Lần đầu tiên ghép tế bào gốc điều trị bệnh tự miễn Sau thành công ghép tế bào gốc cho các bệnh nhân mắc các bệnh máu ác tính, bệnh xương khớp khó liền sau chấn thương, suy tim sau nhồi máu cơ tim, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp tục triển khai ghép tế bào gốc tự thân cho bệnh nhân bị nhược cơ. Đây cũng là trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tự miễn đầu tiên ở Việt Nam được điều trị bằng phương pháp tiên tiến này. Nhiều hy vọng từ ca bệnh đầu tiên TS. Nguyễn Thị Minh Phương - Chủ nhiệm Khoa Điều trị bệnh máu và ung thư cho biết, nhờ những kinh nghiệm có được sau các ca ghép tế bào gốc tự thân điều trị nhiều bệnh lý phức tạp, các bác sĩ ở đây quyết định tiếp tục thực hiện kỹ thuật này điều trị cho bệnh nhân bị nhược cơ. Đây là một bệnh nhân nam, 57 tuổi, ở Hà Nội. Năm 2004, bệnh nhân được phát hiện bệnh nhược cơ do một khối u tuyến ức gây ra. Ngay sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật cắt u tuyến ức và điều trị rất nhiều phương pháp tốt nhất tại Việt Nam như dùng các thuốc ức chế miễn dịch, lọc huyết tương nhưng hầu như không có hiệu quả. Bệnh nhân bị liệt cơ hô hấp, luôn luôn phải trong tình trạng thở máy, không thể khép miệng được nên không nói và không nuốt được, tay chân không còn khả năng vận động. Bệnh nhân chính là một bác sĩ ngoại khoa của Bệnh viện 108. Những điều kiện tốt nhất ở đây đều được các bác sĩ trong bệnh viện áp dụng cho người bệnh nhưng mọi biện pháp điều trị trở nên ngày một khó khăn, hầu như tất cả các thuốc điều trị đều không còn đáp ứng. Rất nhiều lần người bệnh tưởng chừng đã tử vong vì tình trạng suy nhược cơ thể, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp do thời gian thở máy quá nhiều. Để cứu sống người bệnh, các bác sĩ quyết định ghép tế bào gốc tự thân điều trị cho bệnh nhân này vào tháng 11/2010. TS. Nguyễn Thị Minh Phương cho biết, sau một tháng được ghép tế bào gốc tự thân, sức khỏe người bệnh đã cải thiện rõ rệt, trước đây cứ nằm xuống là bệnh nhân phải thở máy nhưng sau khi ghép đã giảm được thời gian thở máy, cử động được lưỡi, khép được miệng. Đến nay (sau 3 tháng), bệnh nhân đã tự đi lại, làm được những việc trong nhà như nấu cơm, phơi quần áo, dọn dẹp nhà cửa, chỉ thở máy khi đi ngủ. Sự hồi phục khả quan của bệnh nhân đang được các bác sĩ tiếp tục theo dõi chặt chẽ. Biệt hóa tế bào gốc thành tế bào ở nhiều cơ quan khác nhau. Biệt hóa tế bào miễn dịch bằng tế bào gốc tự thân Các bác sĩ cho biết, nhược cơ là một bệnh tự miễn tương đối hiếm gặp (chiếm khoảng 5/100.000), có liên quan đến khiếm khuyết dẫn truyền xung động thần kinh giữa dây thần kinh và cơ. Bình thường, cơ vận động được là nhờ xung động thần kinh được truyền qua nơi trao đổi thông tin giữa đầu mút sợi thần kinh và màng tế bào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là nơi đầu tiên ở miền Bắc thực hiện điều trị tế bào gốc tự thân cho bệnh nhân mắc bệnh ác tính về máu. Đã có 5 bệnh nhân mắc bệnh máu và 1 bệnh nhân mắc bệnh tự miễn (nhược cơ) được điều trị tại Khoa điều trị bệnh máu và ung thư. Kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại đang được bệnh viện xúc tiến trong thời gian tới. Trên thế giới đến nay mới chỉ có 10 bệnh nhân nhược cơ ở Hoa Kỳ được điều trị bằng ghép tế bào gốc tự thân. (gọi là synap). Trong bệnh nhược cơ, xung động này không được thực hiện. Các cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh này là loại cơ vân, chi phối sự vận động chủ động của cơ thể. Các nhóm cơ thường bị ảnh hưởng nhất là các cơ ở mặt, mắt, tay chân, các cơ điều khiển nhai, nuốt, nói, các cơ hô hấp. Bệnh có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi hoặc hơn 70 tuổi, ở nam giới hơn 50 tuổi. Tại khoa điều trị bệnh máu và ung thư, để tiến hành ghép tế bào gốc tự thân, bệnh nhân được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ tiến hành dùng thuốc kích thích tế bào gốc phát triển ở máu ngoại vi. Sau khi kiểm tra thấy có đủ 10 tế bào gốc/microlit máu thì tiến hành gạn lọc tế bào gốc ở máu ngoại vi, trong đó yêu cầu quan trọng nhất là tiêu diệt hết những tế bào bệnh, đó là những tế bào lymphoT (tế bào này bình thường có chức năng miễn dịch nhưng trong trường hợp bệnh nhân này, nó bị khiếm khuyết). Khi có được đủ lượng tế bào gốc cần thiết, sẽ đưa bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ âm (-) 196 o C. Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân đạt những yêu cầu của một bệnh nhân ghép tế bào gốc thì tiến hành truyền tế bào gốc. Khi tế bào gốc đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi vi môi trường ở tủy xương, ở đó tế bào gốc sẽ biệt hóa thành những tế bào lymphoT có chức năng miễn dịch bình thường, giải quyết được tình trạng nhược cơ của người bệnh. Mặc dù quá trình gạn lọc, bảo quản, ghép tế bào gốc tự thân đã thành quy trình ở Khoa điều trị các bệnh máu và ung thư nhưng đối với bệnh nhân nhược cơ đã thở máy 7 năm qua thì kỹ thuật này gặp nhiều khó khăn hơn. Nguy cơ lớn nhất của bệnh nhân ghép tế bào gốc là nhiễm khuẩn, nhưng nguy cơ đó ở người bệnh nhược cơ thở máy còn gấp nhiều lần, vì thế quá trình chăm sóc và điều trị vô cùng thận trọng. Mở ra tương lai cho bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn TS. Nguyễn Thị Minh Phương cho biết, trước đây, người ta cho rằng ghép tế bào gốc là biện pháp điều trị cuối cùng cho bệnh nhân nhược cơ khi mọi biện pháp khác đã thất bại. Nhưng hiện nay, người ta cho rằng những bệnh nhân có đủ điều kiện ghép nên được ghép tế bào gốc sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Cho đến nay, đây vẫn là kỹ thuật điều trị rất mới và khó, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là nơi đầu tiên ở Việt Nam và cũng là một trong số rất ít các cơ sở ứng dụng điều trị tế bào gốc trên thế giới thực hiện được kỹ thuật này điều trị bệnh nhược cơ. Đánh giá hiệu quả điều trị phải ít nhất sau 6 tháng, nhưng với những biến chuyển tích cực của người bệnh, chỉ sau 3 tháng ghép, kết quả đang mang lại nhiều kỳ vọng vào thành công của kỹ thuật này. Hiện nay, điều trị cho những người mắc các bệnh tự miễn như bệnh luput ban đỏ, bệnh viêm khớp tự miễn, bệnh xơ cứng bì rất khó khăn, đa số sau một thời gian điều trị đều rơi vào tình trạng kháng thuốc, nhiều biến chứng nặng. Các bác sĩ cho rằng qua những kinh nghiệm có được từ ca bệnh đầu tiên này sẽ mở ra hướng điều trị mới, nhiều hy vọng hơn cho những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn. . Lần đầu tiên ghép tế bào gốc điều trị bệnh tự miễn Sau thành công ghép tế bào gốc cho các bệnh nhân mắc các bệnh máu ác tính, bệnh xương khớp khó liền sau chấn. của một bệnh nhân ghép tế bào gốc thì tiến hành truyền tế bào gốc. Khi tế bào gốc đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi vi môi trường ở tủy xương, ở đó tế bào gốc sẽ biệt hóa thành những tế bào lymphoT. chẽ. Biệt hóa tế bào gốc thành tế bào ở nhiều cơ quan khác nhau. Biệt hóa tế bào miễn dịch bằng tế bào gốc tự thân Các bác sĩ cho biết, nhược cơ là một bệnh tự miễn tương đối hiếm