1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Võ sư Trung quốc - Phương Thế Ngọc pdf

8 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 287,02 KB

Nội dung

Phương Thế Ngọc Phương Thế Ngọc (chữ Hán: 方世玉 Fāng Shìyù; đọc theo tiếng Quảng Đông: Fong Sai-yuk), một tiểu anh hùng trong huyền thoại Trung Hoa, là con trai Phương Đức, một thương gia giàu có, và Miêu Thúy Hoa (苗筴花 Miáo Jiáhuā; tiếng Quảng Đông: Miu Tsui-fa). Phương Thế Ngọc từ nhỏ đã được rèn luyện võ công từ người mẹ Miêu Thúy Hoa, vốn là con gái của Miêu Hiển (苗顯 Miáo Xiǎn; Miu Hin), một trong năm vị trưởng lão đã thoát khỏi vụ thảm sát Thiếu Lâm tự của triều đình nhà Thanh lúc trước. Thế Ngọc là một đệ tử của Thiếu Lâm, và những chiêu thức võ công Phương Thế Ngọc có thể được coi là có liên quan nhiều tới Thiếu Lâm Hồng gia sau này. [sửa] Truyền thuyết Cuộc đời của anh hùng thiếu niên Phương Thế Ngọc có khá nhiều điểm ly kỳ. Theo truyền thuyết, từ lúc sinh ra, đã được mẹ tắm trong rượu thảo dược, vì vậy lớn lên trở thành người "mình đồng, da sắt". Phương Thế Ngọc là người giỏi võ, thông minh, hồi nhỏ rất nghịch phá, nhưng là người biết đúng sai và biết bênh vực kẻ yếu. Khi còn ở tuổi thiếu niên, Phương Thế Ngọc đã bị Lôi Lão Hổ thách đấu và đã lỡ tay giết chết ông ta trong một trận huyết đấu trên trận đồ Mai Hoa Thung sau khi lập "sinh tử trạng" (nếu có bị đánh chết cũng không được kiện cáo với chính quyền địa phương sở tại). Mai Hoa Thung trận, một kỹ pháp giao đấu trên các cọc tròn có đường kính 20-30 cm và cao 2-3 m, là sáng kiến của võ công Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam trong bài quyền nổi tiếng Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền. Do sự việc này xảy ra, Bạch Mi đạo nhân và các môn đồ của ông ta quyết truy tìm Phương Thế Ngọc để báo thù, Phương Thế Ngọc phải bỏ lên Thiếu Lâm tự để rèn luyện thêm về võ Thiếu Lâm và những kỹ pháp truyền thống của Thiếu Lâm quyền. Theo truyền thuyết, Thế Ngọc cuối cùng đã bị Bạch Mi đạo nhân giết chết, nhằm mục đích trả thù. Không hiểu có ai đã ghét và lên án ông này một cách đầy ác ý như vậy khiến cho Bạch Mi đạo nhân trở nên "khét tiếng" là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi và xấu xa. [sửa] Truyện tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa Nhưng trong tiểu thuyết Càn Long du Giang Nam của vua Càn Long nhà Thanh thì chùa Thiếu Lâm Phúc Kiến đã bị Bạch Mi đạo nhân cùng Phùng Đạo Đức dẫn quan quân nhà Thanh đến tiêu diệt khiến cho Ngũ Mai sư thái, Chí Thiện thiền sư và Miêu Hiển trốn chạy, trong truyện này phần cuối có kể môn đồ của Chí Thiện thiền sư là Hồng Hy Quan và Phương Thế Ngọc bị giết chung với Chí Thiện dưới tay Bạch Mi đạo nhân, Ngũ Mai sư thái và Phùng Đạo Đức. Phương Thế Ngọc bị Ngũ Mai sư thái đá bể hạ bộ chết trên Mai Hoa Thung trận, Chí Thiện thiền sư bị Bạch Mi đạo nhân dùng công phu Thiết Bố Sam lấy bụng hóa mềm như