1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Làn da bé không khô ráp khi mùa đông đến ppt

4 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Làn da bé không khô ráp khi mùa đông đến Làn da của bé bé sơ sinh (hoặc lớn hơn) khá mỏng và nhạy cảm nên dễ bị khô hơn, đặc biệt là trong tiết trời mùa đông. Chăm sóc làn da khô cho bé - Trước hết bạn nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi vì nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi đi mất, kết quả da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, bạn nên giảm xuống còn khoảng 10 phút cho một lần tắm. - Bạn nên sử dụng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho bé (chỉ nên dùng dầu gội có dưỡng chất thiên nhiên). - Chọn quần áo mềm mại cho bé: Do mùa đông lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Hành động này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng. Do đó, bạn nên chọn quần áo chất liệu mềm mại để bé luôn được ấm áp và thoải mái. - Nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm). - Nhiều bà mẹ có thói quen pha thêm một chút muối vào nước tắm cho bé vì cho rằng nước muối loãng sẽ giúp bé vệ sinh và sát khuẩn. Tuy nhiên, các chuyên gia gợi ý rằng, nước muối sẽ làm khô da bé, vì vậy, bạn không nên pha thêm muối vào nước tắm cho bé. - Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị shock khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường – tránh được hiện tượng bé bị shock. - Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là “kẻ thù” làm khô da bé nhanh nhất. Do đó, nếu đưa bé ra ngoài trời, bạn nên đi bao tay (tất chân) và tránh để mặt bé tiếp xúc với gió lạnh. - Xoa kem dưỡng da cho bé: Bạn nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ. Dấu hiệu nên đưa bé đi khám - Da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé. - Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé (giống vảy cá). Nếu phát hiện triệu chứng này, bạn nên đưa bé đi điều trị sớm. - Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức. . Làn da bé không khô ráp khi mùa đông đến Làn da của bé bé sơ sinh (hoặc lớn hơn) khá mỏng và nhạy cảm nên dễ bị khô hơn, đặc biệt là trong tiết trời mùa đông. Chăm sóc làn da khô cho bé. thể khi n da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm). - Nhiều bà mẹ có thói quen pha thêm một chút muối vào nước tắm cho bé. giảm thời gian tắm cho bé. Bởi vì nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi đi mất, kết quả da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Xem thêm: Làn da bé không khô ráp khi mùa đông đến ppt