn, nhưng những tác động của môi trường chốn dương gian đã làm xác vua Lê Dụ Tông bị biến đổi nhiều Cho đến thời điểm này ngành khảo cổ và bảo tàng nước ta vẫn chưa có những thiết bị hiện đại để gìn giữ thi hài. . mộ thật của vua Lê Lợi. Nhiều vị vua ở các triều đại phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc, sau khi chết vẫn thường để lại một số mộ giả, còn mộ thật được chôn ở một nơi khác, kín đáo và bí mật. . Bí mật về ngôi mộ Lê Lợi Từ lâu khu Vĩnh Lăng ở Thanh Hóa được xem là nơi yên nghỉ của vua Lê Thái Tổ. Người ta vẫn đinh ninh thi hài của. quật mộ Tần Thủy Hoàng. Nếu khai quật mộ Lê Lợi, sẽ rất khó giữ được nguyên trạng. Từng nghiên cứu xác ướp vua Lê Dụ Tông, tôi có thể khẳng định điều này” - Ông Phạm Như Hồ nói. Mộ vua Lê Dụ