Chăm sóc da cho bé khi hè về Khi trời nắng, da bé sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với các tia có hại của mặt trời và côn trùng cắn Bị cháy nắng Bởi vì em bé có lớp da mỏng và nhạy cảm, nên có thể dễ dàng bị cháy nắng và bị tổn thương. Tồi tệ hơn, trẻ có thể mắc bệnh u hắc tố ác tính, đây là bệnh lý ác tính của tế bào sinh sắc tố melanin, các tế bào này phân bố chủ yếu ở lớp tế bào đáy của biểu bì da, ngoài ra còn thấy ở võng mạc mắt, trực tràng Đồng thời đây cũng là một loại ung thư da có thể dẫn đến chết người do da bị thương tổn. Tỷ lệ mắc bệnh hắc tố ác tính tăng nhanh gấp nhiều lần bất cứ loại ung thư nào khác. Làm thế nào để điều trị: Trước tiên, làm mát da bằng cách nhẹ nhàng áp dụng một khăn mặt, lạnh, ướt từ 10 đến 15 phút, ba hoặc bốn lần một ngày, cho đến khi da bé bớt đỏ. Sau đó làm dịu da với nha đam dạng gel hoặc kem dưỡng ẩm nhẹ ít gây dị ứng. Cho trẻ uống acetaminophen để giảm đau, đồng thời cho trẻ uống thật nhiều nước để chống mất nước. Tuy nhiên cho bé sử dụng bất cứ loại kem bôi hay thuốc uốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Làm thế nào để ngăn ngừa: Cho trẻ đội mũ vành rộng với một quần áo nhẹ bằng vải dệt. Khoảng 15 đến 30 phút trước khi đi ra ngoài, thoa kem chống nắng (SPF 30 hoặc cao hơn và không thấm nước). Với trẻ nhỏ (dưới sáu tháng), thoa một lượng nhỏ trên da tiếp xúc và cho trẻ ở nơi bóng râm và mặc áo dài tay và quần dài. Với trẻ lớn tuổi hơn, thoa kem chống nắng nhiều hơn. Sốt phát ban Hè về cũng là thời điểm trẻ dễ bị phát ban nhất. Trẻ bị sưng hạch kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Làm thế nào để điều trị: Có thể chăm sóc trẻ tại nhà, cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Hạ sốt bằng cách chườm khăn mát hoặc cho uống thuốc hạ sốt (nếu cần). Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu. Các vết ban thường sẽ mờ dần trong vòng một tuần, nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ nếu thấy mụn mủ và sưng trên da bé (đó có thể là dấu hiệu của một loại nấm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn) hoặc trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật cần sớm đưa vào bệnh viện để kịp thời chữa trị. Làm thế nào để ngăn ngừa: Tránh cho trẻ bị quá nóng hay ở trong những môi trường khó chịu. Trong thời tiết ngột ngạt, không nên để trẻ vận động quá nhiều và cho trẻ mặc những trang phục rộng, chất mát, thoải mái. Bạn cần gọi bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bị phản ứng dị ứng (google image) Côn trùng cắn Các vết cắn của côn trùng luôn luôn là vấn đề khó chịu, thậm chí là nguy hiểm bởi rất có thể trẻ sẽ bị lây từ côn trùng những căn bệnh truyền nhiễm, bị trúng độc. Phản ứng ngoài da thường gặp nhất là tình trạng ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban sưng phù, tróc vẩy. Một số trường hợp da có thể có phản ứng nổi mụn nước, bóng nước và các nốt dạng hạch lympho. Phản ứng toàn thân do các côn trùng thuộc bộ Cánh màng - Hymenoptera (ong, kiến) đốt có thể đưa đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Làm thế nào để điều trị: Nếu vết đốt trên da bé do côn trùng có vòi (ngòi) như ong và muỗi, có thể dùng móng tay của mẹ, khẽ cậy nhẹ vòi (ngòi) ong (muỗi) còn sót lại trên vết cắn. Tiếp đến, rửa sạch chỗ vết thương với xà phòng và nước. Sau đó dùng một khăn mặt, lạnh, ướt chườm lên để giảm bớt sưng hoặc đau cho trẻ. Nếu vết cắn bị ngứa, bạn cũng có thể sử dụng kem bôi da calamin dành cho bé. Bạn cần gọi bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bị phản ứng dị ứng (như đau nặng hoặc sưng tấy, khó thở, nổi mề đay, hoặc ngứa khắp cơ thể). Ngoài ra, nếu dự định cho trẻ uống thuốc hay dùng thuốc bôi lên da cho trẻ, bạn cũng cần thâm khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này. Làm thế nào để ngăn ngừa: Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ mặc áo tay dài, quần dài, đội mũ, và tất. Bạn cũng có thể bọc xe đẩy của bé với lưới bọc vào lúc hoàng hôn. Theo Whattoexpect . Chăm sóc da cho bé khi hè về Khi trời nắng, da bé sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với các tia có hại của mặt trời và côn trùng cắn Bị cháy nắng Bởi vì em bé có lớp da mỏng và. trị: Trước tiên, làm mát da bằng cách nhẹ nhàng áp dụng một khăn mặt, lạnh, ướt từ 10 đến 15 phút, ba hoặc bốn lần một ngày, cho đến khi da bé bớt đỏ. Sau đó làm dịu da với nha đam dạng gel. cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Làm thế nào để điều trị: Có thể chăm sóc trẻ tại nhà, cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Hạ sốt bằng cách chườm khăn mát hoặc cho uống thuốc hạ sốt (nếu cần).