Việt Nam Qua Các Thời Đại 5 Cuối cùng hai bên suy yếu đi vì các Chúa chơi bời xa xỉ không lo việc nước, triều thần lộng quyền, lòng dân không còn phục nữa giặc cướp nổi lên đánh phá khắp nơi, để đến năm 1777 anh em Tây Sơn dứt nghiệp Chúa ở miền Nam chỉ còn cháu Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy thoát và dứt Chúa Trịnh năm 1786 ở miền Bắc. Đồng thời vua Lê Chiêu Thống nhu nhược không tổ chức được triều chính khi anh em Tây Sơn ra Bắc diệt họ Trịnh xong rồi rút quân về miền Nam. Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh, họ Lê mất hẳn ngôi vào lúc đó. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa ổn định được, anh em Tây Sơn bất hòa đánh lẫn nhau, quân Thanh xâm lăng nước ta, Nguyễn Phúc Ánh đánh phá miền Nam mãi cho đến năm 1802 Gia Long mới thống nhất được đất nước. * - Nhà Tây Sơn (1778-1802) Anh em Tây Sơn : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ người làng Tây Sơn tỉnh Quy Nhơn, năm 1771 dựng cờ khởi nghĩa, quy tụ được rất nhiều người bất mãn với chế độ nổi lên chống lại phía Nguyễn khi quyền thần Trương phúc Loan làm nhiều điều tàn ác, tham lam dân chúng khổ sở. Đầu tiên anh em Tây Sơn dùng mưu lấy Quy Nhơn, rồi chẳng bao lâu đánh chiếm luôn Phú Xuân (Huế) đuổi Chúa Nguyễn cùng cháu là Nguyễn phúc Ánh chạy vào Gia Định. Nhưng sau đó họ Trịnh từ Bắc đánh vào, Chúa Nguyễn từ Nam đánh ra, Tây Sơn ở giữa phải giả hàng Chúa Trịnh để quay vào đánh Chúa Nguyễn. Từ đó Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ dùng mưu đánh lấy đất Gia Định, Chúa Nguyễn bị bắt giết, cháu là Nguyễn phúc Ánh chạy thoát năm 1777, chấm dứt nghiệp Chúa ở miền Nam. Năm sau, năm 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, lấy thành Đồ Bàn làm kinh đô, phong tặng cho Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nhân khi miền Bắc có loạn năm 1782, vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đánh chiếm đất Thuận Hóa, sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc truyền hịch phù Lê diệt Trịnh, bắt giết được Trịnh Khải năm 1786, họ Trịnh mất hẳn từ đó. Anh em Tây Sơn rút quân về Nam, Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tôn phong làm Nguyên Soái và gả con gái là Công chúa Lê Ngọc Hân. Sau đó vua Lê Hiển Tôn mất, Lê Chiêu Thống kế vị bất tài nhu nhược các tướng chuyên quyền, nên năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 bắt giết các tướng có ý phản, vua Lê Chiêu Thống chạy trốn tìm người trung nghĩa lo khôi phục, nhưng thế lực đã suy tàn cơ nghiệp nhà Hậu Lê từ năm này coi như chấm dứt. Về sau Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh nhưng cũng không thành công. Cũng trong thời gian đó thì anh em Tây Sơn bất hòa đánh lẫn nhau, nên năm 1788 Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị mang 20 vạn quân xâm chiếm Bắc Hà thì Nguyễn Huệ ở Phú Xuân lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc. Với những trận đánh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa Hứa Thế Thành, Tôn Sĩ , Sầm Nghi Đống bỏ xác tại trận và 20 vạn quân Thanh bị đánh tan trong vòng 5 ngày . Tôn Sĩ Nghị chạy trốn về Tàu bỏ cả ấn tín Lê Chiêu Thống vội vã chạy theo, sống lưu vong với đám tùy tùng rồi chết ở bên đó. Phá tan quân Thanh rồi, vua Quang Trung cải cách được nhiều việc, chuẩn bị binh lính để đánh Trung hoa, nhưng chỉ được mấy năm rồi mất sớm, truyền ngôi lại cho con là Quang Toản. Từ đó thế lực Tây Sơn suy tàn, trong khi ở miền Nam , Nguyễn Phúc Ánh được nhiều ngươ ;øi tài giỏi giúp sức mỗi ngày mỗi mạnh lên, để đến năm 1802 thì dứt nhà Tây Sơn thống nhất đất nước sau gần 200 năm phân chia nội chiến. V-NHÀ NGUYỄN (1802-1945) Lên ngôi năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Huế, đặt tên nước Việt Nam, tổ chức triều chính, mở trường học ở khắp nơi, tổ chức các khoa thi để chọn người làm quan, Nho học được chú trọng. Nhà Nguyễn cũng chăm lo tổ chức