1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bệnh từ... giày dép pptx

5 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 111,41 KB

Nội dung

Bệnh từ giày dép Đi giày dép chật, không đúng số đo, ngoài việc khiến bạn không thoải mái, còn có thể gây ra các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan đến nội tạng. Vậy nên chọn giày dép thế nào cho phù hợp? Đi giày dép không đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt và dây thần kinh, nó được ví như trái tim thứ 2 của con người. Tất cả nội tạng của con người đều có thể tìm thấy ở vùng huyệt phản xạ liên quan ở bàn chân. Vì vậy, nếu đi giày dép không vừa chân hoặc đế giày quá cứng, sẽ làm cho gan bàn chân bị kích thích, khiến bạn cảm thấy bứt rứt khó chịu. Những vùng huyệt phản xạ về đường tiêu hóa nằm ở vị trí phía trong của gan bàn chân, khi đi giày dép không vừa, nhất là đi giày cao gót, giày hẹp bề ngang, thì ngón chân và vùng huyệt phản xạ ở chân của đường tiêu hóa dễ bị chèn ép. Nếu như những chỗ này luôn bị kích thích, sẽ xuất hiện những triệu chứng rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nếu tình trạng kéo dài khiến bạn còn cảm thấy mệt mỏi, người gầy đi, ảnh hưởng đến chức năng của các nội tạng khác. Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út. Tình trạng tăng cân quá mức sẽ làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương như bong gân, trật khớp. Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bám chắc vào mặt đất khi di chuyển. Ngón chân thì mềm, còn móng chân lại cứng. Nếu đi giày da nhọn mũi quá chật, đầu bàn chân sẽ bị ép chặt, khiến móng cọ xát quá mạnh vào 5 đầu ngón chân, gây đau đớn, sưng tấy cục bộ, hình thành hiện tượng móng chân quặp cắm vào thịt, đi lại đau nhói khó chịu, thậm chí còn gây nhiễm trùng. Làm thế nào để có đôi giày vừa chân? Một đôi giày được xem là phù hợp khi nó bảo vệ được bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động, đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Để đo giày tương thích với bàn chân, bạn nên đo gót chân đến ngón dài nhất rồi cộng với 2cm. Chiều ngang: Phần rộng nhất của giày ứng với số đo từ ngón cái đến ngón út ở đoạn tiếp giáp giữa các ngón với phần mu bàn chân. Chiều cao gót không được quá 5cm, chiều rộng gót 2cm, góc sườn (độ dốc) vừa phải, phần mũi giày có độ hếch hợp lý với bước chân đi. Ngón chân ở mũi giày có thể hơi cong lại, có một khoảng cách độ rộng một ngón tay để ngón chân có chỗ hoạt động bình thường. Mũi và đế giày phải chắc chắn khi đi sẽ không bị trẹo chân. Điểm cuối cùng là phải chọn mua loại giày đi không bí chân. Ngoài ra, đi mua, tốt nhất là vào 3 - 4 giờ chiều, lúc đó chân căng, mua giày vào lúc này về sau đi không bị đau chân. . Bệnh từ giày dép Đi giày dép chật, không đúng số đo, ngoài việc khiến bạn không thoải mái, còn có thể gây ra các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan. nhiễm khuẩn ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan đến nội tạng. Vậy nên chọn giày dép thế nào cho phù hợp? Đi giày dép không đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều. phản xạ về đường tiêu hóa nằm ở vị trí phía trong của gan bàn chân, khi đi giày dép không vừa, nhất là đi giày cao gót, giày hẹp bề ngang, thì ngón chân và vùng huyệt phản xạ ở chân của đường

Ngày đăng: 31/07/2014, 07:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN