Giúp trẻ không cắn móng tay, ngoáy mũi Trẻ có những hành động này có thể do tò mò, chán nản, giảm stress, giết thời gian hoặc đơn giản chỉ là một thói quen. Trong các hành động mút ngón tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, cắn móng tay thì hành động cắn móng tay là phổ biến nhất. Trong thực tế, hầu như đứa trẻ nào cũng có hành động này, có người sẽ tiếp tục có những hành động này khi trưởng thành. Chỉ khi nào bị bạn bè cùng lớp trêu chọc thì trẻ mới xấu hổ về nó. Làm gì để giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay? - Giữ cho tay trẻ luôn bận rộn để không có thời gian làm việc đó. Nếu bạn xác định được thời gian mà trẻ hay cắn móng tay như khi đang ngồi xem tivi hoặc khi đang ngồi trên xe tới trường thì nên đưa cho trẻ những đồ chơi như con rối ngón tay, quả bóng hơi, bột nặn… để trẻ chơi mà quên đi thói quen cắn móng tay của mình. - Nên cắt móng tay ngắn vì vậy trẻ sẽ không có gì để cắn nữa. - Chờ đợi và hi vọng trẻ sẽ bỏ thói quen đó chứ không trừng phạt và giận giữ với trẻ. Nếu trẻ không có dấu hiệu sẽ từ bỏ thói quen đó thì bạn sử dụng biện pháp mạnh hơn là bôi thuốc đắng vào các đầu ngón tay. - Chú ý thường xuyên vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lí. Khi hành động cắn móng tay kết hợp với các biểu hiện của thần kinh có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng. Đặc biệt nó lại kết hợp với các hành vi như nhai móng tay, giựt tóc thì nên đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám. Cần giữ cho đôi tay của bé bận rộn bằng các trò chơi Làm gì khi trẻ thường xuyên ngoáy mũi? Bạn không nên quá lo lắng bởi vì giống như cắn móng tay, ngoáy mũi là một thói quen khi trẻ cảm thấy trong mũi khó chịu như bị chảy nước mũi, cứt mũi nhiều, khô mũi… Ngoáy mũi hoàn toàn vô hại nhưng ngoại trừ một điều đó là cách dẫn vi trùng vào mũi. Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Trong trường hợp này, bạn nên dạy các con sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy thay vì sử dụng ngón tay để ngoáy mũi. Nếu trẻ có tiền sử bị dị ứng thì nên để trẻ tránh xa các chất gây dị ứng như bụi, lông động vật, phấn hoa và nấm mốc… Nếu gia đình bạn sống ở nơi không khí khô, sử dụng hệ thống sưởi ấm hoặc sử dụng điều hòa không khí thì trẻ rất dễ chảy nước mũi, ngứa mũi. Vì thế, nên cho trẻ uống nhiều nước, tạo độ ẩm tự nhiên trong phòng ngủ hoặc rửa mũi cho trẻ bằng nước muối pha loãng. Trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng lọ xịt mũi. Rửa tay trẻ một vài lần trong ngày và giữ cho móng tay luôn ngắn để đất không bám vào, đảm bảo đôi tay luôn sạch sẽ. Luôn có khăn vải hoặc khăn giấy trong túi quần hoặc túi áo, cặp sách của trẻ để trẻ vệ sinh mũi nếu bị ngứa hoặc bị chảy mũi. Đôi khi một số trẻ chọn cách ngoáy mũi vì đôi tay không có việc gì làm, thừa thãi. Bạn cần cho con luôn bận rộn với đôi tay của mình bằng những hoạt động vui khỏe có ích. (Theo Eva) . gì khi trẻ thường xuyên ngoáy mũi? Bạn không nên quá lo lắng bởi vì giống như cắn móng tay, ngoáy mũi là một thói quen khi trẻ cảm thấy trong mũi khó chịu như bị chảy nước mũi, cứt mũi nhiều,. cắn móng tay của mình. - Nên cắt móng tay ngắn vì vậy trẻ sẽ không có gì để cắn nữa. - Chờ đợi và hi vọng trẻ sẽ bỏ thói quen đó chứ không trừng phạt và giận giữ với trẻ. Nếu trẻ không. Giúp trẻ không cắn móng tay, ngoáy mũi Trẻ có những hành động này có thể do tò mò, chán nản, giảm stress, giết thời gian hoặc đơn giản chỉ là một thói quen. Trong các hành động mút ngón tay,