quân đội, đánh dẹp các cuộc nội loạn nhất là dưới thời Minh Mạng, Tự Đức. Về luật pháp cũng được sửa đổi ít nhiều qua bộ luật Gia Long, triều đình còn khuyến khích mở mang nông nghiệp, đào kinh dẫn nước vào ruộng và tiện việc giao thông ở miềnTây Nam phần. Nguyễn Trường Tộ là người tinh thông Nho học và được du học ở các quốc gia Tây phương. Khi về nước đã dâng lên vua Tự Đức những bản điều trần xin cải cách canh tân xứ sở. Nhưng triều đình Huế bấy giờ chỉ là những nhà Nho thấm nhuần tư tưởng Đông phương, bảo thủ, nghi ngờ không dám bỏ cũ theo mới . Nên trước kia trong các năm 1821,1822,1835 nhiều phái đoàn Anh, Mỹ, Pháp đến xin thông thương, buôn bán đều bị từ chối; cho nên những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cũng chịu chung số phận, các quan lại già nua tham quyền cố vị lo sợ những người mới tranh hết quyền hành, đồng thời tình hình cũng rối ren do đó dần dần những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ bị bỏ dở không thực hiện gì cả. VI - CUỘC XÂM LĂNG CỦA NGƯỜI PHÁP VÀO VIỆT NAM (1858-1884) Cuối thế kỷ 18, người Pháp bắt đầu dòm ngó đến Việt Nam trong việc mở rộng thuộc địa . Năm 1858 Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam, thì 4 năm sau, năm 1862 hòa ước Nhâm Tuất ký giữa triều đình Huế (do Phan Thanh Giản đại diện) và Pháp nhường dứt cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam phần Gia-định, Định-tường, Biên-hòa mở đầu cho những hòa ước sau này dẫn đến việc Việt Nam rơi vào tay Pháp. Năm 1863, Phan Thanh Giản cầm đầu phái bộ sang Pháp điều đình chuộc đất, nhưng bất thành. Sau khi về nước, Phan Thanh Giản được cử làm Kinh-lược-sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần Vĩnh long, An giang, và Hà tiên để lo chống việc Pháp. Pháp đem quân đánh, Phan Thanh Giản uống thuốc độc chết, ba tỉnh thất thủ, sáu tỉnh Nam phần rơi vào tay Pháp. Chiếm xong sáu tỉnh miền Nam Pháp lăm le đất Bắc, Nguyễn Tri Phương được cử giữ thành Hà Nội, Pháp đem quân đánh Hà nội lần thứ nhất, Nguyễn Tri Phương cùng con là phò mã Nguyễn Lâm chết theo thành khi thành mất. Trước thất bại này, triều đình phải ký với Pháp hòa ước năm Giáp Tuất (1874), nhường cho Pháp sáu tỉnh Nam Phần, đổi lại Pháp trả Hà Nội cho Việt Nam. Tuy nhiên Pháp vẫn dòm ngó đất Bắc, Hoàng Diệu được cử là Tổng Đốc Hà nội để lo đối phó với giặc Pháp. Năm 1882 Pháp mang quân đánh Hà-nội lần thứ hai, vì có người phản bội đốt kho thuốc súng nên thành Hà-nội thất thủ, Hoàng Diệu thắt cổ chết, đất Bắc lọt vào tay Pháp lần nữa . Giữa lúc tình thế rối ren, năm 1883 vua Tự Đức băng hà, triều đình Huế bị xáo trộn vì Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong vòng mấy tháng phế lập liên tiếp các vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi Sau khi lên ngôi, vua Hàm Nghi cùng với Tôn Thất Thuyết và các văn thân tổ chức đánh úp Pháp ở đồn Mang Cá - gần kinh thành, nhưng không thắng được. Kinh đô Huế thất thủ, Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình truyền hịch Cần Vương kêu gọi các sĩ phu cùng tòan dân đứng ra cứu nước. Triều đình Huế còn lại phải ký với chính phủ Pháp hoà ước Patenotre (1884) chấp nhập sự đô hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ là đất thuộc địa. Nhà Nguyễn mất thực quyền bắt đầu vào năm này và Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp kể từ đó. . Việt Nam Qua Các Thời Đại 5 Cuối cùng hai bên suy yếu đi vì các Chúa chơi bời xa xỉ không lo việc nước, triều thần lộng quyền,. dòm ngó đến Việt Nam trong việc mở rộng thuộc địa . Năm 1 858 Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam, thì 4 năm sau, năm 1862 hòa ước Nhâm Tuất ký giữa triều đình Huế (do Phan Thanh Giản đại diện) và. (1802-19 45) Lên ngôi năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Huế, đặt tên nước Việt Nam, tổ chức triều chính, mở trường học ở khắp nơi, tổ chức các khoa thi để chọn người làm quan,