bông gòn hút công phu Thiết đầu đà và bẻ gẫy cổ Chí Thiện thiền sư. Riêng Hồng Hy Quan thì bị Phùng Đạo Đức và các môn đồ Bạch Mi quyền dùng đao chém chết. Trong câu chuyện này Ngũ Mai sư thái và Phùng Đạo Đức lại là kẻ đồng lõa với Bạch Mi đạo nhân trở thành "phản đồ" đi đốt chùa Nam Thiếu Lâm. Câu chuyện này mang tính xuyên tạc về chùa Thiếu Lâm và các môn đồ Thiếu Lâm. Câu chuyện thứ hai là tiểu thuyết Lã Mai Nương của Tề Phong Quân kể rằng Lã Mai Nương (con của Lã Tứ Nương) thuộc Bắc Thiếu Lâm cùng chồng là Cam Tử Long (con của Cam Phượng Trì, một cao đồ nổi tiếng bên ngoài là nhân vật có thật của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam) và các sư đồ Bắc Thiếu Lâm đã giải cứu chùa Thiếu Lâm (dòng Nam Thiếu Lâm) và giải thoát cho Chí Thiện thiền sư, Hồng Hy Quan, Phương Thế Ngọc thoát khỏi bàn tay độc ác của Bạch Mi đạo nhân. Câu chuyện này lại có vẻ đề cao võ công Thiếu Lâm. [sửa] Phương Thế Ngọc và các bộ môn quyền thuật Nam Thiếu Lâm Xem chi tiết Võ Thuật Trung Hoa tại Võ Thiếu Lâm Hai câu chuyện trên đều không có nguồn tư liệu lịch sử nào. Tuy nhiên có câu chuyện thường được các môn đồ Thiếu Lâm đời sau nhắc lại rằng quan quân nhà Thanh đã đốt phá chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến khiến cho năm vị môn đồ xuất sắc nhất là Chí Thiện thiền sư, Ngũ Mai sư thái, Bạch Mi đạo nhân (gọi là đạo nhân vì sau này ông bỏ Phật giáo đi theo Đạo giáo), Phùng Đạo Đức (ông này sau này ra làm võ quan cho nhà Thanh) và Miêu Hiển (cha của Miêu Thúy Hoa, Miêu Thúy Hoa là mẹ của Phương Thế Ngọc) phải bỏ chạy khỏi chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến và lang bạt khắp miền nam Trung Hoa. Các môn đồ Nam Thiếu Lâm sau này cũng thường lên án Bạch Mi đạo nhân rất nhiều về tội lỗi đi theo nhà Thanh làm gian tế trong âm mưu đốt chùa và xem Bạch Mi như là một "phản đồ" của Nam Thiếu Lâm vì ông này bất mãn với sư phụ là Hồng Mi sư tổ (một trong những môn đồ của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đã sáng tạo ra Nam Thiếu Lâm) trao quyền quản nhiệm nhà chùa và võ phái Nam Thiếu Lâm cho Chí Thiện thiền sư và dù võ công của Chí Thiện kém xa Bạch Mi vẫn nghiễm nhiên trở thành sư trưởng quản nhiệm các tu viện ở Nam Thiếu Lâm (???). [sửa] Bạch Mi Quyền Nam Thiếu Lâm Xem chi tiết tại Bạch Mi Quyền Sau này Bạch Mi đạo nhân đã sáng tạo ra một môn quyền thuật mới không đi theo truyền thống Thiếu Lâm quyền (hai tay quyền sử dụng Phụng Nhãn Quyền, ngón tay trỏ lồi ra như mắt phụng tấn công điểm vào các huyệt đạo trên mặt và ở ngực, lưng) không bao giờ đặt ở hai bên hông mà luôn ở phía trước ngực song song và thế tấn nổi tiếng Tam Giác Bộ (âm chữ Hán đọc là Sám Cọt Mã), một thế tấn nửa Trung Bình Tấn và nửa Đinh Tấn, nghĩa là Đinh Tấn nhưng chân sau không duỗi thẳng mà cong lại như Trung Bình Tấn trong khi thân pháp xoay về một phía tả hay hữu, và môn này trở nên rất nổi tiếng gọi là Thiếu Lâm Bạch Mi (tên tiếng Anh phiên âm theo tiếng Phổ Thông là Shaolin Pak Mei) thường được gọi tắt là Bạch Mi Quyền với kỹ thuật Đoản Kiều (phát kình dũng mãnh trong tầm rất ngắn) trong các chiêu thức thủ pháp (đòn tay) rất nổi tiếng trong dòng Nam quyền Thiếu Lâm. Bộ tấn được gọi là Tam Giác Bộ là vì tư thế đứng thường xoay thân người sang một phía tả hoặc hữu và hai bàn chân luôn đứng ở vị trí hai góc đối diện chéo của hình vuông, nghĩa là hai bàn chân đồng thời cũng nằm trên đường phân giác (đường chéo của góc vuông) chia mỗi góc vuông thành 45 độ đồng thời chia hình vuông thành một hình tam giác vuông đều nhau có hai góc nhọn với 45 độ mỗi góc. Tư thế tấn này có thuận lợi trong giao đấu là có thể lách người tiến lên phản công trong khi hai chân di chuyển trên đường zích zắc như đường đi của con rắn đang bò tiến về phía trước. Cách di chuyển này là một nét đặc trưng có ở tất cả các bộ môn quyền thuật và các võ phái có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm và thường không xuất hiện trong các bộ môn quyền của Bắc Thiếu Lâm và Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam. [sửa] Hồng Gia Quyền Nam Thiếu Lâm Xem chi tiết tại Hồng Gia quyền Trong khi Bạch Mi đạo nhân sáng tạo ra Bạch Mi Quyền, thì Hồng Hy Quan và Phương Thế Ngọc lại sáng tạo ra Thiếu Lâm Hồng gia thường được gọi tắt là Hồng Gia Quyền hay Hồng quyền và vẫn đi theo truyền thống Thiếu Lâm quyền (hai tay quyền luôn đặt ở hai bên hông, tiếng Hán gọi là "quyền xuất tại yêu" nghĩa là hai tay quyền luôn phải khởi phát tại eo bộ tức là ở hai bên hông ngang thắt lưng) với các thế tấn truyền thống. Trong dòng Thiếu Lâm Hồng gia, Phương Thế Ngọc thường được các môn đồ Nam Thiếu Lâm gán cho là tác giả của Ngũ Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) và khác với Ngũ Hình Quyền của Hồng Hy Quan (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc). Tuy nhiên điều này không có cơ sở rõ ràng và chứng minh được đâu là sự khác biệt của Hồng Gia Quyền của Phương Thế Ngọc và Hồng Gia Quyền Hồng Hy Quan bởi vì kỹ thuật chung trong hệ thống kỹ pháp Kiều thủ (Kìu sẩu) vẫn là "ổn mã ngạnh kiều, trường kiều đại mã, đoản kiều tiểu mã" (xin xem bài võ Thiếu Lâm và bài Hồng Gia Quyền). [sửa] Vịnh Xuân Quyền Nam Thiếu Lâm Xem chi tiết tại Vịnh Xuân Quyền Ngũ Mai sư thái thì lại được truyền tụng rằng có môn đồ nữ nhân là bà Nghiêm Vịnh Xuân sau này sáng tạo ra Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền, gọi tắt là Vịnh Xuân Quyền, cũng có lối đánh Đoản Kiều nổi tiếng nhưng khác hoàn toàn với Đoản Kiều của Bạch Mi Quyền. Trong khi Hồng Gia Quyền có hệ thống Kiều thủ dũng mãnh thì Vịnh Xuân Quyền lại có kỹ thuật Tầm Kiều và Phép Niêm thủ (Chi sẩu) cực kỳ khéo léo dùng để thính kình (nghe trọng lực của quyền cước đối phương) và hóa giải các đòn quyền cước tấn công dũng mãnh đầy uy lực của đối phương bằng những đường quyền chuyển động của đường tròn tạo ra lực ly tâm. Nếu như Hồng Gia Quyền và Bạch Mi Quyền chú trọng những kỹ thuật dũng mãnh đầy thần tốc để triệt hạ đối phương thì Vịnh Xuân Quyền lại chú trọng sự nhanh lẹ bén nhạy và sự tinh diệu biến ảo khéo léo của quyền pháp để khống chế tầm hoạt động của đối phương nên trong Vịnh Xuân Quyền thường có câu tốc độ thắng vũ lực và góc độ thắng tốc độ, đường thẳng chế đường cong, tự nhiên phá tự chương, dụng ý bất dụng lực, tứ lượng bát thiên cân (bốn lạng đỡ ngàn cân). Do Vịnh Xuân Quyền là một phái võ được sáng tạo từ nữ nhân nên trong hệ thống kỹ pháp chứa rất nhiều yếu lý quyền pháp của dòng Nhu quyền y hệt như đường lối kỹ pháp của Thái Cực Quyền. Đại tông sư Diệp Vấn (Yip Man), đã từng là sư phụ dạy Lý Tiểu Long, có lần nói với các môn đồ thân tín của ông rằng sẽ dạy cho họ (những môn đồ cao cấp) cách đánh của đàn bà (nghĩa là Dĩ nhu chế cương - lấy sự nhu nhuyễn chế ngự sự dũng mãnh cương cường), do đó nhiều người sau này nói rằng do Lý Tiểu Long không được sư phụ Diệp Vấn truyền thụ kỹ pháp Vịnh Xuân Quyền chân truyền nên phải pha thêm một số phương pháp chiến đấu của các phái võ chủ cương chuyên dựa vào sức mạnh và tốc độ, nhất là sau khi Lý Tiểu Long phải giao đấu với các đấu thủ Karate to lớn lúc tham gia giải quán quân Karate toàn thế giới Los Angeles năm 1965 ở Mỹ dù rằng Lý đã giành được giải vô địch (xin xem cuộc đời Lý Tiểu Long - nhà xuất bản Tp. HCM năm 1989). Ngoài kỹ pháp đặc trưng trên Vịnh Xuân Quyền còn sử dụng một đấu pháp khá phổ biến trong các dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm như sau:  Thủ (pháp) phá Thủ (pháp)  Thủ (pháp) phá Cước (pháp)  Cước (pháp) phá Thủ (pháp)  Cước (pháp) phá Cước (pháp)  Cước (pháp) phá Tấn (pháp)  Tấn (pháp) phá Tấn (pháp) [sửa] Phim ảnh Lý Liên Kiệt trong vai Phương Thế Ngọc (phần 2) Cuộc đời huyền thoại của Phương Thế Ngọc đã nhiều lần được dựng thành phim, điển hình như: 1. Thiếu Niên anh hùng Phương Thế Ngọc; 2. Nam Thiếu Lâm; 3. Nam Thiếu Lâm 36 cửa ải (36 Chambres of Shaolin) 4. Hồng Hy Quan và Phương Thế Ngọc (hãng phim Thiệu Thị xuất bản, Lưu Gia Lương đạo diễn và cố vấn võ thuật), 5. Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền (hãng phim Thiệu Thị xuất bản, Trương Triệt đạo diễn), . Phương Thế Ngọc Phương Thế Ngọc (chữ Hán: 方世玉 Fāng Shìyù; đọc theo tiếng Quảng Đông: Fong Sai-yuk), một tiểu anh hùng trong huyền thoại Trung Hoa, là con trai Phương Đức, một. tìm Phương Thế Ngọc để báo thù, Phương Thế Ngọc phải bỏ lên Thiếu Lâm tự để rèn luyện thêm về võ Thiếu Lâm và những kỹ pháp truyền thống của Thiếu Lâm quyền. Theo truyền thuyết, Thế Ngọc. Liên Kiệt trong vai Phương Thế Ngọc (phần 2) Cuộc đời huyền thoại của Phương Thế Ngọc đã nhiều lần được dựng thành phim, điển hình như: 1. Thiếu Niên anh hùng Phương Thế Ngọc; 2. Nam Thiếu

Ngày đăng: 31/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN