1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phòng tránh các bệnh mùa nóng potx

4 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 135,73 KB

Nội dung

Phòng tránh các bệnh mùa nóng Mùa hè đang dần tới, do thời tiết nóng dần lên, môi trường ô nhiễm hơn, các loại virus, vi khuẩn phát triển, nhiều bệnh có điều kiện phát sinh như: rôm sảy, nấm, các bệnh dễ lây truyền như: thủy đậu, đau mắt đỏ, tiêu chảy Bạn cần chú ý phòng tránh bệnh bằng cách: Giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí, lau dọn nhà thường xuyên. Không quay hướng quạt thẳng vào mặt và nếu dùng điều hoà thì nên để ở nhiệt độ 28 độ C là thích hợp nhất. Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột khi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời hoặc ngược lại. Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất do thời tiết quá nắng nóng. Hạn chế ở lâu trong những nơi công cộng quá đông người như: hồ bơi, phòng tắm công cộng Nên giữ cơ thể luôn sạch sẽ và bổ sung các thực phẩm giải nhiệt như: dưa hấu, bí xanh, bột sắn dây Một số bài thuốc có thể giúp bạn chữa các bệnh như: nhiệt, cảm nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em trong mùa nóng như: Bệnh sốt xuất huyết: Các chuyên gia y tế dự đoán, trong năm nay, sốt xuất huyết có nhiều khả năng bùng phát thành dịch lớn, số người mắc và tử vong sẽ tăng so với mấy năm trước. Nhiệt độ môi trường năm nay cao hơn năm ngoái; đây là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh đẻ. Để phòng bệnh sốt xuất huyết, nên hạn chế nguy cơ bị muỗi vằn đốt bằng cách nằm màn, diệt muỗi và loăng quăng. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, cho biết, cần nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: - Đột ngột sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên. - Nổi chấm đỏ ở da, bầm ở da, chảy máu mũi và chân răng, nôn nhiều, nôn ra máu, phân có máu. - Đau bụng nhiều do gan sưng to Trong vòng 3-6 ngày, bệnh có thể trở nặng với các dấu hiệu: hết sốt nhưng trở nên lừ đừ, lạnh tay chân, tím môi, vã mồ hôi, bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng, chảy máu bất thường. Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu Khi trời nóng con người dễ bị mắc bệnh viêm họng: Thời tiết nóng làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ gây viêm đường hô hấp, nếu nặng có thể gây viêm họng mủ, viêm amiđan mủ. Nguy cơ càng cao khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như: Uống nước quá lạnh khi đang nóng hay khi đang toát mồ hôi, vừa ở ngoài trời nóng về đã tắm nước lạnh, từ bên ngoài bước ngay vào phòng lạnh hoặc ngược lại Đặc biệt, việc uống nước lạnh rất dễ gây viêm đường hô hấp bởi nó làm nhiệt độ ở vùng họng giảm đột ngột. Tuy nhiên, đây lại là sở thích và thói quen của nhiều người trong mùa hè. Tốt nhất chỉ nên uống nước mát vừa, nếu thích nước lạnh thì chỉ nên uống từ từ từng ngụm nhỏ. Say nắng: do cơ thể mất nước nhiều, rối loạn nghiêm trọng về sự điều hoà thân nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời quá gay gắt, đặc biệt khi chiếu vào đầu và gáy. Triệu chứng thường gặp là trẻ quấy khóc, lờ đờ, ngủ lịm, biếng ăn, người nóng toàn thân, lên cơn co giật, thân nhiệt lên đến 40 – 42oC. Khi trẻ bị say nắng nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi quần áo cho thoáng, quạt mát, lau mát cho trẻ, cho uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm mát hoặc tắm nước mát, nếu có co giật hãy nhanh chóng xử lý co giật và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Trúng nắng do rối loạn nhiệt độ cơ thể hoặc do môi trường quá cao: Triệu chứng và cách sơ cứu tương tự như bị say nắng. Nhưng lưu ý: không được đắp nước lạnh làm trẻ run sẽ gây tăng nhiệt độ trong nội tạng, rất nguy hiểm. Nên tắm nước mắt 25 – 30oC là tốt nhất. Các hoa quả dùng thích hợp khi thời tiết nắng nóng như: Khổ qua, trái ô mai, cà chua , đặc biệt đậu xanh vừa có tác dụng thanh nhiệt, còn giúp giải được nhiều chất độc hại. Một số cách chế biến món ăn uống từ hoa quả thông dụng sau đây theo lương y Nguyễn Công Đức sẽ thích hợp cho mùa nóng: + Dùng 60gr đậu xanh, 2 cây cải bắc thảo, 100gr gạo (loại ngon), một ít muối. Đem đậu xanh ngâm nước, còn cải bắc thảo thì rửa sạch, cắt nhỏ, gạo vo sạch. Cho nước vừa đủ vào một cái nồi đất, đặt nồi lên bếp nấu với lửa vừa, đến khi sôi thì cho gạo, đậu xanh vào nấu cho đến chín, xong cho cải bắc thảo vào nấu thêm vài phút nữa, rồi nêm tí muối. Món này có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể trong mùa nắng nóng + Có thể dùng món nước nấu từ các loại: kim ngân hoa, cúc hoa, thổ phục linh, đậu ván trắng. Những loại trên đem nấu nước để uống trong ngày. Có thể gia thêm một ít đường, một tí muối để giúp cân bằng Natri, Kali và giải được sự khát ngay. + Dùng 1 trái khổ qua tươi, móc bỏ ruột, rồi trộn với khoảng 60gr đường cát, để đó độ 2 giờ, rồi đem xay nhuyễn, ép lấy nước uống. Loại thức uống này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, đặc biệt là những trường họp bị kiết lỵ do nóng. + Dùng 1 quả cà chua, 1 quả cam tươi, 2 trái khổ qua, 250gr rau cần tươi, một ít đường để làm sinh tố giải khát. Cam gọt vỏ, cắt thành từng lát. Cà chua rửa sạch, cắt thành từng khoanh. Khổ qua rửa sạch, cắt mỏng, rồi đem xay sinh tố để dùng trong ngày. Món này vừa có công dụng giải khát, vừa giúp giải nhiệt cho gan . Phòng tránh các bệnh mùa nóng Mùa hè đang dần tới, do thời tiết nóng dần lên, môi trường ô nhiễm hơn, các loại virus, vi khuẩn phát triển, nhiều bệnh có điều kiện phát. giúp bạn chữa các bệnh như: nhiệt, cảm nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em trong mùa nóng như: Bệnh sốt xuất huyết: Các chuyên gia y tế dự đoán, trong năm nay, sốt. bệnh có điều kiện phát sinh như: rôm sảy, nấm, các bệnh dễ lây truyền như: thủy đậu, đau mắt đỏ, tiêu chảy Bạn cần chú ý phòng tránh bệnh bằng cách: Giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí,

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN